mua sắm hàng hóa ở Việt Nam
Như đã trình bày ở chương I, đối tượng điều chỉnh của pháp luật chỉ định thầu mua sắm hàng hóa chính là các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động chỉ định thầu, như người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thẩm định, tổ chuyên gia, nhà thầu…
Không thể phủ nhận việc chỉ định thầu có một số mặt lợi như rút ngắn được thời gian cung cấp hàng hóa do khơng mất thời gian đấu thầu. Tuy nhiên, mục tiêu này chỉ đạt được khi nhà thầu thật sự có năng lực. Song, thực tế tiến hành chỉ định thầu mua sắm hàng hóa cho thấy cái mất nhiều hơn cái được. Đơn cử một loạt dự án lớn về công nghệ của Hà Nội như: Cơ sở dữ liệu dân cư, phần mềm Lưu trú trực tuyến, phần mềm Hộ chiếu Online, đặc biệt là giải pháp Dịch vụ công trực tuyến liên thông 3 cấp… Trong các năm 2016, 2017 và 2018 đã được chấm trúng thầu, chỉ định thầu cho Nhật Cường. Tuy nhiên, chất lượng thực hiện các gói thầu được chỉ định của công ty Nhật Cường lại khơng như kỳ vọng: Sản phẩm hỏng hóc, bị than phiền về tính hiệu quả thấp của cơng nghệ rẻ tiền, kém tác dụng, khó sử dụng…
Sau đó, Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc điều tra và đã chỉ ra trong kết luận thanh tra vào tháng 4/2019 với việc chấp hành quy định pháp luật đối với một số dự án đầu tư, xây dựng có liên quan đến công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Thái Sơn (cơng ty Thái Sơn) – Bộ Quốc Phịng. Kết luận thanh tra đã chỉ ra trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, công ty Thái Sơn có dấu hiệu giả mạo hồ sơ, tài liệu (như: Báo cáo tài chính, xác nhận của đơn vị kiểm tốn, năng lực máy móc, thiết bị, nhân công, kinh nghiệm…) để xin vay vốn ngân hàng, tham gia dự thầu tại các dự án được thanh tra (như: Cầu Việt Trì
quan có thẩm quyền trình, thẩm định, phê duyệt chỉ định nhà đầu tư, chỉ định thầu, trúng thầu thi cơng xây lắp nhiều gói thầu, dự án với giá trị lớn. Sau khi được lựa chọn là nhà thầu, công ty Thái Sơn đã chuyển nhượng thầu trái quy định cho các doanh nghiệp khác để hưởng lợi.