Tạo điều kiện để Trung tâm hoà giải thương mại và hoà giải viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình hòa giải, đối thoại tại tòa án và thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ninh (Trang 80 - 89)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.9. Tạo điều kiện để Trung tâm hoà giải thương mại và hoà giải viên

thương mại tiến hành hoà giải tại Toà án để tăng tỷ lệ hoà giải thành tranh chấp kinh doanh thương mại

Từ thực tế giải quyết thí điểm tại Trung tâm hòa giải cho thấy tỉ lệ hòa giải thành đối với các vụ án kinh doanh thương mại là ít, tại tỉnh Quảng Ninh tỉ lệ giải quyết án kinh doanh thương mại là 66,6% so với tổng số đơn thụ lý của Trung tâm hòa giải như vậy tỷ lệ khá thấp so với tỷ lệ giải quyết các loại án khác. Chính vì vậy, cần có những giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết án kinh doanh thương mại bằng việc tạo điều kiện để Trung tâm hòa giải thương mại và hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải tại Tòa án.

Dự thảo Luật nên quy định rõ ràng cơ chế lựa chọn, thay đổi hoà giải viên, đối thoại viên đồng thời mở rộng phạm vi cho phép hoà giải viên thương mại, người có chuyên môn và kĩ năng hoà giải tranh chấp kinh doanh thương mại tham gia hoà giải, đối thoại để tăng tỷ lệ hoà giải thành đối với tranh chấp kinh doanh thương mại. Vì mặc dù cả Hoà giải viên, Đối thoại viên tại Toà án và Hoà giải viên thương mại đều phải đáp ứng những tiêu chuẩn theo pháp luật tương ứng và nhìn chung đều là những tiêu chuẩn rất cao. Tuy nhiên, Dự luật ưu tiên sử dụng các chức danh tư

pháp đã nghỉ hưu có kinh nghiệm thực tiễn nhiều hơn và không đề cao kỹ năng hoà giải. Theo mô hình hòa giải trong tố tụng truyền thống, Thẩm phán (đóng vai trò là người hoà giải) thường giải thích pháp luật cho các bên, chỉ ra bên nào đúng bên nào sai để từ đó các bên có thể đạt được thoả thuận. Ngược lại, đối với Hoà giải viên thương mại, kỹ năng hoà giải là một yếu tố vô cùng quan trọng bởi hoà giải viên không những cần phải có kiến thức chuyên môn mà hòa giải viên còn cần phải khuyến khích và trợ giúp các bên tìm ra một giải pháp mang tính thực tế mà tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận sau khi xem xét, nghiên cứu những lợi ích và nhu cầu của họ, điều này đòi hỏi Hoà giải viên thương mại phải có những kỹ năng hoà giải chuyên nghiệp thì mới có thể kết nối và gỡ được những khúc mắc của các bên chứ không chỉ là giải thích pháp luật hay định hướng cho các bên tranh chấp. Trong thời gian qua, các Trung tâm Hoà giải thương mại được thành lập theo Nghị định Hoà giải thương mại đã có những hoạt động khá tích cực. Cụ thể, theo số liệu của Bộ Tư pháp, hòa giải ngoài tố tụng đạt kết quả thành công tới 80,06%24. Hơn nữa, Hoà giải viên thương mại tại các Trung tâm Hoà giải thương mại cũng phải đạt được những tiêu chuẩn rất cao và được lựa chọn và giám sát bởi các Trung tâm hoà giải thương mại.

Vì vậy, Dự thảo cần mở rộng phạm vi hòa giải viên, hoà giải viên thương mại cũng có thể được chấp nhận đối với các Hoà giải viên tiến hành hoà giải các tranh chấp kinh doanh thương mại. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các hoà giải viên thương mại được tham gia hoà giải các tranh chấp tại toà và sẽ góp phần tăng tỷ lệ hoà giải thành công các tranh chấp kinh doanh thương mại tại Toà án.

