8. Kết cấu luận văn
2.3.2. Hoạt động sắp xếp, bố trí laođộng
Sắp xếp, bố trí laođộng hợp lý là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng NNL.Người laođộng được bố trí đúng người, đúng việc thì năng suất và hiệu quả laođộng sẽ cao. Bên cạnh đó, các cơ hội thăng tiến trong công việc sẽ tạo được động lực phấn đấu cho người lao động.
Khi sắp xếp, bố trí lao động, Công ty luôn chú trọng ba vấn đề: “Thứ nhất, bố trí đúng người, đúng việc để người lao động vận dụng tốt kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của mình trong công việc, phát huy được năng lực, sở trường của bản thân.
Thứ hai, tạo ra môi trường làm việc tốt nhất để mọi người lao động phát huy tối đa năng lực của mình. Thứ ba, đem đến những cơ hội thăng tiến trong tương lai để thu hút và giữ chân những lao động giỏi”. Quan điểm trên thể hiện sự quan tâm, tạo điều kiện của Công ty đối với việc nâng cao chất lượng NNL, tạo động lực làm việc và thể hiện sự đãi ngộ đối với những lao động giỏi, chất lượng.
Công ty chỉ tuyển dụng khi có nhu cầu, luôn tuyển đúng người đúng việc, tuyển dụng - đề bạt thăng tiến dựa vào năng lực chứ không dựa vào quan hệ.Công ty xây dựng cho mình bộ hồ sơ năng lực nhân viên tương đối hoàn chỉnh, đây là cơ sở để thực hiện các chính sách nhân sự trong Công ty. Do đó, việc bố trí, sử dụng laođộng luôn được thực hiện công khai, minh bạch, dễ dàng nhận được sự đồng thuận của toàn thể CBCNV.
Bảng 2.6: Công tác bố trí nhân sự tại công ty giai đoạn 2014 - 2018
Tiêu chí 2016 2017 2018 SL (người) Tỉ lệ (%) SL (người) Tỉ lệ (%) SL (người) Tỉ lệ (%) Số người làm việc
đúngchuyên môn, lĩnh vực đào tạo
36 69,2% 42 70% 81 79,4%
Số người làm việc không đúng chuyên môn, lĩnh vực đào tạo
16 30,8% 18 30% 21 20,6%
Tổng số nhân lực 52 60 102
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Cty An Châu)
Số người làm việc đúng chuyên môn tại công ty chiếm tỷ lệ tương đối cao theo các năm trong giai đoạn. Năm 2016 trong tổng số 52 lao động toàn công ty thì có 36 người làm việc đúng chuyên môn, tương đương với 69,2%. Năm 2017 trong tổng số 60 lao động toàn công ty thì có 42 người được làm việc đúng với chuyên môn nghiệp vụ, lĩnh vực được đào tạo của mình, tương đương với 70%; năm 2018 tỷ lệ là 79,4%.
Song song với tình hình gia tăng tỷ lệ lao động làm việc đúng chuyên môn, lĩnh vực được đào tạo thì số người làm việc không đúng chuyên môn có xu hướng
giảm xuống. Các năm trong giai đoạn 2016 - 2018 tỷ lệ này lần lượt là 30,8%; 30%; và 20,6%. Với những số liệu cũng như tỷ lệ này cho thấy công tác bố trí nhân sự tại công ty cổ phần dược phẩm An Châu được triển khai tương đối hiệu quả.
2.3.3. Hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ
Công ty Cổ phần dược phẩm An Châu đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ cho người lao động, cán bộ quản lý vì vậy công ty quan tâm đầu tư rất nhiều vào việc tổ chức học tập, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động, Công ty luôn xem việc đào tạo và tự đào tạo là công tác quan trọng, trọng tâm và xuyên suốt trong quá hình thành và phát triển của Công ty, luôn luôn khuyến khích cán bộ, nhân viên trong Công ty tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài Công ty tổ chức nhất là tự học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành công việc được giao với quan điểm một người có thể đảm nhận và hoàn thành tốt nhiều công việc; Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty được thực hiện theo các quy trình của Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực; chính vì vậy từ khâu xác định nhu cầu; đánh giá nhu cầu; xây dựng chương trình học tập, tổ chức học tập; đánh giá đào tạo... được thực hiện bài bản, có kế hoạch. Việc phát triển cá nhân được công ty tiến hành từ những nhân viên mới tuyển dụng cho đến những cán bộ đang làm việc không phân biệt đối tượng, mọi người lao động đều được đối xử công bằng và đều có cơ hội được học tập như nhau.
