Bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị các di tích lịch sử, các hoạt động văn hóa mang bản sắc dân tộc và địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển văn hoá cơ sở trên địa bàn quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 64 - 69)

Bảng 2.3 Tổng hợp Nguồn vốn dự kiến đầu tư cho các Thiết chế vănhóa trên địa bàn

2.2.4. Bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị các di tích lịch sử, các hoạt động văn hóa mang bản sắc dân tộc và địa phương

2.2.4.1. Ở cấp quận

Hiện nay trên địa bàn quận Hải Châu có 19 di tích trong đó có 05 di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia, 01 di tích văn hóa cấp thành phố, 19 di tích Lịch sử-Cách mạng đã được UBND thành phố đăng ký bảo vệ. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích văn hóa – lịch sử, trong nhiều năm qua, quận Hải Châu đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị 25 di tích trên địa bàn quận. Bằng việc đưa các di tích lịch sử trên địa bàn quận vào bản đồ du lịch chung của thành phố, triển khai các dự án bảo tồn, khôi phục các lễ hội dân gian và tăng cường hoạt động quảng bá các di tích lịch sử - văn hóa, lên kế hoạch tổ chức nhiều lễ hội, chương trình văn hóa, nghệ thuật tại các di tích, quận Hải Châu đã biến những địa điểm từng bị lãng quên sống dậy và trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngồi nước. Chính những nỗ lực khơng ngừng nghỉ của Quận ủy, HĐND, UBND quận, những di tích lịch sử - văn hố mặc dù đến từ q khứ nhưng nay đã mang hơi thở của thời đại, thực sự trở thành một bộ phận hữu cơ của đời sống đương đại.

Để thực hiện công tác quản lý di sản trên địa bàn quận, Phịng Văn hóa và Thơng tin quận đã xây dựng kế hoạch kinh phí chi cho cơng tác tu bổ tơn tạo di tích Lịch sử -Văn hóa và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc ở trên địa bàn quận hằng năm với tổng kinh phí là 39 triệu đồng. Vào dịp chào mừng tết Nguyên đán, kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ, quận Hải Châu luôn thực hiện tốt việc dọn dẹp vệ sinh, kẽ vẽ lại biển bia gắn cho di tích mà quận quản lý; đồng thời phối hợp với các phường có di tích tổ chức các buổi dâng hương, dâng hoa tại các di tích. Nhận dịp chào mừng kỷ niệm 20 năm thành phố Đà Nẵng trực thuộc TW và tái lập quận Hải Châu (01/01/1997-01/01/2017), Phòng đã tham mưu cho quận tái dựng Bia di tích “Phịng tuyến Viện Cổ Chàm và Đồn Võ Tánh” tại Vườn hoa ngã tư Trần Phú -

Nguyễn Văn Linh với dạng khối hình tượng thuyền cách điệu bằng đá granite với tổng kinh phí bệ bia và khối hình tượng là 110.665.000đ. Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1997- 27/7/2017, Phòng đã tham mưu UBND quận xây dựng Bia lưu niệm sự kiện Trận đánh Nhà máy đèn Liên trì tại Vườn hoa ngã tư Duy Tân - Trưng Nữ Vương, phường Hịa Thuận Đơng với dạng khối hình tượng bơng sen cách điệu bằng đá granite (tổng kinh phí bệ bia và khối hình tượng nghệ thuật là 126.816.000đ); Nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIII 23/11/2017, phịng VHTT đã cung cấp nội dung và địa điểm di tích Lịch sử - văn hóa cho 13 phường tun truyền với nhiều hình thức trong đó chú trọng cơng tác tun truyền trên hệ thống Đài FM của phường.

