Giới thiệu chung về hệ thống Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình hòa giải, đối thoại tại tòa án và thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 47)

6. Kết cấu của đề tài

2.2. Giới thiệu chung về hệ thống Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Ninh

2.2.1. Khái quát về vị trí, cơ cấu chức năng, nhiệm vụ của hệ thống Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía Đông bắc Việt Nam được thành lập từ năm 1963 có nguồn gốc từ tên ghép của hai tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh cũ. Với cấu tạo địa hình phía Đông là phần thuộc biển Đông, đầu vịnh Bắc Bộ và phía Tây là những dãy núi nối đuôi nhau trùng điệp đã tạo nên cho nơi đây một hình dáng hết sức độc đáo - hình dáng của một cá sấu. Nơi đây không chỉ được thiên nhiên ưu ái với những tài nguyên thiên nhiên khoáng sản và những danh lam thắng cảnh được xếp vào loại bậc đẹp nhất nước ta, mà nó còn là địa danh gắn liền với nhiều diễn biến lịch sử dân tộc hàng ngàn đời nay.

13 Nguyễn Hòa Bình, 2019, Xây dựng một thiết chế hòa giải, đối thoại tại Tòa án phù hợp với văn hóa truyền thống Việt Nam và bắt kịp xu thế của thời đại, Tạp chí dân vận số 4, tr 6 - 8.

Quảng Ninh có diện tích toàn tỉnh là 12.202,4 km2, gồm 4 thành phố trực thuộc là: Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí, 02 thị xã Quảng Yên và thị xã Đông Triều và 8 huyện: Tiên Yên, Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Cô Tô, Đầm Hà, Hoành Bồ và Vân Đồn. Đây là một trong 25 tỉnh có đường biên giới với Trung Quốc dài tới 132,8 km, có đường bờ biển với hơn 2000 hòn đảo lớn nhỏ chiếm tới 619,913km2 diện tích toàn tỉnh. Đồng thời Quảng Ninh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của nước ta nên mật độ dân cư đông đúc và phát triển. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có tới 34 dân tộc sinh sống, chủ yếu là dân tộc Hoa, chiếm khoảng hơn 1.177.200 người, bình quân 190 người/km2 đã tạo nên cho nơi đây sự đa dạng về sắc tộc, ngôn ngữ và văn hóa tín ngưỡng. Có thể nói tỉnh Quảng Ninh là nơi giao thoa, thống nhất của nhiều nền văn hóa trong đó có nền văn minh Sông Hồng, đời sống nhân dân được đề cao và phát triển.

Chính vì vậy Quảng Ninh đã hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Do vậy, Quảng Ninh được coi là một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc với nhiều Khu kinh tế, trong đó Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Có các di tích lịch sử nổi tiếng bãi cọc Bạch Đằng, núi Bài Thơ, chùa Yên Tử, đình Quan Lạn, đền Cửa Ông … Đây chính là đặc điểm quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ giao dịch dân sự, thương mại quốc tế làm gia tăng số lượng các vụ việc tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính mà Tòa án hai cấp tỉnh Quảng Ninh thụ lý giải quyết. Ngoài ra, Quảng Ninh còn là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam, nổi tiếng là vịnh Hạ Long,

Với 80% diện tích Quảng Ninh là địa hình đồi núi, tập trung ở phía Bắc. Một phần năm diện tích ở phía Đông Nam tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Quảng Ninh còn có rất nhiều đảo ven biển, biên giới, địa bàn rộng, bên cạnh một số thành phố, huyện thị lớn như: Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái, Quảng Yên, Đông Triều thì Quảng Ninh còn nhiều nơi đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí và nhận thức pháp luật còn hạn chế, nhiều vụ việc người dân vi phạm do thiếu hiểu biết về pháp luật. Trình độ dân trí, sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các dân

tộc trên địa bàn Quảng Ninh ảnh hưởng không nhỏ tới việc khởi kiện và tiếp nhận đơn khởi kiện trên thực tế.

