Đánh giá về quá trình xây dựng, ban hành, triển khai và thực hiện chính sách phát triển văn hóa cơ sở trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển văn hoá cơ sở trên địa bàn quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 69 - 75)

Bảng 2.3 Tổng hợp Nguồn vốn dự kiến đầu tư cho các Thiết chế vănhóa trên địa bàn

3.1. Đánh giá về quá trình xây dựng, ban hành, triển khai và thực hiện chính sách phát triển văn hóa cơ sở trên địa bàn

3.1.1. Thành tựu

3.1.1.1. Chính sách phát triển VHCS tại quận Hải Châu đã góp phần làm cho đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội chuyển biến tích cực

Có thể thấy, chính sách phát triển văn hóa cơ sở tại quận Hải Châu trong những năm qua đã làm cho đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của quận có những bước chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng. Trước hết, có thể khẳng định phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Đề án “Xây dựng nếp sống văn hóa-văn minh đơ thị” gắn với chương trình “Thành phố 4 An” và thực hiện Chỉ thị 43 của Thành ủy đã đạt được kết quả tích cực. Phong trào đã phát huy được những truyền thống tốt đẹp của mỗi gia đình, dịng họ và cộng đồng dân cư, đồn kết hịa thuận cùng nhau phấn đấu xây dựng và phát triển kinh tế, giúp nhau làm giàu chính đáng, xóa đói giảm nghèo, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao, các cơng trình phúc lợi cơng cộng được xây dựng và bảo vệ, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, các tệ nạn xã hội được ngăn chặn và đẩy lùi. Cơng tác đăng ký, bình xét, đề nghị, cơng nhận danh hiệu văn hóa được Ban chỉ đạo các cấp thực hiện nghiêm túc. Phong trào xây dựng gia đình, tổ dân phố, phường đạt chuẩn văn minh đô thị đã khơi dậy truyền thống yêu quê hương, đất nước, cũng như tăng cường khối đại đoàn kết trong cộng đồng xã hội. Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa đã hồn thành tốt nhiệm vụ, thực hiện nếp sống văn minh, mơi trường văn hóa cơng sở, mơi trường văn hóa doanh nghiệp, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người lao động. Sản xuất kinh doanh ổn định và từng bước phát triển, người dân gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Việc xây dựng các quy ước Tổ dân phố, khu dân cư được các phường chú trọng thực hiện, đảm bảo đúng quy định. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội

được chú trọng và duy trì, những hủ tục, mê tín dị đoan dần được bài trừ, tình trạng tổ chức tang lễ để dài ngày, trống kèn inh ỏi, việc rải gạo muối, đốt vàng mã đã có nhiều chuyển biến tích cực.

3.1.1.2. Các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm, đầu tư, phát triển hiệu quả

Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của các thiết chế Văn hóa - Thể thao trong những năm qua được quận đặc biệt quan tâm. Trong 5 năm 2015-2019, tổng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực văn hóa trên địa bàn quận gần 140 tỷ đồng. Đến nay, 13/13 phường thuộc quận có Trung tâm Văn hóa thể thao – Học tập cộng đồng được thành lập, có 66 Nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, 13 công viên vườn dạo, khu vui chơi. Các thiết chế văn hóa ln được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp đúng mức, kịp thời trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật để tổ chức hoạt động văn hóa của nhân dân. UBND quận Hải Châu cũng chủ động xây dựng và triển khai thực hiện tốt các cơ chế để vận hành thật hiệu quả các thiết chế văn hóa trong thực tiễn. Sự đa dạng và hồn thiện của các thiết chế trên địa bàn quận Hải Châu đã cho thấy nhịp độ và trình độ của đời sống văn hóa nói chung. Trong điều kiện bùng nổ thơng tin, sự phát triển như vũ bão của khoa học - cơng nghệ, thiết chế văn hóa có thể được xem là những “đồn lũy” văn hóa. Nhận thức được điều đó, Đảng bộ, HĐND, UBND quận Hải Châu cùng nhân dân trên địa bàn trong những năm qua đã tích cực chung sức đồng lịng xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thể thao cơ sở, góp phần phát triển xã hội một cách bền vững, nâng cao chuẩn mực đạo đức, lối sống văn minh và hình thành những nếp sống văn hóa mới phù hợp với yêu cầu chung của thời đại cho người dân Hải Châu.

