Pháp luật chỉ định thầu quy định những vấn đề pháp lý cho hoạt động chỉ định thầu như chuẩn bị chỉ định thầu, tổ chức chỉ định thầu, đánh giá, thẩm định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, thương thảo ký hợp đồng triển khai. Với chức năng cơ bản là đảm bảo an toàn pháp lý cho hoạt động chỉ định thầu, pháp luật về chỉ định thầu mua sắm hàng hóa thường quy định những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, chủ thể có liên quan đến hoạt động chỉ định thầu
Một trong những đặc trưng của quan hệ pháp luật đấu thầu nói chung và quan hệ pháp luật chỉ định thầu mua sắm hàng hóa nói riêng là tính xác định về cơ cấu chủ thể. Xuất phát từ tính chất đặc thù của hoạt động đấu thầu nói chung và chỉ định thầu mua sắm hàng hóa nói riêng, quy trình thực hiện chỉ định thầu mua sắm hàng hóa, pháp luật đã xây dựng những quy định cụ thể những chủ thể được tham gia vào quan hệ chỉ định thầu mua sắm hàng hóa cùng với những điều kiện cần đáp ứng để tham gia quan hệ này. Chủ thể cơ bản của quan hệ pháp luật chỉ định thầu mua sắm hàng hóa bao gồm: Chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao quản lý gói thầu và nhà thầu.
(i) Chủ đầu tư: Là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt
chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án. Chủ đầu tư là chủ thể đóng vai trị trung tâm điều phối hoạt động của các bên liên quan trong suốt q trình chỉ định thầu mua sắm hàng hóa. Chủ đầu tư sẽ
quyết định tự mình đứng ra tổ chức đấu thầu hoặc ủy quyền cho một pháp nhân đại diện đứng ra tổ chức đấu thầu.
- Bên mời thầu: Là tổ chức có đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ
đầu tư ủy quyền, thay mặt chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quy trình chỉ định thầu mua sắm hàng hóa.
- Tổ chuyên gia: Được bên mời thầu thành lập với chức năng nhiệm vụ
giúp bên mời thầu đánh giá hồ sơ đề xuất của nhà thầu tham gia chỉ định thầu mua sắm hàng hóa, tùy theo tính chất và mức độ phức tạp của gói thầu, thành phần tổ chuyên gia đấu thầu bao gồm các chuyên gia đấu thầu bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, pháp lý và các lĩnh vực có liên quan. Ngồi ra, thành viên trong tổ chuyên gia phải thỏa mãn được các yêu cầu của pháp luật về năng lực kinh nghiệm để tham gia đấu thầu.
(ii) Nhà thầu: Nhà thầu trong hoạt động chỉ định thầu mua sắm hàng
hóa là nhà cung cấp hàng hóa, có thể là cá nhân hoặc tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân, năng lực và kinh nghiệm đã được chủ đầu tư xác định là đáp ứng các quy định, điều kiện để tham gia chỉ thầu mua sắm hàng hóa.
Thứ hai, đối tượng điều chỉnh của pháp luật chỉ định thầu mua sắm hàng hóa
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật chỉ định thầu mua sắm hàng hóa là các quan hệ trong hoạt động chỉ định thầu mua sắm hàng hóa. Bản chất của quan hệ này chính là một loại quan hệ xã hội, phát sinh trong quá trình tổ chức chỉ định thầu. Quan hệ chỉ định thầu mua sắm hàng hóa diễn ra giữa các chủ thể trong quá trình đánh giá năng lực nhà thầu để được ghi nhận là đảm bảo năng lực kinh nghiệm tham gia vào quá trình chỉ định thầu mua sắm hàng hóa. Các quan hệ này khi được pháp luật điều chỉnh thì sẽ trở thành quan hệ pháp luật chỉ định thầu mua sắm hàng hóa.
Như vậy, đối tượng điều chỉnh của chỉ định thầu là các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia vào công tác chỉ định thầu mua sắm hàng hóa hoặc có liên quan đến hoạt động chỉ định thầu như: Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã
hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp cơng lập… có sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong hoạt động chỉ định thầu mua sắm hàng hóa
Pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ các bên trong hoạt động chỉ định thầu mua sắm hàng hóa: Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động chỉ định thầu mua sắm hàng hóa chính là sự thỏa thuận các bên về việc phân chia lợi nhuận và trách nhiệm các bên trong hợp đồng. Theo đó, các bên thỏa thuận các điều khoản phù hợp với hồn cảnh và điều kiện của mình cũng như các quy định của pháp luật. Các điều khoản phải được quy định một cách rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu bởi nó ảnh hưởng đến kết quả mà hai bên mong muốn đạt được cũng như khả năng xảy ra tranh chấp khi kết quả diễn ra không đạt yêu cầu. Bên cạnh quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư và nhà thầu, chế định pháp luật về chỉ định thầu mua sắm hàng hóa cũng có quy định về quyền và nghĩa vụ của người có thẩm quyền - một bên chủ thể đóng vai trị quan trọng, đưa ra các quyết định mang tính “sống cịn” đối với các gói thầu.