24 Công văn số 1163/BTP-PBGDPL ngày 05-4-2019 của Bộ Tư pháp về việc cung cấp thông tin về thực tiễn thi hành pháp luật về hòa giải ở cơ sở và hòa giải thương mại

KẾT LUẬN

Đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại tại Tòa án ở Việt Nam với những chính sách mới đặc thù trên cơ sở thực tiễn thí điểm mô hình hòa giải đối thoại tại Tòa án và kinh nghiệm quốc tế đã tạo bước đột phá trong giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính là giải pháp căn cơ giúp giải quyết khối lượng công việc ngày càng nặng nề của Tòa án trong bối cảnh các tranh chấp, khiếu kiện không ngừng tăng lên cả về số lượng và tính chất phức tạp, trong điều kiện các Tòa án phải tinh giản biên chế; góp phần hóa giải mâu thuẫn, ổn định quan hệ xã hội, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong tình hình mới.

Từ thực tiễn áp dụng mô hình hòa giải, đối thoại tại Tòa án là cơ sở tiền đề để Quốc hội ban hành Luật hòa giải đối thoại tại Tòa án tạo thêm một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả giúp cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức tự quyết định hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh, khuyến khích họ sử dụng nhiều hơn cơ chế tự lựa chọn và tự nguyện chấp nhận kết quả của sự lựa chọn đó.

Với việc nghiện cứu Luận văn này, tác giả mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả công tác hòa giải trong giải quyết tranh chấp dân sự. Song đây là một vấn đề mới và khó, tác giả không tránh khỏi những thiếu sót trong lần đầu nghiên cứu khoa học của mình nên rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phê bình của thầy cô và các bạn để có thể nghiên cứu vấn đề này tốt hơn trong tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản của Đảng

1. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

2. Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23-11-2012 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013.

Văn bản quy phạm pháp luật

3. Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại.

4. Dự thảo Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án (dự thảo số 3).

5. Luật thương mại, 2005, số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.

6. Luật trọng tài thương mại, 2010, số 54/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010.

7. Luật bảo vệ người tiêu dùng, 2010, số 59/2010/QH12 ngày 30 tháng 11 năm 2010.

8. Bộ luật lao động, 2012, số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012. 9. Luật Hòa giải ở cơ sở, 2013, số 35/2013/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2013. 10. Luật đất đai, 2013, số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013.

11. Luật tổ chức Tòa án nhân dân, 2014, số 62/2014/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2014.

12. Luật sửa đổi một số điều của Luật thi hành án dân sự, 2014, số 64/2014/QH 12 ngày 25 tháng 11 năm 2014.

13. Bộ luật dân sự năm, 2015, số 91/2015/QH13ngày 24 tháng 11 năm 2015. 14. Bộ luật tố tụng dân sự năm, 2015, số 92/2015/QH13ngày 25 tháng 11 năm 2015.

15. Công văn số 310/TANDTC - PC ngày 11/10/2019 hướng dẫn về nghiệp vụ triển khai thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân

16. Công văn số 59/TANDTC - PC ngày 29/3/2019 về việc hướng dẫn bổ sung về nghiệp vụ triển khai thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân

17. Công văn số 1163/BTP - PBGDPL ngày 05/4/2019 của Bộ tư pháp về việc cung cấp tin về thực tiễn thi hành pháp luật về hòa giải ở cơ sở và hòa giải thương mại.

18. Tờ trình về dự án Luật hòa giải đối thoại tại Tòa án Số: 28/TTr-TANDTC ngày 26/9/2019.

19. Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Sách, báo, tạp chí

20. Nguyễn Hòa Bình, 2019, Xây dựng một thiết chế hòa giải, đối thoại tại Tòa án phù hợp với văn hóa truyền thống Việt Nam và bắt kịp xu thế của thời đại,

Tạp chí dân vậnsố 4, tr6 - 8.

21. Từ điển Luật Học, 1999, Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa, Hà Nội, tr 208 - 209.

22. Tống Anh Hào, 2019, Kinh nghiệm đối với việc thực hiện thí điểm hòa giải, đối thoại tại Tòa án và một số kiến nghị, Tạp chí Tòa án, số 13 (kỳ I tháng 7/2019), tr32 - 37, tr 8- 9& tr 48.