Tùy vào yêu cầu thực tế công việc trong từng giai đoạn, năng lực, trình độ chuyên môn của người lao động hiện có và mục tiêu chiến lược của Công ty mà các phòng, chi nhánh, các bộ phận, các nhà phân phối tại tỉnh lập kế hoạch đào tạo và đề nghị ban lãnh đạo công ty cử lao động đi đào tạo, trong đó phải trình bày rõ ràng, cụ thể về số lượng lao động cần đào tạo, ngành nghề cần đào tạo, thời gian đào tạo, kinh phí đào tạo, kế hoạch sử dụng lao động sau đào tạo.
* Lựa chọn đối tượng đào tạo
Việc lựa chọn đối tượng đào tạo của công ty được xác định dựa trên kế hoạch đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo. Công ty chia làm 02 đối tượng đào tạo là cán bộ quản lý và nhân viên để bố trí các khóa đạo tạo phù hợp và để đảm bảo công việc vẫn hoạt động bình thường trong thời gian tổ chức đào tạo. Đào tạo có trọng tâm, trọng điểm, chuyên biệt, thiết thực với đối tượng cần được đào tạo.
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Cty An Châu)
Hình 2.2: Số lao động được cử đi đào tạo phân theo đối tượng đào tạo của công ty giai đoạn 2014 - 2018
Đối với các khóa học mà người lao động được cử đi học ngắn hạn để nâng cao kiến thức thì đơn vị thường ưu tiên lựa chọn những cán bộ nguồn để đào tạo, những cán bộ có khả năng, kiến thức cao trong lĩnh vực mà đơn vị đang hoạt động kinh doanh. Những người này phải thỏa mãn những yêu cầu như: phải là những người có trình độ, độ tuổi chưa cao và phải ký hợp đồng dài hạn với công ty (để đảm bảo sự
100 người 80 77 tổng số lao động đi 74 đào tạo 60 69 61 bộ phận quản lý, điều hành 40 64 62 nhân viên các bộ 58 42 51 phận 20 35 0 7 10 11 12 13 năm 2014 2015 2016 2017 2018
gắn bó với trong thời gian dài), đang làm việc tại những bộ phận chính và quan trọng trong Công ty.
Trong những năm gần đây, cụ thể là giai đoạn 2014 - 2018, đối tượng là các cán bộ quản lý của công ty được đi đào tạo có xu hướng tăng lên theo các năm. Năm 2014 công ty cử 7 người là cán bộ quản lý đi đào tạo, năm 2015 số lượng này tăng lên 10 người. Năm 2016 công ty có 11 người thuộc đối tượng này được đi đào tạo, năm 2017 và 2018 tăng lên lần lượt có 12 và 13 người. Cùng với đó là xu hướng đào tạo tăng lên đối với nhân viên các bộ phận. Năm 2014 công ty cử 35 nhân viên đi đào tạo thì đến năm 2018 là 64 nhân viên. Với sự gia tăng của số lượng cán bộ nhân viên công ty được đi đào tạo hàng năm, chứng tỏ cho sự đầu tư của công ty cổ phần dược phẩm An Châu để đạt được sự phát triển về chất lượng của NNL.
Danh sách các đối tượng đào tạo của công ty thường được kèm theo cùng với phương pháp được sử dụng trong giảng dạy và các chi tiết có liên quan tới quá trình đào tạo như những yêu cầu với người quản lý của công ty tạo điều kiện vật chất và các điều kiện về thời gian hay phương tiện đi lại nếu cần thiết… Sau khi danh sách này được trình lên phòng tổ chức - hành chính tổng hợp và được ban giám đốc xét duyệt thì người lao động sẽ được đưa vào kế hoạch đào tạo của đơn vị trong năm đó.
* Chương trình đào tạo
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay thì việc phát triển doanh nghiệp gắn liền với đổi mới công nghệ là xu hướng tất yếu, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.Vì vậy cần phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng nhằm đáp ứng được yêu cầu của tổ chức. Nhận thức được điều đó, trong thời gian qua, cổ phần dược phẩm An Châu đã quan tâm đầu tư cho nhiệm vụ đào tạo nâng cao trình độ kiến thức, chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên.
