Đánh giá chung cơng tác chỉ định thầu mua sắm hàng hóa tại các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chỉ định thầu mua sắm hàng hóa theo pháp luật từ thực tiễn các đơn vị sự nghiệp công lập của bộ tài nguyên và môi trường (Trang 55 - 63)

- Nội dung quy định về chỉ định thầu mua sắm hàng hóa của Bộ Tài nguyên và Môi trường

2.2.2. Đánh giá chung cơng tác chỉ định thầu mua sắm hàng hóa tại các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Tài nguyên và Môi trường

các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Tài ngun và Mơi trường

Q trình thực hiện chi phí thường xuyên và đầu tư tại các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Tài nguyên và Mơi trường mang nhiều tính đặc thù bởi chức năng nhiệm vụ của chính Bộ.

Các gói thầu tại các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Tài nguyên và Môi trường được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau được quy định trong Luật Đấu thầu năm 2013. Khi một số gói thầu mua sắm hàng hóa cần triển khai gấp để đảm bảo hoạt động của cơ sở không bị gián đoạn thì áp dụng hình thức chỉ định thầu được lãnh đạo đơn vị phê duyệt.

Trong luận văn tác giả tập trung nêu về thực tiễn công tác chỉ định thầu mua sắm hàng hóa tại các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019.

Tuân thủ các Công văn hằng năm của Bộ Tài chính, thì việc u cầu các đơn vị sự nghiệp công lập hằng năm báo cáo về việc thực hiện các gói thầu tại đơn vị để Bộ tổng hợp và xây dựng văn bản báo cáo chung về kết quả thực hiện công tác đấu thầu là rất thường xuyên và đầy đủ. Bộ Tài nguyên và Mơi trường hiện có 10 đơn vị sự nghiệp cơng lập, do đó, hằng năm chi phí thường xun và mua sắm hàng hóa phục vụ hoạt động của các đơn vị là rất nhiều nên việc sử dụng chi phí sẽ áp dụng theo nhiều hình thức lựa chọn nhà thầu khác nhau. Trong đó hình thức chỉ định thầu được lựa chọn tương đối nhiều và thường xuyên thể hiện qua số liệu báo cáo dưới đây:

Năm 2016, tổng số gói thầu mua sắm được triển khai thực hiện là 50 gói thầu và có 90 gói thầu được áp dụng hình thức chỉ định thầu trên tất cả các lĩnh vực [4].

Năm 2017, tổng số gói thầu mua sắm được triển khai thực hiện là 38 gói thầu, có 94 gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu trên tất cả các lĩnh vực (Báo cáo tổng hợp ban hành kèm Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường số 817/BTNMT- KHTC) [5].

Năm 2018, có 194 gói thầu mua sắm được thực hiện và cũng có 185 gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu ở mọi lĩnh vực [6].

Năm 2019 vừa qua, các đơn vị của Bộ đã thực hiện tổng cộng 107 gói thầu mua sắm sử dụng vốn nhà nước và có 120 gói thầu được áp dụng hình thức chỉ định thầu trên các lĩnh vực mà Bộ mở đấu thầu Báo cáo tổng hợp ban hành kèm Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2019 của Bộ Tài ngun và Mơi trường số 451/BTNMT-KHTC [7].

Có thể thấy, việc tiến hành các gói thầu mua sắm và tình hình lựa chọn nhà thầu bằng hình thức chỉ định thầu ở các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2016 đến 2019 có sự biến động không đồng đều, việc này xảy ra là do nhu cầu mua sắm và tính chất gói thầu của các đơn vị này trong từng giai đoạn là không giống nhau.

2.2.2.1. Kết quả đạt được

Chỉ định thầu là hình thức lựa chọn nhà thầu được các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Tài nguyên và Môi trường áp dụng thực hiện để đảm bảo hoạt động phục vụ được triển khai kịp thời. Từ năm 2016 đến năm 2019 các hoạt động chỉ định thầu nói chung và chỉ định thầu mua sắm của các đơn vị đã đạt được những kết quả nhất định.

Thơng qua hình thức chỉ định thầu, các đơn vị sự nghiệp công lập đã đáp ứng được những trường hợp cấp thiết mà pháp luật quy định của đơn vị mình một cách nhanh chóng. Đồng thời cũng lựa chọn được nhà thầu có kinh nghiệm, năng lực đảm bảo thực hiện tiến độ gói thầu khi cần thiết. Hơn nữa các đơn vị cũng thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật về chỉ định thầu, đảm

bảo các gói thầu được thực hiện đúng trình tự, đúng theo kế hoạch được phê duyệt.

Hầu hết các cán bộ tham gia hoạt động đấu thầu ở các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đều có chứng chỉ nghiệp vụ đấu thầu. Các đơn vị đều đã có thể tự thực hiện được các gói thầu mua sắm có quy mơ nhỏ, các đơn vị cũng có sự chủ động trong việc cử cán bộ của đơn vị mình tham gia các lớp tập huấn về đấu thầu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thực hiện đấu thầu.