23. Tống Anh Hào, 2018, Kỹ năng hòa giải các tranh chấp dân sự tại Tòa án, Bộ tài liệu Hội nghị tập huấn về quy trình, kỹ năng hòa giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân, tr 44- 45.

24. Nguyễn Thúy Hiền, 2019, Đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân, Báo Công lý, số Xuân Kỷ Hợi, tr 26 - 27.

25. Lê Anh Sơn, 2018, Pháp luật về hòa giải ở Việt Nam, một số kiến nghị hoàn thiện, Tạp chí Tòa án,số 10 (kỳ II tháng 5/2018), tr 32 - 37.

26. Trần Ngọc Thêm, 2009, Cơ sở Văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 27. Nguyễn Trung, 2019, Tòa án nhân dân đẩy mạnh cải cách tư pháp vì nhân dân và để phục vụ nhân dân, Báo Công lý, số Xuân Kỷ Hợi, tr 21.

28. Nguyễn Thị Thanh Vân, 2019, Thể chế hòa giải ở Việt Nam, Tạp chí Tòa án, số 4 (kỳ II tháng 2/2019), tr 32 - 41.

29. Hoàng Thị Thúy Vinh, Phan Thị Thu Hà, 2018, Hòa giải tại Tòa án, điều đình và hòa giải trước khởi kiện tại Tòa án của Nhật Bản, Tạp chí Tòa án, số 23 (kỳ I tháng 12/2018), tr 43 - 46.

Văn bản khác

30. Tòa án Nhân dân Tối cao, Báo cáo số 44/BC - TANDTC ngày 28/9/2018 đánh giá thực trạng quan hệ xã hội có liên quan đến các chính sách trong đề nghị xây dựng Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Hà Nội, 2018.

31. Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, Báo cáo kết quả 6 tháng triển khai thí điểm hòa giải tại Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hải Phòng năm 2018, Hải Phòng, 2018.

32. Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo tham luận tình hình công tác Tổ chức - Cán bộ của TAND tỉnh Quảng Ninh năm 2018, Quảng Ninh, 2018.

33. Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo sơ kết 8 tháng thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh năm 2019, Quảng Ninh, 2019.

PHỤ LỤC 1

BÁO CÁO PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA 1. Mục đích của báo cáo.

Nhằm tạo cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu của tác giả.

2. Cách thức, phương pháp thực hiện.

- Số lượng chuyên gia phỏng vấn: 10 người

- Đối tượng chuyên gia bao gồm: Giám đốc Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Thẩm phán, Hòa giải viên, cụ thể: 01 giám đốc trung tâm hòa giải đối thoại, 04 thẩm phán; 05 hòa giải viên).

- Danh sách chuyên gia:

STT Họ và tên Nghề nghiệp, chức vụ Đơn vị 01 Đặng Phúc Lâm Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh

Giám đốc Trung tâm hòa giải, đối thoại tại TAND tỉnh Quảng Ninh

02 Vi Thanh Hà Thẩm phán TAND thành phố Uông Bí

03 Phạm Khắc Tuyn Thẩm phán TAND thị xã Đông Triều

04 Nguyễn Văn Điền Thẩm phán TAND thị xã Quảng Yên

05 Bùi Thị Yến Thẩm phán TAND thành phố Hạ

Long

06 Nguyễn Thị Xuân

Nguyên phó chánh án TAND thành phố Uông Bí

Hòa giải viên Trung tâm hòa giải đối thoại tại TAND thành phố Uông Bí

07 Đàm Thị Tống

Luật sư, Văn phòng Luật sư Ánh Anh - Đoàn luật sư tỉnh Quảng Ninh

Hòa giải viên Trung tâm hòa giải, đối thoại tại TAND thành phố Cẩm Phả.

viên Công an thành phố Uông Bí

hòa giải đối thoại tại TAND thành phố Uông Bí

09 Bùi Văn Hiền

Nguyên kiểm sát viên trung cấp Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh

Hòa giải viên Trung tâm hòa giải, đối thoại tại TAND tỉnh Quảng Ninh

10 Lưu Xuân Giới

Nguyên Trưởng phòng giáo dục thị xã Đông Triều

Hòa giải viên Trung tâm hòa giải, đối thoại tại TAND thị xã Đông Triều.