Bảng 2.7: Cơ cấu đào tạo tính theo nội dung đào tạo của Công ty giai đoạn 2014-2018
(Đơn vị: người)
Tiêu chí 2014 2015 2016 2017 2018 Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Đào tạo chuyên môn, kỹ thuật 20 47,6% 25 41% 32 46,4% 36 48,6% 39 50,6% Kỹ năng quản trị 8 19% 10 16,4% 12 17,4% 11 14,9% 10 13% Kinh doanh 12 28,6% 20 32,8% 16 23,2% 18 24,3% 15 19,5% Marketing 1 2,4% 3 4,9% 5 7,2% 6 8,1% 8 10,4% Khác 1 2,4% 3 4,9% 4 6% 3 4,1% 5 6,5% Tổngsố đào tạo 42 61 69 74 77
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Cty An Châu)
Hàng năm công ty tổ chức đào tạo cho nhân viên với các nội dung chủ yếu là: nội dung đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật, về kỹ năng quản trị, kinh doanh, Marketing. Trong những năm gần đây, số lượng nhân viên được tham gia đào tạo Marketing tăng lên theo từng năm do như cầu mở rộng thị trường, bán hàng, tư vấn điều này phù hợp với định hướng phát triển của Công ty. Trong đó nội dung đào tạo về ngoại ngữ ít được chú trọng nhất so với các nội dung còn lại. Năm 2014 số nhân viên được đi đào tạo kinh doanh là 12 người, tương đương với 28,6%; sang năm 2015 tỷ lệ này là 32,8% tổng số lao động được đi đào tạo của công ty. Năm 2014 trong tổng số 42 người được tham gia đào tạo có 1 người đào tạo về Marketing, thì đến năm 2015 tăng lên 3 người được đi đào tạo và tỷ lệ đó tăng theo từng năm đến năm 2018 là 8 người tương đương với 10,4% trên tổng số được tham gia đào tạo, điều này nói lên sự cần thiết nâng cao kỹ năng tiếp thị, bán hàng, nhu cầu đào tạo
trong Công ty về Marketing tăng đều theo từng năm. Về đào tạo kỹ năng quản trị ổn định số lượng, tỷ lệ được tham gia đào tạo theo các năm lần lượt năm 2014 là 19% năm 2016 là 16,4% đến năm 2018 là 13% tỷ lệ có xu hướng giảm theo từng năm do sự tự học hỏi và đào tạo trong nội bộ và số lượng cán bộ quản lý ổn định trong thời gian này. Trước khi quyết định lĩnh vực đào tạo Công ty đều khỏa sát nhu cầu đào tạotheo lĩnh vực đối với cán bộ, nhân viên và dựa trên cơ sở phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty.
Nội dung đào tạo chuyên môn và kỹ năng chiếm tỷ trọng chủ yếu. Từ năm 2014 đến năm 2018, tỷ lệ nhân viên được đi đào tạo chuyên môn, kỹ thuật theo từng năm lần lượtlà 47,6% và 50,6% tỷ lệ này rất ổn định theo các năm cho thấy Công ty rất chú trọng đào tạo người lao động làm việc trực tiếp, chuyên sâu, chuyên môn hóa. Công ty chú trọng những nội dung này nhằm mục đích: Cập nhật kiến thức mới cho nhân viên, giúp nhân viên áp dụng thành công khi có các thay đổi về công nghệ trong doanh nghiệp; Khuyến khích, động viên nhân viên, thỏa mãn nhu cầu phát triển của nhân viên; Đào tạo nhằm không ngừng hoàn thiện và nâng cao kỹ năng chuyên môn của cán bộ nhân viên để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của công việc, phục vụ tốt cho mục tiêu phát triển lâu dài của Công ty đây cũng là bước đi quan trọng để không ngừng phát triển NNL.
* Phương pháp đào tạo
Để công tác đào tạo mang lại hiệu quả cao thì bên cạnh chương trình, nội dung đào tạo hợp lý, thì việc đưa ra một phương pháp đào tạo thích hợp cũng là yếu tố vô cùng quan trọng.
Bảng 2.8: Số lượng nhân viên đào tạo tính theo phương pháp đào tạo của công ty giai đoạn 2014 - 2018
(Đơn vị: người)
Tiêu chí 2014 2015 2016 2017 2018 Số lượng Tỷlệ( %) Số lượng Tỷlệ( %) Số lượng Tỷlệ( %) Số lượng Tỷlệ( %) Số lượng Tỷlệ( %) Đào tạo trong
Đào tạo ngoài
công việc 21 50% 34 55,7% 36 53,2% 40 56,1% 41 53,2%
Tổng số đào
tạo 42 61 69 74 77
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Công ty An Châu)
Phần lớn cán bộ, nhân viên được đào tạo trực tiếp qua công việc và đào tạo ngoài công việc chiếm tỷ trọng lớn và tăng lên theo từng năm. Năm 2014 là 21 người với tỷ lệ 50%, năm 2015 là 34 người với tỷ lệ 55,7% đến năm 2018 là 41người với tỷ lệ 53,2%. Số lượng đào tạo trong và ngoài công việc tăng lên phản ánh đúng sự gia tăng biên chế của Công ty và mức độ ham học hỏi của toàn thể cán bộ, nhân viên trong Công ty ở mức rất cao.