Tất cả các gói thầu đều được đăng tải thông tin đầy đủ trên báo đấu thầu, một số gói thầu đã được đăng tải thơng tin lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Việc các đơn vị thực hiện tốt cơng tác đấu thầu đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước, tăng cường tính cơng khai, minh bạch, cạnh tranh trong đấu thầu.

2.2.2.2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả tích cực mà chỉ định thầu đem lại, trong thực tiễn thực hiện chỉ định thầu mua sắm hàng hóa tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập vẫn tồn tại, hạn chế như: Một số gói thầu chậm tiến độ phải điều chỉnh thời gian thực hiện và điều chỉnh hợp đồng, vẫn có hiện tượng chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu, chất lượng gói thầu không đảm bảo, dễ gây tham nhũng… Ngoài ra hạn chế về năng lực của các cán bộ tham gia hoạt động đấu thầu vẫn cịn tồn tại. Nhiều gói thầu lớn, phức tạp, các đơn vị vẫn chưa thể tự giải quyết được mà phải tham khảo, nhờ các đơn vị chức năng của Bộ để được hướng dẫn.

Một hạn chế nữa xuất phát từ những quy định về thẩm định giá trị sản phẩm là do thẩm định viên của các công ty thẩm định giá thực hiện. Hiện nay, bất cứ hiện nay bất cứ thẩm định viên nào cũng có thể dễ dàng ký chứng thư thẩm định cho tất cả gói thầu từ xây dựng, giao thơng, cơ khí, tài chính, ngân hàng, y tế… Điều này dẫn đến hiện tượng thẩm định như không thẩm định

hay việc các thẩm định viên vì khơng am hiểu kiến thức chuyên môn nên cứ nhắm mắt ký liều nâng khống giá trị hàng hóa.

* Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế

Mặc dù pháp luật về Đấu thầu đã quy định rất chi tiết về hình thức chỉ định thầu kèm theo quy chế quản lý nhưng việc vẫn tồn tại những hạn chế nêu trên trong quá trình thực hiện cơng tác chỉ định thầu của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là xuất phát từ các nguyên nhân sau:

- Do sự bất cập trong các quy định về chỉ định thầu mua sắm hàng hóa

Luật Đấu thầu và các văn bản pháp luật liên quan đã có những quy định về việc chỉ định thầu, bao gồm các trường hợp áp dụng chỉ định thầu, các điều kiện thực hiện chỉ định thầu,… Song, việc áp dụng mức giá như thế nào khi chỉ định thầu thì lại tùy cơ quan, tổ chức yêu cầu. Bên cạnh đó, trên thực tế, hạn mức giá gói thầu được chỉ định thầu hiện nay quá cao, cho dù mức giá này luật pháp có tính đến tình huống lạm phát nên một số chủ đầu tư nghĩ ngay đến việc chia nhỏ để chỉ định thầu với số lượng gói thầu rất lớn, một cách lách luật làm lợi cho chủ đầu tư và tất nhiên ảnh hưởng lớn đến việc chỉ định thầu.Có thể lỗ hổng ở việc chỉ định đầu này đã khiến các đối tượng lợi dụng để trục lợi, việc chỉ định thầu đã triệt tiêu sự cạnh tranh và qua đó có nguy cơ có thể dẫn đến mức giá không hợp lý.

Hơn nữa, hiện tại Pháp luật về đấu thầu vẫn chưa có quy định cụ thể về cơ quan, bộ phận chuyên trách quản lý đấu thầu nói chung và chỉ định thầu nói riêng để, việc quản lý vẫn là do các cơ quan, đơn vị tự mình quy định, phân cơng phân cấp. Do đó, hoạt động kiểm tra, đánh giá diễn ra vẫn chưa được hiệu quả, sâu sắc và cịn hiện tượng thơng đồng, bao che.

Ngồi ra, pháp luật nào thì cũng có những quy định về chế tài để xử lý những vi phạm trong lĩnh vực đó, và pháp luật về đấu thầu cũng vậy, cũng quy định những chế tài để xử lý những hành vi vi phạm trong đấu thầu. Tuy nhiên, Luật Đấu thầu năm 2013 cũng như các văn bản pháp luật có liên quan

quy định những chế tài cịn chưa đủ mạnh, chính vì vậy, chủ đầu tư và lãnh đạo các tỉnh, địa phương vẫn chỉ định thầu tràn lan và vi phạm quy định về giám sát, quản lý quá trình đầu thầu, chỉ định thầu.

Bên cạnh đó, những quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa đầy đủ, chưa rõ ràng. Cụ thể là: Tính đến hiện tại Bộ mới có một văn bản quy định về quy chế đấu thầu được ban hành kèm theo Quyết định 88/QĐ- BTNMT ngày 17 tháng 01 năm 2014 và quy chế này chỉ áp dụng đối với các hình thức đấu thầu là đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế chứ chưa có quy chế cụ thể đối với hình thức chỉ định thầu. Các công việc không đấu thầu chưa được quy định cụ thể, điều này rất dễ gây ra sự lúng túng dẫn đến cách hiểu không giống nhau, thực hiện sai quy trình, quy chế ở các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ.

