Giải pháp hoàn thiện các quy định về chỉ định thầu mua sắm hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chỉ định thầu mua sắm hàng hóa theo pháp luật từ thực tiễn các đơn vị sự nghiệp công lập của bộ tài nguyên và môi trường (Trang 65 - 68)

- Nội dung quy định về chỉ định thầu mua sắm hàng hóa của Bộ Tài nguyên và Môi trường

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định về chỉ định thầu mua sắm hàng hóa

3.2. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật chỉ định thầu mua sắm hàng hóa tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập của Bộ chỉ định thầu mua sắm hàng hóa tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập của Bộ tài nguyên và mơi trường

3.2.1. Giải pháp hồn thiện các quy định về chỉ định thầu mua sắm hàng hóa hàng hóa

Thứ nhất, đẩy mạnh cơng tác hệ thống hóa pháp luật chỉ định thầu cũng

như chỉ định thầu mua sắm hàng hóa, lựa chọn thời điểm điều chỉnh ban hành pháp luật phù hợp, thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất. Cải tiến quy trình xây dựng pháp luật chỉ định thầu để từng bước nâng cao chất lượng pháp luật, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chỉ định thầu, đáp ứng nhu cầu của đất nước trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay.

Tổ chức hơn nữa các hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật chỉ định thầu; căn cứ vào Luật Quốc hội ban hành, Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành tùy vào tính chất đặc điểm riêng kịp thời ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp luật để đảm bảo tính thống nhất về nội dung, tính kịp thời thi hành ngay sau khi văn bản pháp luật có hiệu lực thi hành. Từ đó, đảm bảo việc hiểu và thực hiện các điều khoản thống nhất từ Trung ương đến địa phương, giữa các chủ thể tham gia hoạt động đấu thầu, khắc phục những điểm chưa nhất quán, tạo ra kẽ hở trong quá trình thực hiện chỉ định thầu.

Trên cơ sở các văn bản pháp luật Nhà nước ban hành, căn cứ vào tình hình thực tế và tính đặc thù trong tổ chức chỉ định thầu các gói thầu mua sắm hàng hóa tại các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tài nguyên và Môi trường, kiến nghị Bộ sớm chỉ đạo ban hành Thông tư hướng dẫn kịp thời tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia q trình thực hiện Chỉ định thầu các gói thầu mua sắm hàng hóa… tại các đơn vị, cơ quan.

Thứ hai, cần ban hành các mẫu hồ sơ quy định chi tiết hướng dẫn lập

hồ sơ yêu cầu cho gói thầu chỉ định thầu. Việc ban hành hàng loạt các mẫu hồ sơ mời thầu, sử dụng các công cụ thông tin hiện đại phục vụ quản lý Nhà nước về đấu thầu, sửa đổi các quy định về đấu thầu sát với thực tế,… sẽ là những giải pháp hữu hiệu để các nhà quản lý, các nhà thầu và các bên liên quan yên tâm hơn trong thực thi các chính sách, đẩy nhanh tiến độ các dự án, tốc độ giải ngân cao trong việc thực hiện các quy định của pháp luật.

Thứ ba, cần điều chỉnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh tăng

cường phân cấp. Do thủ tục chỉ định thầu có nhiều bước hồ sơ phải trình lên nhiều cấp Cục quản lý ảnh hưởng đến thời gian lựa chọn nhà thầu, có khi trình lên trình xuống nhiều lần mà vẫn không chọn được nhà thầu tốt nhất, dẫn đến việc kéo dài thời gian chỉ định thầu làm mờ nhạt ý nghĩa phục vụ cho các trường hợp cấp bách của hoạt động chỉ định thầu. Vì vậy, cần phải rút ngắn thủ tục chỉ định thầu để hạn chế tình trạng trên, để thực hiện cần thu gọn các đầu mối phụ trách trực tiếp, tăng cường ủy quyền giữa các cấp kèm với đó là quy định rõ trách nhiệm các cấp.

Thứ tư, cần hoàn thiện pháp luật chỉ định thầu theo hướng thành lập các

trung tâm phụ trách công tác quản lý hoạt động chỉ định thầu tại các Bộ ngành, đầu mối trực thuộc tỉnh, thành phố.

Như đã phân tích ở trên hiện nay mơ hình quản lý, tổ chức chỉ định thầu mua sắm hàng hóa tại các Bộ ngành nói chung và Bộ Tài ngun và Mơi trường nói riêng sử dụng ngân sách nhà nước còn phân tán, Bộ tài nguyên và

Môi trường giao cho các đơn vị trực thuộc Bộ làm chủ đầu tư trực tiếp thực hiện việc quản lý, tổ chức hoạt động chỉ định thầu mua sắm hàng hóa. Do cịn hạn chế về mặt kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực đấu thầu cũng như thiếu đội ngũ cán bộ có chun mơn nghiệp vụ đấu thầu nên trong quá trình triển khai các chủ đầu tư gặp rất nhiều khó khăn bỡ ngỡ… một số gói thầu bị chậm tiến độ dẫn đến hiệu quả công tác không cao, ảnh hưởng đến nhu cấp cấp thiết sử dụng hàng hóa của đơn vị mình.

Để giải quyết được hạn chế nêu trên, kiến nghị thành lập các trung tâm chuyên trách quản lý hoạt động đấu thầu nói chung và chỉ định thầu nói riêng. Cụ thể, có thể tham khảo mơ hình hoạt động, quản lý của Trung tâm mua sắm tập trung của Bộ Công an hiện nay. Trung tâm này hiện có nhiệm vụ là tập hợp nhu cầu, lập kế hoạch đấu thầu mua sắm tập trung, tổ chức mua sắm tập trung các loại tài sản theo quy định của pháp luật về đấu thầu trên cơ sở Danh mục mua sắm tập trung cho các đơn vị trong Tổng cục Hậu cần- Kỹ thuật, thực hiện việc tư vấn, hướng dẫn, dịch vụ về mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung cho Công an các đơn vị, địa phương theo quy định của Nhà nước và Bộ Công an… [1, tr.76]

Thứ năm, cần quy định chặt chẽ hơn chế tài xử phạt với những hành vi

vi phạm trong hoạt động chỉ định thầu. Hiện nay, hiện tượng các nhà thầu sau khi trúng thầu đã giao tồn bộ cơng việc cung cấp hàng hóa cho nhà thầu khác với mức giá cao hơn vẫn còn tồn tại và khá phổ biến. Do đó, cần phải có quy định chặt chẽ hơn và tăng mức phạt đối với những trường hợp mua bán, dàn xếp thầu. Đồng thời, Nhà nước cũng cần quy kết trách nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân liên quan đến hoạt động chỉ định thầu, cung cấp hàng hóa, đặt ra mức sàn chuẩn, giảm giá các gói thầu chỉ định và quan trọng hơn cả là tăng cường sự kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng. Các quy định này cần phải gắn chặt chẽ với trách nhiệm cụ thể của nhà đầu tư, bên mời thầu và các cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chỉ định thầu mua sắm hàng hóa theo pháp luật từ thực tiễn các đơn vị sự nghiệp công lập của bộ tài nguyên và môi trường (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)