Bên cạnh việc chú trọng đầu tữ ây dựng các thiết chế văn hóa- thể thao, quận Hải Châu còn tập trung nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - thể thao ở cơ sở, kết hợp lồng ghép sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa trên địa bàn, qua đó nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, phát triển văn nghệ quần chúng và nhận được sự hưởng ứng đông đảo của nhân dân.

3.1.1.3. Các di tích văn hóa, lịch sử trên được quan tâm bảo tồn, các giá trị văn hóa trong hoạt động tơn giáo, tín ngưỡng được phát huy.

UBND quận Hải Châu đã tích cực thực hiện dân chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, những việc làm thiết thực hướng về cội nguồn, công tác đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo, giúp đỡ người hoạn nạn, giảm nghèo bền vững, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, các phong trào của các tầng lớp nhân dân đã trở

thành phong trào quần chúng rộng rãi, góp phần phát triển văn hóa – xã hội, củng cố vững chắc khối đại đồn kết tồn dân tộc.

Cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn quận được quan tâm. Hiện nay, trên địa bàn quận có nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị, đặc biệt có 2 di tích cấp quốc gia đó là Nghĩa trủng Phước Ninh và Bia chùa Long Thủ, 1 di tích quốc gia cấp đặc biệt là Thành Điện Hải hiện đang được tôn tạo, nâng cấp. Hằng năm quận ủy, HĐND, UBND quận đều chỉ đạo ngành văn hóa tu bổ, tơn tạo, nâng cấp các di tích xuống cấp, tổ chức dâng hương dâng hoa tại các bia di tích lịch sử trên địa bàn quận vào các ngày lễ lớn. UBND các phường phối hợp với đoàn thành niên tổ chức cho các em học sinh đến tham quan, tìm hiểu giá trị các di tích này. Trong 5 năm qua, quận đã lập hồ sơ xin cấp trên cho phép đặt 2 bia lưu niệm ghi lại 3 sự kiện lịch sử trên địa bàn quận, đó là bia “Phịng tuyến Cổ Viện Chàm và Đồn Võ Tánh” và bia lưu niệm “Trận đánh vào nhà máy đèn Liên Trì”, góp phần giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ trên địa bàn quận.

Cơng tác giữ gìn và phát triển các loại hình nghệ thuật biểu diễn, nhất là nghệ thuật truyền thống, được quan tâm thực hiện. Quận ủy, UBND quận đã khuyến khích các phường thành lập câu lạc bộ thơ, câu lạc bộ hát dân ca, mời Hội sân khấu thành phố về mở lớp dạy hát dân ca cho đội ngũ cán bộ văn hóa các phường; mời nghệ nhân nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh về các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn quận dạy nghệ thuật tuồng cho các em học sinh. Quận còn đưa loại hình múa rối nước, biểu diễn trang phục dân tộc, thi hát dân ca bài chòi và các trò chơi dân gian vào lễ hội đình làng hằng năm. Các hội diễn, liên hoan văn nghệ từ phường đến quận ngày càng được quan tâm đầu tư để có chất lượng nghệ thuật cao hơn.

Là một địa bàn trung tâm của thành phố, tập trung nhiều hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, nhất là của tư nhân, nên bộ mặt văn hóa của quận rất đa dạng và phức tạp. Để xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, Quận ủy, UBND quận đã chỉ đạo ngành văn hóa quận nâng cao vai trị quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa-xã hội, có kế hoạch kiểm tra thường xuyên các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa trên địa bàn quận, xử lý nghiêm, đúng pháp luật các trường hợp vi phạm. Các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư đã phát huy vai trò giám sát, phản biện kịp thời phản ánh cho quận những nơi tổ chức các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa sai phạm để quận kịp thời kiểm tra và xử lý. Do đó, trong thời gian qua, trên địa bàn quận khơng có những điểm nóng, điểm đen về văn hóa.