- Do cơ chế quản lý, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo

Cơ chế quản lý, chỉ đạo, điều hành, hiện tại Bộ giao cho Thứ trưởng Trần Quý Kiên làm Lãnh đạo phụ trách trực tiếp công tác đấu thầu trong phạm vi quản lý của Bộ. Bộ cũng phân cấp phê duyệt dự án theo hạn mức đến các đơn vị trực thuộc Bộ, việc quản lý ở các cấp dưới còn lỏng lẻo, chưa triệt để. Trong Luật Đấu thầu năm 2013 quy định việc thẩm định có thể giao cho cá nhân hoặc phịng ban đơn vị mình phụ trách song do chưa có sự phân cơng rõ ràng trên thực tế dẫn đến có sự trùng chéo các đơn vị thẩm định làm cho thời gian thực hiện đấu thầu bị kéo dài. Ở nhiều đơn vị dù đã có cá nhân, phịng ban đủ năng lực, kinh nghiệm để thẩm định nhưng trong quá trình chỉ định thầu vẫn phải gửi hồ sơ tới các cục chức năng thẩm định hồ sơ yêu cầu; báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất…

Ngoài ra, hoạt động kiểm tra chỉ định thầu chưa được thực hiện thường xuyên. Chưa có hoạt động kiểm tra riêng biệt mà lồng ghép với chuyên đề kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư; do đó chưa thể kiểm tra sâu về các vấn đề chỉ định thầu để kịp thời chấn chỉnh công tác chỉ định thầu tại từng địa phương.

Công tác báo cáo tình hình xử lý vi phạm chưa được thực hiện rõ rãng, minh bạch. Theo quy định của pháp luật Luật Đấu thầu, Quyết định xử lý vi phạm của người có thẩm quyền phải gửi đến Bộ để tổng hợp và đăng tải rộng rãi, qua đó chủ đầu tư biết được đơn vị nào bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu tại một địa phương, sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên toàn quốc. Trên thực tế năm 2019 vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận được kiến nghị về 01 gói thầu, Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm 2019 có nêu ra Bộ đã chỉ đạo, giải quyết kiến nghị của nhà thầu theo quy định, tuy nhiên, giải quyết như thế nào, kết luận của phía Bộ ra sao thì lại khơng được cơng khai rộng rãi. Thêm vào đó, việc khơng xảy ra cuộc thầu có vi phạm nào cũng không được đăng tải thông tin. Điều này đã làm giảm tính cơng khai, minh bạch trong hoạt động đăng tải thông tin về đấu thầu nói chung và chỉ định thầu mua sắm hàng hóa nói riêng của các cơ quan thuộc Bộ Tài ngun và Mơi trường.

- Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ

Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ chuyên trách làm công tác mua sắm của Bộ hiện tại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, vẫn tồn tại một bộ phận cán bộ tham gia nghiệp vụ đấu thầu của các đơn vị sự nghiệp công lập chưa được đào tạo một cách bài bản, còn thiếu năng lực và kinh nghiệm. Đối với các gói thầu lớn, phức tạp, các đơn vị sự nghiệp này cịn chưa thể tự mình thực hiện được mà thường phải tham khảo, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ để được hướng dẫn. Hiện các nhà tư vấn, chuyên gia đấu thầu của các đơn vị sự nghiệp nói riêng và của Bộ nói chung vẫn cịn thiếu về số lượng, công tác quản lý sau đấu thầu cịn bị bng lỏng, hay hiện tượng chia nhỏ gói thầu là vì những lợi ích nhóm của cán bộ.

Chủng loại trang thiết bị, phương tiện đa dạng mang tính đặc thù. Ngồi ra cịn một số ngun nhân khác như tính chuyên nghiệp trong đấu thầu chưa cao.

Như vậy, để đảm bảo tính cạnh tranh minh bạch trong đấu thầu thì việc cần thiết phải hoàn thiện và nâng cao hiệu pháp luật liên quan đến chỉ định thầu là cần thiết để khi áp dụng hình thức chỉ định thầu sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Tài ngun và Mơi trường nói riêng và của các Bộ nói chung cũng như cho nền kinh tế đất nước.

Tiểu kết chương 2

Từ cơ sở lý luận về pháp luật chỉ định thầu mua sắm hàng hóa cũng như thực trạng chỉ định thầu tại các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Tài ngun và Mơi trường, từ đó rút ra những hạn chế và nguyên nhân đối với công tác chỉ định thầu tại các đơn vị sự nghiệp công lập này. Mặt khác, chỉ định thầu còn là một nhiệm vụ hết quan trọng trong lĩnh vực công tác của Bộ Tài ngun và Mơi trường nó mang tính đặc thù riêng của ngành cần phải thực hiện để khắc phục những tồn tại, hạn chế đó.

Qua đó, tác giả có những cơ sở thực tế để đưa những những kiến nghị, định hướng cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về chỉ định thầu cũng như kiến nghị những biện pháp nâng cao chất lượng từ công tác tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý triển khai công tác chỉ định thầu ở Chương 3.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chỉ định thầu mua sắm hàng hóa theo pháp luật từ thực tiễn các đơn vị sự nghiệp công lập của bộ tài nguyên và môi trường (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)