Tạo điều kiện cho các bên tranh chấp lựa chọn hoà giải viên phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình hòa giải, đối thoại tại tòa án và thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ninh (Trang 79 - 80)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.8. Tạo điều kiện cho các bên tranh chấp lựa chọn hoà giải viên phù

với tranh chấp của mình

Việc cho phép các bên được tự do lựa chọn hoà giải viên, đối thoại viên là phù hợp với nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận của các bên, là một nguyên tắc cơ bản của việc giải quyết tranh chấp bằng hoà giải. Bên cạnh đó, điều này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả của hoà giải bởi thông thường các bên sẽ lắng nghe và làm theo những hướng dẫn của người mà mình đã tin tưởng, lựa chọn và một hoà giải viên có chuyên môn phù hợp và có kĩ năng hoà giải chắc chắn sẽ hỗ trợ tích cực để các bên đạt được thoả thuận hoà giải thành. Để các bên có cơ hội lựa chọn được hoà giải viên, đối thoại viên phù hợp, Dự thảo Luật nên quy định rõ ràng cơ chế lựa chọn, thay đổi hoà giải viên, đối thoại viên đồng thời mở rộng phạm vi cho phép hoà giải viên thương mại, người có chuyên môn và kĩ năng hoà giải tranh chấp kinh doanh thương mại tham gia hoà giải, đối thoại để tăng tỷ lệ hoà giải thành đối với tranh chấp kinh doanh thương mại. Cụ thể như sau: Công bố thông tin hoà giải viên, đối thoại viên của Toà án và quy định cụ thể thủ tục lựa chọn, thay đổi hoà giải viên, đối thoại viên để các bên tranh chấp có sự lựa chọn hoà giải viên một cách đúng đắn, phù hợp với tranh chấp của mình thì các bên cần được tiếp cận với thông tin của hoà giải viên, đối thoại viên và do đó, cần phải có cơ chế cung cấp thông tin về hoà giải viên. Cụ thể, danh sách và thông tin cá nhân, lý lịch chuyên môn của các Hoà giải viên, đối thoại viên cần được công bố công khai tại trụ sở toà án hoặc cổng thông tin điện tử của Toà án để các bên tham

gia hoà giải có thể tiếp cận và lựa chọn hoà giải viên, đối thoại viên mà mình cần. Mặc dù trong Dự thảo đã có quy định cho phép các bên tự do lựa chọn Hoà giải viên, đối thoại viên, tuy nhiên, vì hoà giải viên, đối thoại viên trong việc hoà giải tại toà án nằm dưới sự giám sát của Toà án nên nếu không có cơ chế công bố thông tin về Hoà giải viên, đối thoại viên thì các bên cũng không thể tiếp cận được thông tin về Hoà giải viên, đối thoại viên để lựa chọn. Bên cạnh đó, Dự thảo Luật chỉ quy định các bên có quyền lựa chọn và/hoặc thay thế hoà giải viên, đối thoại viên nhưng không có quy định cụ thể về việc các bên có thể thực hiện quyền này như thế nào. Vì vậy, dự thảo nên quy định cụ thể về việc chỉ định hoà giải viên, đối thoại viên như sau: tại Điều 9 Dự thảo Luật hòa giải đối thoại cần bổ sung:

“Nếu các bên có lựa chọn chỉ định Hoà giải viên, Đối thoại viên thì phải ghi rõ tên của Hoà giải viên, đối thoại viên được chọn trong Đơn khởi kiện hoặc phải được lập thành văn bản riêng đính kèm đơn khởi kiện”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình hòa giải, đối thoại tại tòa án và thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ninh (Trang 79 - 80)