Giới thiệu về các Trung tâm hòa giải bên cạnh các Tòa án hai cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình hòa giải, đối thoại tại tòa án và thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 49)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.2. Giới thiệu về các Trung tâm hòa giải bên cạnh các Tòa án hai cấp

tỉnh Quảng Ninh

Những năm qua, các loại án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính mà Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Ninh phải thụ lý, giải quyết ngày càng tăng về số lượng và tính chất phức tạp (năm 2017, Tòa án hai cấp tỉnh Quảng Ninh thụ lý 5.050 vụ việc, tăng 1.023 vụ việc so với năm 2016 và tăng 1.489 vụ so với năm 2015)15. Trong bối cảnh thẩm quyền của Tòa án được mở rộng, số lượng các vụ việc phải thụ lý giải quyết tăng nhiều, trong khi biên chế Thẩm phán không tăng mà phải tinh giản thì để đảm bảo các chỉ tiêu công tác xét xử, góp phần đáp ứng nhiệm vụ chính trị với địa phương của hai cấp Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh là thách thức rất lớn. Từ thực tế này, sau khi có chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định chọn Quảng Ninh là 1 trong 16 địa phương để tiếp tục mở rộng thực hiện thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương và Kế hoạch số 301/KH-TANDTC ngày 01/10/2018 của Tòa án nhân dân tối cao về tiếp tục và mở rộng thực hiện thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân, ngay sau khi được chọn là tỉnh thí điểm thực hiện đổi mới tăng cường hòa giải đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự và khiếu kiện tại Tòa án nhân dân, Ban thường vụ tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã khẩn trương ban hành nhiều văn bản chỉ đạo những nội dung cụ thể, những việc cần thực hiện ngay để đảm bảo việc triển khai thí điểm đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả; Bám sát chỉ đạo của lãnh đạo TAND tối cao, thường trực tỉnh ủy và Ban chỉ đạo thí điểm hòa giải đối thoại tại tỉnh Quảng Ninh, ban cán sự Đảng TAND tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra trực tiếp cơ sở vật chất của các trung tâm, tình hình chuẩn bị của các trung tâm, yêu cầu các trung tâm hòa giải, đối thoại báo cáo tiến độ thực hiện về TAND

15 Báo cáo Tổng kết thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Ninh

tỉnh để nắm bắt kịp thời nhằm triển khai thí điểm đúng kế hoạch. Cùng với công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, lãnh đạo TAND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các văn bản chỉ đạo về việc rà soát, lựa chọn, phân bổ và tổ chức tập huấn các hòa giải viên, đối thoại viên. Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 345/QĐ-TA ngày 18/10/2018 thành lập 06 Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án gồm Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án tỉnh và các Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí, thị xã Quảng Yên; ban hành Quyết định số 01/QĐ-TA ngày 08/01/2019 thành lập Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án nhân dân thị xã Đông Triều sau khi có chỉ đạo của Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm tỉnh Quảng Ninh và sự đồng ý của Tòa án nhân dân tối cao. Lựa chọn, chỉ định 35 hòa giải viên, đối thoại viên; 07 Thư ký giúp việc cho các Trung tâm, đồng thời phân công các đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân các thành phố, thị xã, đồng chí Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh làm Giám đốc các Trung tâm hòa giải, đối thoại; sắp xếp các phòng làm việc, phòng hòa giải, đối thoại, trang bị những phương tiện làm việc thiết yếu cho các Trung tâm hòa giải, đối thoại. Hầu hết hòa giải viên, đối thoại viên được lựa chọn từ những cán bộ làm trong lĩnh vực pháp luật, lĩnh vực chính quyền, công tác xã hội mới nghỉ hưu nên có nhiều thuận lợi cho hoạt động thí điểm. Phần lớn thư ký giúp việc tại các trung tâm là thư ký Tòa án nên cũng góp phần đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện thí điểm đạt kết quả cao.

Sau gần một tháng chuẩn bị, ngày 01/12/2018 tất cả các trung tâm hòa giải đối thoại tại Tòa án hai cấp tỉnh Quảng Ninh đã đi vào hoạt động. Cùng với việc triển khai thực hiện thí điểm, TAND hai cấp tỉnh Quảng Ninh chú trọng công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động thí điểm hòa giải đối thoại. TAND tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với Ban nội chính tỉnh ủy và Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh thực hiện 3 phóng sự bản tin, tham gia hoạt động thông tin báo chí do ban tuyên giáo tỉnh ủy tổ chức để tuyên truyền sâu rộng về chủ trương chính sách hoạt động thí điểm tại Tòa án.

Về kinh phí triển khai thực hiện TAND tỉnh Quảng Ninh đã căn cứ theo quy chế chỉ tiêu cho hoạt động thí điểm và các quy định về tài chính hiện hành và đề

xuất lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ kinh phí thực hiện thí điểm. TAND tỉnh Quảng Ninh đã tiếp nhận đủ nguồn kinh phí trên 7 tỷ đồng của tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của 7 trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án và đưa vào sử dụng đúng quy định.

Các Trung tâm hòa giải, đối thoại tại hệ thống Tòa án hai cấp tỉnh Quảng Ninh hoạt động rất hiệu quả và đã đạt được những thành tựu nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình hòa giải, đối thoại tại tòa án và thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 49)