- Nội dung quy định về chỉ định thầu mua sắm hàng hóa của Bộ Tài nguyên và Môi trường
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chỉ định thầu mua sắm hàng hóa tại các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ tà
thầu mua sắm hàng hóa tại các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ tài nguyên và mơi trường
Có thể nói hệ thống pháp luật về chỉ định thầu mua sắm đã và đang phát huy vai trò, tác dụng và những giá trị to lớn của mình trong thực tiễn áp dụng vào các tình huống khẩn cấp, về thời gian đấu thầu… Để không ngừng nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật chỉ định thầu mua sắm hàng hóa trong điều kiện hiện nay tác giả kiến nghị cần tiến hành những biện pháp để nâng cao hiệu quả như sau:
Thứ nhất, giải pháp tăng cường sự chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động chỉ định thầu mua sắm hàng hóa
Tiếp tục giao việc lãnh đạo quản lý, phụ trách trực tiếp công tác đấu thầu trong phạm vi quản lý của Bộ cho cá nhân. Tuy nhiên, nên tạo ra một bộ máy quản lý bằng việc mở trung tâm quản lý hoạt động đấu thầu thuộc sự quản lý của Bộ, giao thêm một số chức danh hỗ trợ hoạt động điều hành công tác đấu thầu cho người đứng đầu phụ trách công tác đấu thầu từ đó giảm bớt gánh nặng cho một người, tăng cường sự quản lý, điều hành một cách hiệu quả. Ngoài ra, việc can thiệp, ban hành văn bản chỉ đạo kịp thời đối với các cơ sở, đơn vị trực thuộc Bộ là rất cần thiết. Do vậy, việc có một bộ máy quản lý để kịp thời cập nhật tình hình đấu thầu nói chung và chỉ định thầu nói riêng ở các cơ quan, đơn vị sự nghiệp là hết sức cần thiết.
Thứ hai, giải pháp kiện toàn bộ máy tổ chức cán bộ
Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước quản lý hoạt động chỉ định thầu theo hướng tinh gọn, năng động và hiệu quả; nâng cao trình độ, năng lực phẩm chất cho đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước với hoạt động chỉ định thầu. Từ đó, giao hồn tồn cho người đứng đầu các đơn vị quyết định thông qua việc thực hiện gói thầu, việc giám sát sẽ do Bộ chỉ đạo cơ quan chuyên môn thẩm định, giám sát việc thực
hiện đấu thầu nói chung và chỉ định thầu nói riêng của các đơn vị, từ đó giảm thiểu tình trạng quan liêu, bao che, hối lộ giữa các cấp.
Thứ ba, giải pháp tăng cường năng lực và trình độ và phẩm chất đạo đức, rèn luyện ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ làm công tác chỉ định thầu mua sắm hàng hóa
Đấu thầu là sản phẩm của nền kinh tế thị trường với mục tiêu đề ra là phải đảm bảo yếu tố cạnh tranh, công bằng và minh bạch. Đội ngũ cán bộ quản lý là người có nhiệm vụ duy trì để hoạt động đấu thầu diễn ra theo đúng nguyên tắc đó. Để có được một đội ngũ cán bộ đáp ứng về cơ bản các yêu cầu thì cần thực hiện các biện pháp như sau:
+ Tuyển chọn những cán bộ thực sự đáp ứng về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, tư tưởng, bản lĩnh chính trị vào các vị trí thích hợp.
+ Yêu cầu các đơn vị chủ động nghiên cứu, tiếp cận với Cục Quản lý đấu thầu để đăng ký đào tạo nghiệp vụ, từ đó, nâng cao trình độ hiểu biết cũng như ý thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ làm công tác liên quan đến hoạt động chỉ định thầu.
+ Đấu tranh không khoan nhượng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là các trường hợp thông thầu, chủ đầu tư và nhà thầu cấu kết để làm phát sinh khối lượng hoàn thành, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện gói thầu, chất lượng hàng hóa.
+ Làm tốt cơng tác kiểm tra, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm.Bộ chủ động chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền tiến hành việc kiểm tra đánh giá các gói thầu, chất lượng nhà thầu một cách thường xuyên để khơng bỏ sót bất cứ hành vi vi phạm nào cũng như việc đảm bảo cho công tác chỉ định thầu được diễn ra đúng tiến độ. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho chính đơn vị sự nghiệp có sai phạm cũng như các đơn vị khác thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thứ tư, giải pháp tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị
Việc cải tiến cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ hoạt động đấu thầu cũng là một biện pháp để hoạt động đấu thầu được diễn ra thuận lợi, hiệu quả hơn. Đặc biệt, việc cải tiến công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin trong đấu thầu cũng là để nâng cao tính cơng khai, minh bạch, tinh giảm thủ tục, tăng cường hiệu quả cũng được coi là một bước quan trọng để nền kinh tế nước ta tiến gần hơn tới thời đại cơng nghệ 4.0. Việc nâng cao trình độ cơng nghệ thơng tin và hạ tầng công nghệ của các bên tham gia thầu; thanh tốn qua mạng;… Từ đó, Bộ có một nền tảng số vững chắc để tiếp tục triển khai lựa chọn nhà thầu qua mạng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả, giảm bớt thủ tục, thời gian cho các bên tham gia thầu trong quá trình đấu thầu.