*Đánh giá của nhân viên về công tác đào tạo của công ty
Về nội dung, chương trình đào tạo
Bảng 2.9: Đánh giá của nhân viên công ty về nội dung đào tạo
Nội dung Mức độ Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp Số phiếu Tỉ lệ(%) Số phiếu Tỉ lệ(%) Số phiếu Tỉ lệ(%) Kiến thức kĩ năng của chương trình
đào tạo phù hợp với công việc 71 78,9% 14 15,5% 5 5,6%
Kiến thức kĩ năng của chương trình đào tạo phù hợp với mong muốn, yêu cầu của người được đào tạo
65 72,2% 15 16,7% 10 11,1%
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ kết quả khảo sát của tác giả)
Phần lớn người tham gia đào tạo cho rằng, các kiến thức kĩ năng của chương trình đào tạo đã phù hợp với yêu cầu công việc đặt ra. Nhưng vẫn có 14 phiếu trên tổng số 85 phiếu chiếm tỉ lệ 15,5% thì cho rằng nó ít phù hợp và có 5 phiếu chiếm tỉ lệ 5,6% cho rằng kiến thức kĩ năng chương trình đào tạo mang lại là không phù
hợp với công việc. Điều này nói lên việc công ty cần phải có nghiên cứu, xem xét sao cho các khoá đào tạo sau phù hợp với thực tế của công việc đặt ra như thêu giảng viên có uy tín và nhất là những nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp tham gia vào các chương trình đào tạo do Công ty tổ chức. Giáo trình cần bám chắc vào các bản mô tả công việc, phân tích các công việc cho chính xác, có nghiên cứu, khỏa sát thực trạng kiến thức kỹ năng của cán bộ, nhân viên trong Công ty để đưa giáo trình phù hợp.
Có tới 10 người (chiếm tỉ lệ 11,1%) cho rằng nội dung Kiến thức kĩ năng của chương trình đào tạo không phù hợp với mong muốn, yêu cầu của người được đào tạo. Điều này có thể do phương pháp giảng dạy và truyền đạt của người giảng hoặc do việc lên chương trình chưa sát với mong muốn của người lao động.Vì vậy cần đổi mới phương pháp truyền đạt, không khí học tập… cho các khóa đào tạo sau.
Với những nội dung nêu trên thì công ty sẽ phải đầu tư nhiều hơn cho công tác đào tạo nhân lực nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có thể đáp ứng các mục tiêu về chất lượng và kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Để đảm bảo kinh phí tổ chức các khóa đào tạo và các hoạt động khác thì cần xét đến yếu tố tài chính của công ty:
Bảng 2.10: Tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2014 - 2018 Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2015 2016 2017 2018
Tổng tài sản Triệu đồng 5.939 9.022 12.435 16.818 20.212
Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 5.486 8.222 11.463 12.260 12.293
Tài sản dài hạn Triệu đồng 453 800 927 4.558 7.919
Nợ phải trả Triệu đồng 511 752 500 560 600
Nguồn vốn chủ sở
hữu Triệu đồng 5.428 8.270 11.935 16.258 19.612
Nợ phải trả/ Tổng
tài sản % 8,6% 8,3% 4% 3,33% 3%
chủ sở hữu Tài sản dài hạn/
Tổng tài sản % 7,63% 8,9% 7,5% 27,1% 39,2%
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty CPDP An Châu)
Tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2014 - 2018 rất khả quan, đánh giá tình hình kinh doanh phát triển của Công ty đang đi đúng hướng, điều này thể hiện qua một số chỉ tiêu như:
Giá trị tổng tài sản tăng ổn định theo các năm về sau, theo đó, năm 2014 tổng tài sản công ty là 5.939 triệu đồng, năm 2015 tăng lên 9.022 triệu đồng (tăng 51,9% so với năm 2014); năm 2016 tiếp tục tăng lên 12.435 triệu đồng (tăng 37,8% so với năm 2015).Và giữ tỷ lệ tăng đều đến năm 2018 lên 20.210 triệu đồng. Tổng tài sản vàtỷ lệ tăng chủ yếu tăng nguồn vốn chủ sở hữu, điều này nói lên tình trang tài chính của Công ty rất tốt, Công ty đang trên đà phát triển. Tỷ lệ nợ phải trả/tổng tài sản luôn ở mức rất thấp, năm 2014 tỷ lệ này là 8,6%; năm 2015 là 8,3%; từ năm