So với những năm trước đây, trong 5 năm qua, UBND quận Hải Châu đã rất quan tâm đầu tư cho sự nghiệp văn hóa trên địa bàn quận, đảm bảo phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế của quận, nhất là đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới các Trung tâm VHTT, các nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí, cơng viên, vường dạo ở các phường. Đồng thời, UBND quận cũng khuyến khích các phường đẩy mạnh xã hội hóa các thiết chế văn hóa. Các việc làm này đã thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, công tác tuyên truyền của quận ngày càng phát triển và góp phần nâng cao đời sống văn hóa vật chất và tinh thần cho nhân dân.

3.1.2. Hạn chế

3.1.2.1. Cơng tác chính trị tư tưởng chưa thật vững chắc

Cơng tác chính trị tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tồn quận tuy đã có những kết quả tích cực nhưng chưa thật vững chắc. Những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, những khó khăn của đất nước và địa phương, đặc biệt là những tác động của mặt trái cơ chế thị trường đã làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân thiếu lịng tin vào thành cơng của sự nghiệp đổi mới, vào đường lối văn hóa của Đảng. Một số cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu trong lối sống, sa vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thục dụng, tham nhũng, lãng phí. Trong nhân dân có một bộ phận thờ ơ với chính trị mà quan tâm nhiều hơn đến lợi ích vật chất, lợi ích cá nhân, coi nhẹ lợi ích tập thể và xã hội, lưu hành văn hóa phẩm độc hại.

3.1.2.2. Cơng tác chỉ đạo, triển khai thực hiện chính sách văn hóa ở các cấp chưa đồng đều, thiếu sự liên kết

Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các chính sách văn hóa mà tiêu biểu là trong việc thực hiện các phong trào, đề án từ cấp quận đến cấp phường và từng địa bàn cơ sở tuy có bước phát triển nhưng chưa đồng đều, chậm đổi mới, thiếu tính chủ động, sáng tạo. Cơng tác phối hợp giữa các thành viên BCĐ còn hạn chế, chưa đồng bộ giữa các ban ngành, hoạt động với các ngành cịn bất cập, việc phân cơng nhiệm vụ cho từng thành viên chưa cụ thể, hoạt động triển khai cịn mang tính đơn lẻ, chưa tập trung. Bên cạnh đó, cơng tác tổ chức còn khá lúng túng về cơ chế hoạt động, việc chỉ đạo triển khai thực hiện phong trào ở các địa phương tuy có bước phát triển nhưng chưa đồng đều, chưa thường xuyên, chưa ổn định; nhiều nơi phong trào chưa có chiều sâu, sự phối hợp giữa các ban ngành vẫn cịn có hạn chế, chưa đồng bộ.

Việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng của một số BCĐ cơ sở còn chậm, chưa kịp thời. Thành viên BCĐ phải kiêm nhiệm nhiều công

việc, thường xuyên phải thuyên chuyển công tác, tư tưởng không ổn định nên một số thành viên chưa thực sự quan tâm, dành thời gian thỏa đáng cho phong trào. Văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện phong trào nhiều lần thay đổi, khó khăn cho cơ sở trong q trình nắm bắt và triển khai thực hiện. Cơng tác báo cáo định kỳ kết quả thực hiện từng phong trào cụ thể của các ngành thành viên chưa đúng tiến độ, nhiều đơn vị báo cáo chưa sâu sát, còn nặng về thành tích.

3.1.2.3. Việc thực hiện nếp sống văn hóa ở cộng đồng cịn máy móc, chưa thật sự sâu rộng.

Cơng tác quản lý các hoạt động văn hóa trên địa bàn quận nhiều nơi, nhiều khi còn lỏng lẻo, cứng nhắc. Việc triển khai, thực hiện Phong trào “TDĐKXDĐSVH” và Đề án “XDNSVH-VMĐT” ở cơ sở, có lúc, có nơi chuyển biến chậm, chồng chéo, không thống nhất chỉ đạo và quản lý. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở nhiều địa phương còn lỏng lẻo, ý thức xây dựng nếp sống văn minh, chấp hànhpháp luật, bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư chưa cao. Việc xây dựng ĐSVH trong cơ quan, đơn vị, trường học còn chuyển biến chậm,...

