Quy định về quyền, nghĩa vụ của người có thẩm quyền, chủ đầu tư bên mời thầu, nhà thầu trong chỉ định thầu mua sắm hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chỉ định thầu mua sắm hàng hóa theo pháp luật từ thực tiễn các đơn vị sự nghiệp công lập của bộ tài nguyên và môi trường (Trang 34 - 38)

đầu tư bên mời thầu, nhà thầu trong chỉ định thầu mua sắm hàng hóa

Pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ các bên trong hoạt động chỉ định thầu mua sắm hàng hóa: Quyền và nghĩa vụ các bên trong hoạt động chỉ định thầu mua sắm hàng hóa chính là sự thỏa thuận các bên về việc phân chia lợi nhuận và trách nhiệm các bên trong hợp đồng. Về cơ bản quyền và nghĩa vụ của người có thẩm quyền, chủ đầu tư bên mời thầu cũng như nhà thầu được xác định như sau:

2.1.3.1. Quyền, nghĩa vụ của người có thẩm quyền

Khoản 34, Điều 4 và Khoản 1 Điều 37 Luật Đấu thầu năm 2013 quy định người có thẩm quyền là người quyết định phê duyệt dự án hoặc người quyết định mua sắm theo quy định của pháp luật. Người có thẩm quyền chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án. Do vậy, người có thẩm quyền có những quyền và nghĩa vụ cụ thể sau:

- Quyền của người có thẩm quyền:

+ Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

+ Hủy thầu trong các trường hợp: (i) Tất cả hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; (ii) Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; (iii) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu,

dự án; (iv) Có bằng chứng về việc đưa, nhận, mơi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

+ Quyết định thành lập bên mời thầu với nhân sự đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này đối với lựa chọn nhà đầu tư, mua sắm thường xuyên.

+ Điều chỉnh nhiệm vụ và thẩm quyền của chủ đầu tư trong trường hợp không đáp ứng quy định của pháp luật về chỉ định thầu và các yêu cầu của dự án, gói thầu;

+ Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp hồ sơ, tài liệu để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi, giải quyết kiến nghị, xử lý vi phạm về chỉ định thầu và công việc.

+ Có ý kiến đối với việc xử lý tình huống trong trường hợp phức tạp theo đề nghị của chủ đầu tư.

+ Đình chỉ đấu thầu, khơng cơng nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu khi phát hiện có hành vi vi phạm về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan.

+ Phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư; quyết định xử lý tình huống; ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng.

- Nghĩa vụ của người có thẩm quyền:

+ Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. + Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

+ Tổ chức kiểm tra, giám sát, theo dõi công tác đấu thầu, thực hiện hợp đồng.

+ Giải trình việc thực hiện phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; xử lý vi phạm về đấu thầu; hủy thầu; đình chỉ cuộc thầu, khơng cơng nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu khi phát hiện có hành vi vi phạm về đấu thầu; tổ chức kiểm tra, giám sát, theo dõi công tác đấu thầu, thực hiện hợp đồng; quyết định thành lập bên mời thầu với nhân sự đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Đấu thầu năm 2013 đối với lựa chọn nhà đầu tư, mua sắm thường xuyên; bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra; giải trình việc thực hiện các quy định tại theo yêu cầu của cơ quan cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu; thực hiện trách nhiệm khác được quy định của tại Điều 73 Luật Đấu thầu năm 2013 theo yêu cầu của cơ quan cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động chỉ định thầu.

2.1.3.2. Quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư bên mời thầu

Có thể coi quan hệ chỉ định đấu thầu là một giao dịch song vụ, nên cả chủ đầu tư và nhà thầu đều có quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ này. Thực tế người ta lại thường quan tâm tới nghĩa vụ của nhà thầu hơn vì nhà thầu là bên trực tiếp thực hiện hợp đồng, ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp của chủ đầu tư. Tuy nhiên hoạt động chỉ định thầu có tính chất đặc thù do đó quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư cũng có một số điểm đặc biệt như sau:

- Quyền chủ chủ đầu tư:

+ Quyền chỉ định một nhà thầu đảm bảo năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu chỉ định thầu mua sắm hàng hóa vào để tiến hành thương thảo hoặc chỉ một nhà thầu nhận hồ sơ yêu cầu gói thầu mua sắm hàng hóa.

+ Quyền khơng chấp nhận hợp đồng do nhà thầu ký không đúng thẩm quyền, do nhà thầu cố ý xác lập, thực hiện nội dung công việc của hợp đồng vượt quá thẩm quyền cho phép.

+ Quyền yêu cầu nhà thầu cung cấp thông tin liên quan đến việc thực hiện công việc xây dựng trong hợp đồng đã ký.

+ Quyền đưa ra những chỉ dẫn và yêu cầu nhà thầu phải tuân thủ những chỉ dẫn đó.

- Nghĩa vụ của chủ đầu tư:

+ Chủ đầu tư phải thông báo cho nhà thầu về kết quả chỉ định thầu và việc thương thảo ký hợp đồng triển khai.

+ Nghĩa vụ cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để nhà thầu thực hiện công việc được giao.

+ Nghĩa vụ trả thù lao và các chi phí khác cho nhà thầu.

2.1.3.3. Quyền, nghĩa vụ của nhà thầu

Khi tham gia vào quan hệ đấu thầu, pháp luật cũng đã có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của nhà thầu, cụ thể:

- Quyền của nhà thầu:

+ Quyền được hưởng thù lao: Nhà thầu được hưởng thù lao đối với hợp đồng đã giao kết.

+ Quyền yêu cầu thanh tốn các chi phí. Trong hợp đồng chỉ định thầu, ngoài các quy định của pháp luật các bên có quyền thỏa thuận về nghĩa vụ thanh tốn các chi phí phát sinh liên quan hợp lý đến việc thực hiện hợp đồng đã ký.

+ Quyền được cầm giữ tài sản, tài liệu được giao.

- Nghĩa vụ của nhà thầu: Theo Luật Thương mại năm 2005, bên đại

diện hay nhà thầu có các nghĩa vụ sau:

+ Thực hiện hoạt động thương mại với danh nghĩa và lợi ích của chủ đầu tư, phải tuân thủ nguyên tắc thực hiện hợp đồng trung thực, hồn thành cơng việc được giao theo đúng thiết kế kỹ thuật gói thầu đã được cấp thẩm

quyền của chủ đầu tư phê duyệt, đảm bảo tiến độ, chất lượng cơng trình, thực hiện theo tinh thần hợp tác, bảo đảm tin cậy lẫn nhau.

+ Nhà thầu có nghĩa vụ thường xun thơng báo cho bên giao đại diện về kết quả thực hiện công việc được giao.

+ Nhà thầu phải tuân thủ chặt chẽ những chỉ dẫn của chủ đầu tư nếu chỉ dẫn đó khơng vi phạm quy định của pháp luật. Nghĩa vụ này đòi hỏi trong phạm vi công việc được giao nhà thầu phải tuân theo mọi chỉ dẫn của chủ đầu tư.

+ Bảo quản tài liệu, tài sản của mình hoặc được chủ đầu tư giao để thực hiện hoạt động chỉ định thầu mua sắm được giao.

+ Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến nội dung công việc được giao theo thỏa thuận đã ký trong hợp đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chỉ định thầu mua sắm hàng hóa theo pháp luật từ thực tiễn các đơn vị sự nghiệp công lập của bộ tài nguyên và môi trường (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)