Điều 22 Luật Đấu thầu năm 2013 quy định về các trường hợp được áp dụng chỉ định thầu đối với nhà thầu như sau:
a) Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơng trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai cơng tác phịng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;
b) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;
c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về cơng nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;
d) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc cơng trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi cơng xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi cơng cơng trình;
đ) Gói thầu di dời các cơng trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ cơng tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi cơng xây dựng cơng trình;
e) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ cơng, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Bên cạnh đó, Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu: “…không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa,…”.
Như vậy, Luật Đấu thầu năm 2013 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu năm 2013 vẫn kế thừa nội dung của Luật Đấu thầu 2005, sửa đổi bổ sung 2009. Theo đó, vẫn quy định về các trường hợp áp dụng chỉ định thầu và hạn mức chỉ định thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa. Ngồi ra, giảm hạn mức chỉ định thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa từ “khơng q 2 tỷ đồng” xuống “không quá 1 tỷ đồng” so với quy định tại Điều 40 Nghị định 85/2009/NĐ-CP.
Việc giảm hạn mức chỉ định thầu như vậy là hợp lý bởi chỉ định thầu dễ kéo theo tình trạng “xin - cho” làm giảm tính cạnh tranh, minh bạch trong chi tiêu, sử dụng nguồn vốn Nhà nước, tạo tâm lý cho một bộ phận nhà thầu ỷ lại vào quan hệ với chủ đầu tư, làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp, làm méo mó thị trường, không tạo cơ hội tham gia cạnh tranh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp mới gia nhập thị trường. Ngồi ra, theo xu hướng và thơng lệ quốc tế, chỉ định thầu chỉ thực
hiện trong một số ít các trường hợp đặc biệt và với gói thầu có giá trị rất nhỏ. Các hướng dẫn đấu thầu của WB, ADB, JICA không quy định về ngưỡng chỉ định thầu mà mặc định hầu hết các gói thầu phải áp dụng đấu thầu cạnh tranh. Trong điều kiện trình độ quản lý của chúng ta vẫn cịn hạn chế, tính tự giác và tinh thần trách nhiệm của những người tham gia vào công tác đấu thầu chưa cao thì cần hạn chế chỉ định thầu hơn nữa để giảm thiểu tiêu cực.Dù pháp luật đa quy định cụ thể về các trường hợp được áp dụng chỉ định thầu mua sắm hàng hóa, tuy nhiên trong q trình triển khai thực tế đã có nhiều trường hợp chủ đầu tư cố tình chia nhỏ các gói thầu để đáp ứng hạn mức chỉ định thầu mua sắm hàng hóa. Việc chia nhỏ các gói thầu xây dựng để áp dụng hình thức chỉ định thầu xây dựng gây lãng phí về thời gian tổ chức, việc chia nhỏ dẫn đến thiếu đồng bộ trong quá trình chuẩn bị hàng hóa, giao nhận hàng hóa và nhất là sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa. Ngồi ra, khi thực hiện chỉ định thầu mua sắm hàng hóa phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo Khoản 2 Điều 22 Luật Đấu thầu năm 2013:
- Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án. Quyết định đầu tư ở đây có thể hiểu là quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thơng qua việc bỏ vốn ngân sách nhà nước để tiến hành quá trình đấu thầu theo quy định của pháp luật. Để thực hiện một gói thầu nói chung và gói chỉ định thầu nói riêng thì có nguồn vốn chính là điều kiện tiên quyết để tiến hành, một gói thầu được lập ra với đủ các mục về kế hoạch lựa chọn, yêu cầu về năng lực nhà thầu, thời gian thực hiện… nhưng khơng có nguồn vốn thực hiện thì gói thầu đó cũng khơng có ý nghĩa gì. Do đó, việc phê duyệt quyết định đầu tư như một bước đảm bảo cho bên mời thầu có được nguồn vốn để thực hiện gói chỉ định thầu.
- Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu có thể coi như là một kịch bản, một chương trình được chuẩn bị sẵn, hoạch định nhằm bảo đảm việc tổ chức lựa chọn nhà thầu được diễn ra đúng
pháp luật, hiệu quả và công khai, minh bạch. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu còn là căn cứ trong công tác tổ chức, thực hiện, giám sát và kiểm tra, thanh tra đấu thầu sau này.
- Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu. Theo quy định của pháp luật, nguồn vốn cho gói thầu được thu xếp theo tiến độ thực hiện gói thầu là một trong những yêu cầu bắt buộc để bên mời thầu có thể phát hành hồ sơ mời thầu, bởi nhu cầu sử dụng vốn đối với mỗi giai đoạn trong quá trình thực hiện gói thầu là khơng giống nhau. Việc bố trí vốn như vậy có ý nghĩa phân bổ hiệu quả nguồn vốn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sử dụng cho gói thầu, ứng với mỗi giai đoạn thực hiện gói thầu sẽ ứng với số vốn phù hợp. Từ đó, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn vốn, hạn chế việc độn vốn sau này, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước cũng như khơng để hiện tượng gói thầu đang thực hiện dở thì phải tạm dừng, đình chỉ vì thiếu vốn.
- Có dự tốn được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay. Dự tốn gói thầu là tồn bộ chi phí cần thiết để thực hiện các yêu cầu trong gói thầu phù hợp với phạm vi thực hiện của gói thầu. Nội dung dự tốn gói thầu gồm chi phí thực hiện gói thầu, chi phí hạng mục chung và chi phí dự phịng. Như vậy, việc lập dự tốn cho gói thầu là một cơng việc khơng thể thiếu trong hoạt động chuẩn bị chỉ định đầu, căn cứ vào dự tốn gói thầu, chủ đầu tư sẽ biết được mức chi phí để có thể thực hiện được gói thầu là ở mức bao nhiêu, đồng thời nó cũng là căn cứ để đối chiếu với chi phí thực tế sử dụng để thực hiện gói thầu sau này. Từ đó, phịng tránh được các hành vi bịn rút chi phí gói thầu để tư lợi, và cũng là căn cứ để thẩm định giá cả, chất lượng của hàng hóa được cung cấp trong gói thầu với mặt hàng tương tự trên thị trường.
- Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng khơng q 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mơ lớn, phức tạp khơng q 90 ngày. Điều kiện này đặt ra với mục đích là để
đảm bảo các gói chỉ định thầu được tiến hành trong thời gian ngắn, đáp ứng được yêu cầu phải giải quyết, xử lý kịp thời tình huống cấp bách, bất khả kháng, dịch bệnh, thiên tai… của gói thầu.
- Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
Theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 5 Luật Đấu thầu, một trong những điều kiện về tư cách hợp lệ của nhà thầu tham dự thầu là đã đăng ký trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 37 Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 8/9/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính, bắt đầu từ ngày 1/7/2016, trước thời điểm đóng thầu 02 ngày làm việc, nhà thầu, nhà đầu tư chưa có xác nhận đăng ký thông tin trên Hệ thống khơng được tham dự thầu đối với các gói thầu, dự án có hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các Điều 20, 21, 22, 23, 24, 25 và 26 của Luật Đấu thầu năm 2013. Theo đó, để tham dự thầu đối với các gói thầu, dự án có hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các Điều 20, 21, 22, 23, 24, 25 và 26 của Luật Đấu thầu thì trước thời điểm đóng thầu 02 ngày làm việc, nhà thầu phải có xác nhận đăng ký thơng tin trên hệ thống theo quy định nêu trên. Việc đăng ký thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đáp ứng tư cách hợp lệ của nhà thầu theo điểm d khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu năm 2013. Mục đích của quy định này là để xác định thông tin năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, để cơ quan có thẩm quyền đánh giá các thuận lợi cho nhà thầu khi tham gia dự thầu. Đây là tiền đề để thực hiện đấu thầu qua mạng, qua đó nâng cao tính cạnh tranh, cơng bằng, minh bạch trong đấu thầu và hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng nguồn vốn Nhà nước. Ngồi ra, việc đăng ký thơng tin lên hệ thống kết hợp tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện đấu thầu qua mạng, từ đó giúp việc đấu thầu được nhanh chóng, hiệu quả, thuận tiện và tạo điều kiện tối đa cho nhà thầu và chủ đầu tư.
Có thể thấy, Luật Đấu thầu năm 2013 đã cụ thể hóa nội dung các văn bản quy định trước đó về các điều kiện chỉ định thầu nói chung và chỉ định thầu mua sắm hàng hóa nói riêng, tránh sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản giúp cho quá trình chỉ định thầu diễn ra thuận lợi hơn.