Đánh giá chung quá trình thực hiện thí điểm mô hình hòa giải tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình hòa giải, đối thoại tại tòa án và thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 78)

6. Kết cấu của đề tài

2.3.2. Đánh giá chung quá trình thực hiện thí điểm mô hình hòa giải tạ

thống Tòa án hai cấp tỉnh Quảng Ninh

a. Những kết quả, thuận lợi khi thực hiện thí điểm mô hình.

*Kết quả đạt được:

Nhìn chung, việc thực hiện hiệu quả hoạt động thí điểm đổi mới về hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại các Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thời gian qua đã làm giảm đáng kể số vụ việc mà Tòa án phải trực tiếp giải quyết (từ 01/11/2018 đến 31/8/2019, các Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Ninh đã hòa giải, đối thoại thành 1.511 vụ việc), với việc không phải trực tiếp tiến hành các hoạt động tố tụng khi giải quyết các vụ việc này đã tạo thuận lợi để các Thẩm phán, Thư ký Tòa án tập trung nghiên cứu giải quyết các vụ việc phức tạp đã thụ lý, đảm bảo tỷ lệ, chất lượng xét xử giải quyết các loại án trong bối cảnh biên chế Thẩm phán, cán bộ Tòa án không được tăng mà còn phải tinh giản hiện nay. Việc hòa giải, đối thoại được số lượng vụ việc lớn như trên cũng góp phần tạo thuận lợi cho công tác thi hành án dân sự (với 1.511 vụ việc được giải quyết qua hòa giải, đối thoại đã góp phần tạo thuận lợi cho công tác thi hành án dân sự khi không phải tổ chức cưỡng chế thi hành án với một tỷ lệ nhất định). Đồng thời, kết quả của hoạt động hòa giải tại Tòa án cũng góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của Nhà nước và nhân dân (giảm các chi phí về mở phiên tòa cho ngân sách Nhà nước, hạn chế sự tham gia của các cơ quan có liên quan khi không phải mở phiên tòa xét xử. Kết quả của hòa giải, đối

thoại thành dựa trên công tác dân vận cũng góp phần tạo sự đồng thuận và xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân, triệt tiêu những mâu thuẫn có thể phát sinh khi các tranh chấp phải giải quyết bằng việc mở phiên tòa...).

So với năm 2018 của hai cấp Tòa án tỉnh Quảng Ninh, tỷ lệ hòa giải, đối thoại thành trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tăng 4,8%.16

Đồng thời, thời gian giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Trung tâm nhanh hơn, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của đương sự và Nhà nước. Chất lượng giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Trung tâm đạt kết quả cao, 100% các quyết định đều không có kháng cáo, kháng nghị, tạo thuận lợi cho việc thi hành án; góp phần ngăn ngừa triệt để các tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh giữa các bên.

Về mặt chủ trương, kết quả hoạt động hòa giải đã đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020: “Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài...”; Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23-11-2012 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013 cũng yêu cầu Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo các Tòa án “...Nâng cao tỷ lệ hòa giải thành các vụ việc dân sự...” đã đề ra.

Theo đồng chí Đặng Phúc Lâm - Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh - Giám đốc Trung tâm hòa giải tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Hoạt động hòa giải đối thoại là phương thức hiệu quả để giải quyết tranh chấp khi không phải mở phiên tòa xét xử, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của đương sự, Nhà nước và xã hội. Thực tế triển khai cho thấy, mô hình thí điểm đã giảm đáng kể số vụ việc mà tòa án phải thụ lý, giải quyết. Qua đó, góp phần nâng cao tỷ lệ, chất lượng xét xử giải quyết các loại án, tạo thuận lợi cho công tác thi hành án dân sự; tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của Nhà nước và nhân dân; tạo sự đồng thuận,

16 Tỷ lệ hòa giải, đối thoại thành của hai cấp Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh năm 2018 là 80%, tỷ lệ hòa giải, đối thoại thành sau khi thực hiện thí điểm là 84,8%.

xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị” (theo kết quả phỏng vấn chuyên gia - xem phụ lục 1).

* Công tác tổ chức, chỉ đạo của Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo tại địa phương.