3.1.2.4. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội còn hạn chế

Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội tuy đã đạt được một số thành tựu quan trọng nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định. Nhiều lễ cưới, tiệc hỷ trong quận vẫn chưa tuân thủ thời gian quy định, thuê loa di động mở to, hát hò gây ồn ào quá 22 giờ đêm, gây ô nhiễm tiếng ồn tại khu dân cư và ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của bà con hàng xóm. Một số tiệc hiếu, hỷ tổ chức cỗ bàn linh đình, dựng rạp lấn chiếm vỉa hè, lối đi, để xe tràn xuống lòng đường, kiệt/ hẻm ảnh hưởng đến giao thông, mất mỹ quan đô thị. Vẫn cịn tình trạng để thi hài người thân đã chết trong nhà q 48 giờ. Một số gia đình có suy nghĩ lệch lạc, khơng tuân thủ theo chủ trương vận động sử dụng phương thức hỏa táng của phường. Một bộ phận người dân chưa tích cực tham gia các lễ hội do địa phương và quận tổ chức. Văn hố đơ thị và nhịp sống mới ở thành phố nhanh, gấp gáp khiến con người ngày càng tách rời nhau. Những lề thói, nếp sống cũ, tình làng nghĩa xóm dần mất đi. Thế hệ trẻ ngày nay cũng không mấy mặn mà với những Lễ hội mà quận đang ra sức xây dựng.

3.1.2.5. Việc thiếu các thiết chế văn hóa cơ sở dẫn đến chất lượng các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa chưa thể đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của nhân dân.

Các loại hình nghệ thuật mang bản sắc văn hóa truyền thống tuy được khơi phục nhưng chưa nhiều. Các Trung tâm HTCĐ, các thiết chế văn hóa chưa phát huy được hiểu quả, chưa có nhiều khu vui chơi giải trí cơng cộng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, nhất là trẻ em. Là một quận trung tâm của thành phố, hiện nay nhu cầu về các thiết chế văn hóa trên địa bàn các phường thuộc quận Hải Châu cịn rất lớn nhưng khó khăn lớn nhất là khơng có quỹ đất để xây dựng, dẫn đến những khó khăn, chắp vá khi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, phải thuê mượn rất tốn kém. 13 phường của quận hiện chỉ có 59 nhà sinh hoạt cộng đồng và bức xúc nhất là phường Hải Châu I, là phường trung tâm của quận nhưng khơng có nhà văn hóa, khơng có Trung tâm Văn hóa Thể thao - Học tập cộng đồng nào. Hoạt động của các Trung tâm Văn hóa Thể thao - Học tập cộng đồng hiện nay vẫn cịn chưa sinh động, chưa có những cái mới, cái sáng tạo. Qua khảo sát, ngoài các hoạt động văn hóa, thể thao, tuyên truyền cổ động phục vụ cho các chủ trương, chính sách ở cơ sở, các hoạt động chủ yếu của các Trung tâm Văn hóa Thể thao - Học tập cộng đồng phường vẫn là nơi chuẩn bị đội hình tham gia dự thi cấp quận ở các lĩnh vực văn hóa, thể thao, một số nhà sinh hoạt cộng đồng thi thoảng sử dụng cho hội họp, khơng có thêm cơng năng nào khác; nhiều nhà sinh hoạt cộng đồng đang xuống cấp, hư hỏng nhỏ cần tiếp tục được đầu tư nâng cấp, làm phong phú về công năng sử dụng.

3.1.2.6.Việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước chưa thực chất, mang tính hình thức làm cho hương ước, quy ước chưa đi vào đời sống của cư dân

Việc xây dựng, thực hiện các Hương ước, Quy ước ở một số địa phương cịn mang tính hình thức, sách vở, thậm chí TDP này sao chép y nguyên Quy ước, Hương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển văn hoá cơ sở trên địa bàn quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)