- Cách thức phỏng vấn: tác giả gặp trực tiếp các chuyên gia. - Thời gian phỏng vấn: từ ngày 01/8/2019 đến ngày 30/9/2019.

3. Kết quả phỏng vấn chuyên gia

Câu 1: Ông, bà có thể cho biết ưu điểm của mô hình hòa giải tại Tòa án khi được thực hiện thí điểm tại tỉnh Quảng Ninh được không?

- Ông Đặng Phúc Lâm có ý kiến: Hoạt động hòa giải đối thoại là phương thức hiệu quả để giải quyết tranh chấp khi không phải mở phiên tòa xét xử, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của đương sự, Nhà nước và xã hội. Thực tế triển khai cho thấy, mô hình thí điểm đã giảm đáng kể số vụ việc mà tòa án phải thụ lý, giải quyết. Qua đó, góp phần nâng cao tỷ lệ, chất lượng xét xử giải quyết các loại án, tạo thuận lợi cho công tác thi hành án dân sự; tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của Nhà nước và nhân dân; tạo sự đồng thuận, xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị.

- Các thẩm phán Vi Thanh Hà, Phạm Khắc Tuyn, Nguyễn Văn Điền, Bùi Thị Yến đều có chung quan điểm: Mô hình hòa giải tại Tòa án với nhiều những vụ việc được hòa giải thành đã giúp giảm áp lực về việc giải quyết các loại án cho các thẩm phán qua đó nâng cao được chất lượng xét xử các loại án.

- Bà Đàm Thị Tống có ý kiến: Mô hình hòa giải tại Tòa án bảo đảm được tính bảo mật cho đương sự, ít hảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cá nhân, pháp nhân nhất là trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Bà Nguyễn Thị Xuân, ông Lưu Xuân Giới, ông Vũ Văn Dương, ông Bùi Văn Hiền có quan điểm: Hòa giải thành tại các Trung tâm hòa giải tại Tòa án giúp tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, triệt tiêu các mâu thuẫn và góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội.

Câu 2: Trong quá trình thực hiện mô hình hòa giải tại Tòa án khi thực hiện

thí điểm ở tỉnh Quảng Ninh thì có những khó khăn, vướng mắc gì? Mô hình có được nên tiếp tục thực hiện không?

- Ông Đặng Phúc Lâm có ý kiến: Trong quá trình thực hiện thí điểm, tỉnh Quảng Ninh cũng gặp một số khó khăn về cơ sở vật chất như một số Tòa án địa phương (ví dụ như TAND thành phố Uông Bí, TAND thị xã Đông Triều, TAND thị xã Quảng Yên) đã được xây dựng từ nhiều năm, mặc dù qua các năm đều có sự sửa chữa nhưng các phòng làm việc còn chật chội. Phòng làm việc của Trung tâm hòa giải được bố trí một số thiết bị cơ bản: Như bàn hòa giải, tủ để hồ sơ, còn thiết bị làm việc, máy vi tính. Do số lượng án nhiều, phòng làm việc chưa được xây dựng thêm nên còn xảy ra tình trạng thiếu phòng khi tiếp dân, hòa giải (do lịch triệu tập của các Hòa giải viên, thẩm phán khác nhau).

Mô hình hòa giải là mô hình mang đến hiệu quả cao nên cần tiếp tục duy trì thực hiện.

- Các thẩm phán Vi Thanh Hà, Phạm Khắc Tuyn, Nguyễn Văn Điền, Bùi Thị Yến đều có chung quan điểm: Do là mô hình thí điểm nên hệ thống văn bản hướng dẫn về công tác hòa giải còn chưa đầy đủ, chưa có Luật riêng nên chưa thống nhất về quy trình tiến hành hòa giải, biểu mẫu áp dụng....nên cần thiết xây dựng và ban hành Luật hòa giải đối thoại tại Tòa án để làm cơ sở, nguyên tắc chung trong quá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình hòa giải, đối thoại tại tòa án và thực tiễn thực hiện tại tỉnh quảng ninh (Trang 80 - 89)