Kết luận chương 3
Luật Đấu thầu năm 2013 từ khi có hiệu lực thi hành đến nay đã phần nào hạn chế được các “lỗ hổng” trong các văn bản pháp luật về đấu thầu trước đây, góp phần hạn chế khả năng chủ đầu tư và nhà thầu có thể lách luật để trục lợi cá nhân, gây thất thốt, lãng phí cho ngân sách Nhà nước. Luật đấu thầu nâng cao quyền cũng như trách nhiệm của các bên trong hoạt động chỉ định thầu, nhất là tăng quyền chủ động cho Chủ đầu tư. Thực tiễn áp dụng pháp luật chỉ định thầu trong các hoạt động mua sắm hàng hóa của các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Tài nguyên và Môi trường được trình bày ở Chương 2 chính là tiền đề, cơ sở để tác giả tìm ra các giải pháp, kiến nghị hồn thiện pháp luật về chỉ định thầu và các biện pháp nâng cao chất lượng công tác, tổ chức cho đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả của hình thức chỉ định trong công tác đấu thầu sau này của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài ngun và Mơi trường nói riêng và các đơn vị khác nói chung được minh bạch và cạnh tranh hơn. Đáp ứng được xu thế hội nhập và phát triển của nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh, trên cơ sở mục tiêu, định hướng hồn thiện cơng tác chỉ định thầu mua sắm hàng hóa trong thời gian tới đặt ra cho chúng ta phải có những giải pháp mang tính đồng bộ hơn ở góc độ pháp luật điều chỉnh cũng như thực tiễn áp dụng.
KẾT LUẬN
Đấu thầu là một mắt xích quan trọng góp phần khơng nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Hoạt động đấu thầu nói chung và chỉ định thầu nói riêng về nguyên tắc đã tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, hạn chế được các tranh chấp phát sinh, tăng tính cạnh tranh và tương thích của hoạt động đầu tư trong hồn cảnh đất nước đang hội nhập ngày nay.
Hoạt động đấu thầu nói chung và chỉ định thầu mua sắm hàng hóa nói riêng về cơ bản đã tuân theo nguyên tắc chung và quy định chặt chẽ. Công tác đấu thầu đã từng bước đi vào nề nếp và đạt được nhiều hiệu quả nhất định, tiến độ thực hiện việc mua sắm hàng hóa được đảm bảo thực hiện, nâng cao mức sống của người dân. Bên cạnh đó, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý ngày càng được nâng cao đã góp phần khơng nhỏ để hoạt động đấu thầu trở lên có hiệu quả trong thực tiễn.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động đấu thầu cịn bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt là hoạt động chỉ định thầu. Tình trạng chỉ định thầu tràn lan dựa trên cơ sở quen biết mà không để ý năng lực của nhà thầu vẫn thường xuyên diễn ra. Từ đó, tình trạng thực hiện gói thầu không đảm bảo chất lượng gây ra sự lãng phí và thất thốt lớn.
Hệ thống pháp luật về chỉ định thầu được hồn thiện chính là tiền đề xây dựng các hoạt động khác của nền kinh tế đạt hiệu quả cao, đồng thời hạn chế mức thấp nhất các hiện tượng tiêu cực trong quá trình tổ chức chỉ định thầu có thể xảy ra.Với cái nhìn tổng quan về về thực trạng chỉ định thầu mua sắm hàng hóa và qua nghiên cứu tìm hiểu, nhà nước, các nhà lập pháp sẽ đưa ra những chính sách và quy định phù hợp tiến tới hồn thiện hơn nữa khung pháp luật về chỉ định thầu.
Với sự trình bày trong luận văn, chúng ta đã phần nào hình dung được những nội dung cơ bản về chỉ định thầu và thực tiễn chỉ định thầu ở các đơn
vị sự nghiệp công lập của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cũng như những kiến nghị hoàn thiện pháp luật chỉ định thầu của tác giả. Có thể thấy, trong thời gian qua, công tác chỉ định thầu ở các đơn vị sự nghiệp này vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả của nó. Trong thời gian tới, cùng với việc hoàn thiện pháp luật và áp dụng các biện pháp đồng bộ khác, chúng ta có thể tin tưởng rằng, chỉ định thầu sẽ là một cơng cụ tối ưu góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Bộ Tài ngun và Mơi trường nói riêng và của đất nước nói chung./.