- Công tác lãnh đạo của Ban Chỉ đạo thí điểm hòa giải, đối thoại tỉnh Quảng Ninh:

Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương và Kế hoạch số 301/KH-TANDTC ngày 01/10/2018 của Tòa án nhân dân tối cao về tiếp tục và mở rộng thực hiện thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tỉnh Quảng Ninh; ban hành Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác, tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm; ban hành Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 16/01/ 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thí điểm công tác hòa giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân. Ban Chỉ đạo tỉnh Quảng Ninh cũng định kỳ tổ chức các phiên họp, ban hành các Kết luận để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động hòa giải, đối thoại đồng thời quan tâm, hỗ trợ đầy đủ nguồn kinh phí đảm bảo cho thực hiện thí điểm hòa giải, đối thoại tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Ninh.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh:

Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Kế hoạch số 301/KH-TANDTC ngày 01/10/2018 của Tòa án nhân dân tối cao và sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Ban chỉ đạo thí điểm hòa giải, đối thoại tỉnh Quảng Ninh. Trong quá trình triển khai thí điểm, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động thí điểm hòa giải, đối thoại tại các Tòa án có Trung tâm hòa giải, đối thoại; chủ động quán triệt Chỉ thị số 27-CT/TU

ngày 16/01/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thí điểm công tác hòa giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân, các Kết luận phiên họp của Ban chỉ đạo thí điểm hòa giải, đối thoại tỉnh Quảng Ninh, công văn số 1285-CV/BCS ngày 08/4/2019 của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao về việc tiếp tục triển khai thực hiện thí điểm đổi mới công tác hòa giải, đối thoại tại Tòa án nhân dân; kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo những nội dung cụ thể để đảm bảo việc triển khai thí điểm đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động thí điểm cũng được Tòa án nhân dân tỉnh chú trọng thực hiện, ngay từ khi chuẩn bị triển khai thí điểm, lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh đã kiểm tra trực tiếp về điều kiện cơ sở vật chất, công tác chuẩn bị của các Trung tâm; yêu cầu các Trung tâm hòa giải, đối thoại định kỳ 02 tuần/lần báo cáo kết quả hoạt động về Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh để nắm bắt, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả với công tác triển khai thí điểm.

* Công tác hòa giải, đối thoại.

- Về thực hiện trình tự, thủ tục hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Việc tiếp nhận đơn khởi kiện tại Trung tâm hòa giải, đối thoại, được thực hiện nghiêm túc theo quy định về trình tự, thủ tục hòa giải, đối thoại tại Công văn 310/TANDTC-PC ngày 11/10/2018 và Công văn số 59/TANDTC-PC ngày 29/3/2019. Quá trình tiếp nhận đơn và tiến hành các thủ tục hòa giải, đối thoại có sự phối hợp giữa bộ phận hành chính - tư pháp và các Hòa giải viên trong đó vai trò của Tòa án như cầu nối giữa người khởi kiện và các Hòa giải viên.

- Về kết quả công tác hòa giải, đối thoại.

Trong gần 10 tháng (từ 01/11/2018 đến 31/8/2019) thực hiện thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính, Trung tâm hòa giải đối thoại tại hệ thống Tòa án hai cấp tỉnh Quảng Ninh đã đạt được kết quả như sau:

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN TỪ NGÀY 01/11/2018 ĐẾN 31/8/2019

STT Loại án Tổng số đơn khởi kiện Tòa án nhận được Đương sự không đồng ý hòa giải, đối thoại tại Trung tâm Số đơn do Tòa án chuyển qua Trung tâm Số đơn do đương sự nộp trực tiếp tại Trung tâm Tổng số đơn thụ lý của Trung tâm (cột 5+6)

Quá trình hòa giải,

đối thoại Kết quả

Tỷ lệ % kết quả hòa giải, đối thoại thành, rút đơn so với tổng số đơn thụ lý của Trung tâm Tỷ lệ % kết quả hòa giải, đối thoại thành, rút đơn so với tổng số vụ được hòa giải, đối thoại Tỷ lệ % kết quả hòa giải, đối thoại thành, rút đơn so với tổng số đơn khởi kiện Tòa án nhận được Số vụ không hòa giải, đối thoại được (do đương sự không đến Trung tâm) Số vụ được hòa giải, đối thoại

Hòa giải thành, đối thoại

thành Hòa giải không thành, đối thoại không thành Hòa giải thành, đối thoại thành Đương sự rút đơn Tổng số (cột 10+11) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 Dân sự 356 117 189 2 185 48 121 31 26 57 64 30,8 47 16 2 Hôn nhân gia đình 2836 333 2053 2 1733 198 1696 1240 154 1394 302 80,4 82 49 3 KDTM 185 23 177 0 54 17 42 32 4 36 6 66,6 85,7 19,4 4 Lao động 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 5 Hành chính 130 78 52 1 30 3 24 24 0 24 0 80 100 18 TỔNG CỘNG 3510 473 2470 5 2002 266 1883 1327 184 1511 372 75,5% 80% 43%

Như vậy, từ báo cáo số liệu có thể thấy:

+ Tổng số đơn khởi kiện Tòa án nhận được: 3.510 vụ việc

+ Tổng số vụ việc các Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Ninh đã tiếp nhận: 2.475 vụ việc (trong đó 2470 vụ, việc là do Tòa án chuyển qua Trung tâm và 5 vụ, việc là do đương sự nộp trực tiếp tại Trung tâm.

+ Tổng số vụ việc người khởi kiện, người yêu cầu, đương sự từ chối hòa giải, đối thoại: 473 vụ việc.

