Quy định về chủ thể trong quan hệ chỉ định thầu mua sắm hàng hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chỉ định thầu mua sắm hàng hóa theo pháp luật từ thực tiễn các đơn vị sự nghiệp công lập của bộ tài nguyên và môi trường (Trang 31 - 33)

hàng hóa ở Việt Nam

Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định các chủ thể có liên quan đến hoạt động chỉ định thầu mua sắm hàng hóa là: Người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ chuyên gia đấu thầu, nhà thầu, cơ quan, tổ chức thẩm định.

Bên mời thầu: Được chủ đầu tư quyết định thành lập

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 thì bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chun mơn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu như: Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn; đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên; đơn vị mua sắm tập trung hay Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trực thuộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn.

Chủ đầu tư: Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 chủ

đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý q trình thực hiện dự án. Có thể nói chủ đầu tư chính là chủ thể đứng ở vị trí trung tâm điều phối hoạt động của các bên trong suốt q trình thực hiện gói thầu được chỉ định. Chủ đầu tư sẽ quyết định tự mình đứng ra tổ chức chỉ định thầu mua sắm hàng hóa hoặc ủy quyền cho một pháp nhân đại diện đứng ra tổ chức chỉ định thầu mua sắm hàng hóa.

Như vậy, để có bên mời thầu thì trước đó cần phải xác định được chủ đầu tư, quyết định đầu tư của người có thẩm quyền sẽ cho phép xác định được chủ đầu tư. Ngay từ khi hình thành dự án mua sắm, chủ đầu tư sẽ là người đề xuất ý tưởng, định hướng, dự toán mua sắm. Nhà thầu là người cung cấp cho chủ đầu tư những hàng hóa đảm bảo chất lượng mà chủ đầu tư đưa ra để chủ đầu tư có thể đưa vào sử dụng đáp ứng được các nhu cầu tiêu dùng của đơn vị mình. Do đó, chủ đầu tư chính là người có tiếng nói quyết định trong việc điều tiết hợp lý các khoản chi phí mua sắm thơng qua các quyết định của mình.

Nhà thầu: Khác với nhà thầu trong hoạt động xây dựng là họ sẽ là chủ

thể trung tâm trong hoạt động tạo ra sản phẩm xây dựng, nhà thầu trong cung cấp hàng hóa là chủ thể cung cấp những hàng hóa sẵn có mà người mua đã được tiếp cận bằng trực giác và đưa ra quyết định lựa chọn loại hàng hóa đáp ứng được yêu cầu đã đề ra.

Tổ chuyên gia: Là nhóm các chuyên gia, tư vấn do bên mời thầu lập

hoặc thuê, có trách nhiệm giúp bên mời thầu thực hiện các cơng việc có liên quan trong quá trình tiến hành chỉ định thầu mua sắm hàng hóa. Tùy theo tính chất và mức độ phức tạp của gói thầu mà bên mời thầu đưa ra lựa chọn phù hợp đối với thành phần của tổ chuyên gia, bao gồm các chuyên gia về kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính, pháp lý và các lĩnh vực có liên quan. Để có thể trở thành thành viên của tổ chuyên gia, cá nhân cần phải đáp ứng được các điều kiện: Có chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu; có trình độ chun mơn liên quan đến gói thầu; am hiểu các nội dung cụ thể tương ứng của gói thầu; có tối thiểu 03 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến nội dung kinh tế, kỹ thuật của gói thầu.

Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định Tổ chuyên gia gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành

lập để đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chỉ định thầu mua sắm hàng hóa theo pháp luật từ thực tiễn các đơn vị sự nghiệp công lập của bộ tài nguyên và môi trường (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)