Toàn hệ thống Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh hiện có: Toà án nhân dân tỉnh và 14 đơn vị Toà án nhân dân cấp huyện. Ngày 12/01/2020 tại Quảng Ninh đã diễn ra lễ công bố Nghị Quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sáp nhập huyện Hoành Bồ vào Hạ Long. Như vậy, hiện nay Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh còn 13 đơn vị Tòa án nhân dân cấp huyện. Với tổng biên chế được giao là 253 người (trong đó: có 104 Thẩm phán; 19 Thẩm tra viên, 130 thư ký và ngạch công chức khác); Biên chế hiện có là 247 người (trong đó, có 100 Thẩm phán, 13 Thẩm tra viên; chuyên viên; 134 Thư ký; công chức khác). Hiện nay hệ thống TAND tỉnh Quảng Ninh còn thiếu 04 Thẩm phán. Hàng năm tuyển dụng mới 15 biên chế; điều động, chuyển đổi vị trí công tác 44 lượt cán bộ; Làm quy trình đề nghị và đã được Chánh án TANDTC bổ nhiệm và bổ nhiệm lại 16 Thẩm phán trung cấp, 36 Thẩm phán sơ cấp. Cùng với công tác trên, công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức trong hệ thống TAND tỉnh cũng được quan tâm chú trọng. Trong nhiệm kỳ qua đã làm thủ tục cử 07 đồng chí tham gia học Cao cấp lý luận chính trị, 16 đồng chí được đào tạo sau đại học, 03 đồng chí học Đại học, 287 đồng chí tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên môn, Với biên chế được giao như hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn, nhất là đội ngũ Thẩm phán cả về số lượng và chất lượng. Thẩm phán sơ cấp chưa đủ so với chỉ tiêu phân bổ, còn thiếu 04 Thẩm phán, 02 thư ký14

Tòa án nhân dân hai cấp của tỉnh Quảng Ninh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác trong bối cảnh địa phương có tốc độ đô thị hóa mạnh, các tranh chấp về dân sự gia tăng. Cùng với yêu cầu nâng cao chất lượng công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án, đáp ứng yêu cầu mà các Nghị quyết của Quốc hội đề ra và phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương thì TAND hai cấp tỉnh Quảng Ninh còn thực hiện các nhiệm vụ về tham gia hoàn thiện hệ thống pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ cải

14 Báo cáo tham luận tình hình công tác Tổ chức - Cán bộ của TAND tỉnh Quảng Ninh năm

cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW và các Kết luận của Bộ Chính trị; tiếp tục bổ sung, kiện toàn đội ngũ cán bộ, Thẩm phán và tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc cho các Tòa án cấp huyện của tỉnh.

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao trong công tác của tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của TAND tối cao, cấp ủy địa phương và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh, TAND hai cấp của tỉnh đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm công tác.

Các Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều có sự quan tâm đến công tác tiếp nhận và giải quyết yêu cầu khởi kiện, thụ lý đồng thời chú trọng công tác hướng dẫn đương sự thực hiện đúng nghĩa vụ về cung cấp chứng cứ, tài liệu vụ án; chủ động xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng; tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan để nâng cao hiệu quả giải quyết, xét xử nhanh các vụ án tạo điều kiện cho đương sự có thể bảo vệ quyền lợi của mình trước Tòa án. Các đơn vị đều bố trí phòng tiếp công dân, xây dựng quy chế quy định cụ thể về quyền hạn trách nhiệm của cán bộ công chức khi được phân công nhiệm vụ tiếp công dân. Khi thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, nhận đơn khởi kiện kèm các tài liệu chứng cứ luôn có sổ sách theo dõi, thể hiện đầy đủ những yêu cầu của công dân cũng như kết quả giải quyết của Tòa án. Đối với các vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết, Tòa án đều hướng dẫn người dân liên hệ cơ quan có thẩm quyền để đề nghị giải quyết.

Trong thời gian qua, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, góp phần quan trọng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trên địa bàn. Thấm nhuần lời dạy của Bác, đối với người cán bộ tòa án phải nêu cao tiêu chí “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”, những năm qua, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Ninh luôn coi đây là kim chỉ nam để xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình hòa giải, đối thoại tại tòa án và thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 47)