Vị trí địa lý, đất đai và thành phần dân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển văn hoá cơ sở trên địa bàn quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 27 - 28)

Quận Hải Châu là một quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng, được thành lập theo Nghị định số 07/1997/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ trên cơ sở tồn bộ diện tích đất và dân số của 12 phường thuộc khu vực I của thành phố Đà Nẵng cũ. Hiện nay, diện tích tự nhiên quận Hải Châu là 23,289 km2, với 13 đơn vị hành chính cấp phường trực thuộc. Phía Đơng quận giáp quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, phía Tây giáp quận Thanh Khê và Cẩm Lệ, phía Nam giáp quận Cẩm Lệ và phía Bắc giáp Vịnh Đà Nẵng. Quận Hải Châu nằm sát trục giao thông Bắc – Nam và cửa ngõ ra biển Đông với một hệ thống hạ tầng giao thông phát triển tương đối đồng bộ, hiện đại, là nơi tập trung chủ yếu các cơ quan, ban ngành, trụ sở của các cơ quan hành chính, doanh nghiệp, trung tâm thương mại, dịch vụ của thành phố Đà Nẵng, vì vậy Hải Châu ln được Thành ủy Đà Nẵng xác định có vai trị là trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế - văn hoá và là địa bàn trọng điểm về an ninh, quốc phòng của thành phố Đà Nẵng.

Theo niên giám thống kê năm 2018, hiện trạng đất chưa sử dụng của quận Hải Châu khoảng 10,23%, số lượng quỹ đất dành cho nông nghiệp hầu như khơng cịn (chiếm 0,69%) và đang dần bị thay đổi hiện trạng để hợp thức quyền sử dụng đất thành đất ở, đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn (89,08%), đa phần quỹ đất này đang được sử dụng cho việc xây dựng, quy hoạch các trụ sở hành chính, cơng trình cơng cộng và các thiết chế văn hóa trọng điểm của thành phố và quận, quỹ đất dành cho xây dựng các thiết chế văn hóa thuộc quản lý của phường cịn rất ít. Có thể thấy rằng, quận Hải Châu là quận trung tâm có sự phát triển năng động, quỹ đất cịn rất

ít, đang có nhiều dự án đã và đang được quy hoạch trên địa bàn quận. Dưới sức ép của đơ thị hóa và nhu cầu sử dụng đất đã làm tác động tới tâm lý người dân, làm phát sinh xu hướng tâm lý làm thay đổi hiện trạng đất để dần hợp thức hóa quyền sử dụng đất ở đô thị, dẫn tới những tranh chấp về quản lý và sử dụng đất trên địa bàn quận.

Từ sau khi thành lập quận, nhất là từ những năm 2000 trở đi, địa giới hành chính của quận Hải Châu đã thay đổi, nhiều khu dân cư mới hình thành, kéo theo sự thay đổi về đặc điểm dân cư trên địa bàn quận. Hiện nay, bên cạnh một số vùng tập trung chủ yếu cư dân gốc bản địa tại các phường thuộc trung tâm quận như Hải Châu I, Hải Châu II, Phước Ninh, Bình Hiên, Bình Thuận, cịn có thành phần dân cư là người bốn phương hội tụ về, tập trung chủ yếu tại các phường mới phân tách mốc địa giới, như: Hòa Cường Nam, Hịa Cường Bắc, Hịa Thuận Đơng, Hịa Thuận Tây... Nhìn chung, cư dân quận Hải Châu chủ yếu là lao động trí óc gồm cán bộ, cơng chức, viên chức phụ trách công tác giảng dạy, chuyên viên nghiên cứu và quản lý, bác sĩ, kỹ sư, nhân viên văn phòng, văn nghệ sĩ, cán bộ trung cao cấp phục vụ trong và ngồi qn đội; số cơng dân cịn lại đa phần là dân thường, chuyên làm ăn buôn bán. Những người nghỉ hưu và mất sức, hưởng chế độ xã hội trên địa bàn quận khoảng trên 5.000 nguời. Vì phần đơng là cán bộ, cơng chức, viên chức hưởng lương, nhiều gia đình có điều kiện làm thêm để tăng thu nhập nên mức sống nói chung của dân cư trong quận từ trung bình trở lên. Số hộ nghèo chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển văn hoá cơ sở trên địa bàn quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)