Thứ tư, những quy định về các trường hợp được phép thực hiện chỉ định thầu mua sắm hàng hóa đối với nhà thầu
Trong quá trình thực hiện pháp luật chỉ định thầu, các chủ thể phải tôn trọng và tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về điều kiện để áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu bằng hình thức chỉ định thầu, đúng như bản chất của hình thức này là trong tình huống khẩn cấp chủ đầu tư trong thời gian ngắn nhất xác định ngay được nhà thầu để tổ chức ký hợp đồng triển khai nhanh công việc đảm bảo thời gian lựa chọn nhà thầu; giá gói thầu, nhanh chóng hồn thành gói thầu… như: Trong các tình huống khẩn cấp cần khắc phục ngay hậu quả do thiên tai, dịch bệnh, các trường hợp bất khả kháng; trong tình huống bất ngờ cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc
gia, hải đảo; cần mua sắm hàng hóa khẩn cấp để hỗ trợ nhân dân, cứu đói, phịng ngừa dịch bệnh. Chủ đầu tư sẽ chỉ được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu bằng hình thức chỉ định thầu khi gói thầu thỏa mãn điều kiện về tình huống được áp dụng hoặc đáp ứng hạn mức được áp dụng theo quy định của pháp luật.
Thứ năm,những quy định về kế hoạch và quy trình chỉ định thầu mua sắm hàng hóa
Việc lựa chọn nhà thầu phải được lập kế hoạch cụ thể trước khi thực hiện nhằm bảo đảm việc tổ chức lựa chọn nhà thầu được diễn ra đúng pháp luật, hiệu quả và công khai, minh bạch, là căn cứ trong công tác tổ chức, thực hiện, giám sát và kiểm tra, thanh tra đấu thầu sau này. Điều này được thể chế hóa trong Luật Đấu thầu 2013 và được quy định cụ thể các nguyên tắc và nội dung cần có khi lập kế hoạch.
Trong quy trình thực hiện chỉ định thầu, điều quan trọng là các bước trình tự để thực hiện, bởi đó là căn cứ để chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao trực tiếp quản lý gói thầu xác định được nhà thầu có đủ năng lực kinh nghiệm để thực hiện gói thầu; với nhà thầu thì đó là các tiêu chí, yêu cầu cần được thực hiện để chứng minh có đủ năng lực, kinh nghiệm để trúng chỉ định thầu. Về cơ bản, pháp luật Việt Nam quy định quy trình chỉ định thầu gồm các bước như: (i) Bước 1: Chuẩn bị đấu thầu; (ii) bước 2: Tổ chức đấu thầu; (iii) bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất; (iv) bước 4: Thẩm định hồ sơ đề xuất làm cơ sở trình người có thẩm quyền phê duyệt kết quả chỉ định thầu; (v) bước 5: Thông báo kết quả chỉ định thầu và (vi) bước 6: Thương thảo hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng.
Thứ sáu, những quy định về xử lý các vi phạm pháp luật trong chỉ định thầu mua sắm hàng hóa
Vi phạm pháp luật trong hoạt động chỉ định thầu mua sắm hàng hóa xảy ra khi các chủ thể trong q trình thực hiện chỉ định thầu do vơ ý hoặc cố
ý câu kết làm trái các quy định về quản lý nhà nước với hoạt động chỉ định thầu xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước hoặc một trong các bên tham gia hoạt động chỉ định thầu nhằm trục lợi, hay vì các động cơ cá nhân… làm méo mó sai lệch bản chất chỉ định thầu làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa sản phẩm, tiến độ bàn giao hàng hóa. Khi đó, để răn đe, việc xử lý các hành vi vi phạm phải theo quy định của pháp luật chỉ định thầu nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung. Việc xử lý vi phạm trong hoạt động chỉ định thầu cũng dựa vào mức độ, tính chất vi phạm, đối tượng vi phạm để đưa ra các hình thức xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự ở mức độ phù hợp với quy định của pháp luật.