+ Tống số vụ việc Trung tâm đã giải quyết: 1.883 vụ việc

+ Tỷ lệ các vụ việc đã giải quyết trên tổng số vụ việc đủ điều kiện giải quyết tại các Trung tâm: 1.883/2.002 = 94%.

+ Tỷ lệ hòa giải, đối thoại thành trên trên tổng số vụ việc Trung tâm đã giải quyết: 1.511/1.883 = 80%.

+ Tỷ lệ hòa giải, đối thoại thành trên trên tổng số vụ việc Trung tâm phải giải quyết: 1.511/2.002 = 75,5%.

+ Tỷ lệ % kết quả hòa giải thành, đối thoại thành, rút đơn so với tổng số đơn thụ lý của Trung tâm: Dân sự = 30,8%; Hôn nhân gia đình = 80,4%; Kinh doanh thương mại = 66,6%; Hành chính = 80%

+ Tỷ lệ % kết quả hòa giải, đối thoại thành, rút đơn so với tổng số vụ việc được hòa giải, đối thoại: Dân sự = 47%; Hôn nhân gia đình = 82%; Kinh doanh thương mại = 85,7%; Hành chính = 100%

+ Bình quân số lượng vụ việc một Hòa giải viên, Đối thoại viên phải giải quyết: 43 vụ/người. 17

Như vậy, sau gần 10 tháng thực hiện thí điểm, kết quả hòa giải, đối thoại thành của các Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Ninh

17 Báo cáo Tổng kết thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Ninh

đạt tỷ lệ cao (trung bình là 80%, đặc biệt Trung tâm hòa giải đối thoại tại Tòa án nhân dân thị xã Đông Triều, thành phố Móng Cái đạt trên 85%). Tuy vậy, cũng như nhiều tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm thì việc hòa giải thành chủ yếu là các vụ việc hôn nhân gia đình, các loại vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại tỷ lệ chưa cao.

* Thành lập và hoạt động của Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án; lựa chọn Hòa giải viên, Đối thoại viên, cách thức, kỹ năng hòa giải, đối thoại.

Thực hiện Kế hoạch số 301/KH-TANDTC ngày 01/10/2018 của Tòa án nhân dân tối cao về tiếp tục và mở rộng thực hiện thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các văn bản chỉ đạo về việc rà soát, lựa chọn, phân bổ Hòa giải viên, Đối thoại viên cho các Trung tâm để đảm bảo thực hiện tốt hoạt động thí điểm (đã lựa chọn, chỉ định 35 hòa giải viên, đối thoại viên; 07 Thư ký giúp việc cho các Trung tâm). Các Trung tâm hòa giải, đối thoại của Tòa án cấp huyện đều do Chánh án làm Giám đốc để đảm bảo hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo; nhiều Hòa giải viên, Đối thoại viên được lựa chọn từ những cán bộ làm trong lĩnh vực pháp luật, lĩnh vực chính quyền, công tác xã hội mới nghỉ hưu nên có nhiều thuận lợi cho hoạt động động thí điểm; phần lớn Thư ký giúp việc tại các Trung tâm là Thư ký Tòa án cũng góp phần đảm bảo chất lượng cho việc tổ chức thực hiện thí điểm đạt kết quả cao.

Đồng thời, công tác bồi dưỡng, tập huấn cho Hòa giải viên, Đối thoại viên cũng được Tòa án nhân dân tỉnh chú trọng thực hiện thông qua việc cử Hòa giải viên, Đối thoại viên tham gia các lớp tập huấn do Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án tỉnh tổ chức. Tính đến 20/8/2019, các lãnh đạo Trung tâm, Hòa giải viên, Đối thoại viên và Thư ký tại các Trung tâm hòa giải, đối thoại đã được tham gia 03 lớp tập huấn với các giảng viên của Tòa án nhân dân tối cao và chuyên gia Nhật Bản.

* Công tác bồi dưỡng, tập huấn và thông tin tuyên truyền.

Công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động thí điểm hòa giải, đối thoại cũng được Tòa án nhân dân tỉnh và các Tòa án thực hiện thí điểm chú trọng thực hiện.

Tòa án tỉnh đã phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh ủy và Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh thực hiện 03 phóng sự, bản tin; tham gia Hội nghị thông tin báo chí tháng 3/2019 do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức để tích cực tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách và hiệu quả của hoạt động thí điểm tại các Tòa án.

* Về công tác phối hợp triển khai thí điểm:

Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy Quảng Ninh, trong thời gian triển khai thí điểm vừa qua, công tác phối hợp giữa Tòa án và các cơ quan chức năng có liên quan được thực hiện có hiệu quả, đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện thí điểm. Ban Nội chính Tỉnh ủy thường xuyên quan tâm, theo dõi để tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình hòa giải, đối thoại tại tòa án và thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 78)