Lễ hội Đình làng Hải Châu là một hoạt động văn hóa tâm linh đặc sắc của quận Hải Châu, nhằm hướng về cội nguồn dân tộc, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân quận Hải Châu nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung. Hằng năm, quận Hải Châu đều chọn ngay giỗ tổ Hùng Vương làm ngày diễn ra lễ hội đình làng, việc tổ chức Lễ vọng (Lễ cúng cơ hồn), Lễ Chánh tế, Lễ Khai mạc theo nghi thức cổ truyền dân tộc và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tại lễ hội Đình làng đều diễn ra thành cơng tốt đẹp. Bên lề lễ hội Đình làng Hải Châu là các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc như: Cuộc thi hóa trang các nhân vật lịch sử, Thi nấu bánh chưng (Khối phường); Thi thời trang áo dài xưa và nay (Khối trường Tiểu học); Thi hát múa (Khối cơ quan, doanh nghiệp); Tổ chức thi kéo co, đẩy gậy, cờ tướng, cờ người, nhảy bao bố tiếp sức… đã thu hút đông đảo nhân dân, giáo viên, học sinh tham gia cổ vũ. Ngoài ra, tùy từng năm mà Lễ hội Đình làng tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian quần chúng khác nhau như: múa rối nước, hơ hát bài chịi, bịt mắt bắt vịt, đập niêu, biểu diễn tị he thu hút đơng đảo nhân dân đến dự xem và cổ vũ. Nhìn chung, qua 9 lần tổ chức Lễ hội thì Lễ hội Đình làng đã có nhiều khởi sắc, tác động tích cực đến các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Làm được điều này là nhờ sự chỉ đạo sâu sát của Quận ủy, HĐND, UBND, sự phối hợp tích cực của các cơ quan, ban, ngành, hội đoàn thể từ quận đến phường, sự chuẩn bị chu đáo của phường Hải Châu I và sự góp cơng góp sức của 12 phường cùng với các cơ quan, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các thiết chế văn hóa truyền thống khác trên địa bàn quận đã bước đầu phát huy được hiệu quả tích cực. Hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa truyền thống tại địa phương đã vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh cho nhân dân, vừa góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, truyền

thống cách mạng, nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc. Hằng năm, quận tổ chức Đêm thơ Nguyên tiêu tại Đình Làng Hải Châu, thu hút được các hội viên CLB thơ 13 phường gửi các sáng tác về tham gia nhằm giới thiệu về vùng đất con người Hải Châu nói riêng và Đà Nẵng nói chung; các cơ quan, đơn vị, trường học, các phường tổ chức tốt các loại hình nghệ thuật quần chúng, hằng năm tổ chức hàng trăm buổi văn nghệ quần chúng, liên hoan, hội thi, hội diễn đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sinh hoạt văn hóa của các tầng lớp nhân dân.

Cơng tác giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương được các cấp, các ngành, các địa phương chú trọng thực hiện. Đến nay, hầu hết các trường phổ thông trên địa bàn quận đã đưa nội dung văn hóa, lịch sử địa phương vào chương trình giảng dạy, phịng Giáo dục-Đào tạo phối hợp với phịng Văn hóa và Thơng tin quận tổ chức các cuộc thi tìm hiểu di tích lịch sử-văn hóa, di tích cách mạng trên địa bàn thành phố, tổ chức ngày hội Văn hóa dân gian, lễ hội Đình làng Hải Châu đã góp phần giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương cho thế hệ trẻ của quận.

2.2.4.2. Ở cấp phường

Công tác tu bổ, tơn tạo các di tích lịch sử văn hố được các phường có di tích văn hóa-lịch sử trên địa bàn thực hiện thường xuyên, hàng năm. Một số di tích lịch sử văn hóa đã được phường chủ động trùng tu, tôn tạo. Tiêu biểu trong tháng 3/2019, được sự đồng ý của UBND quận Hải Châu và Sở VHTT thành phố, UBND phường Thạch Thang từ nguồn vốn tự chủ của địa phương và nguồn xã hội hóa cùng sự góp sức của Hội Cựu chiến binh phường đã chủ động đầu tư, nâng cấp phần gạch lát đá viền, thay thế mặt đá bậc trên, bậc đá nền và lắp điện sáng trang trí cho bia di tích “Tưởng niệm trận đánh đài phát thanh và phản kích địch tại hẻm Chuồng bị’ tại Ngã tư Quang Trung – Đống Đa thuộc địa bànphường Thạch Thang. Đây là di tích lịch sử quan trọng, được thành phố đăng ký bảo vệ, là nơi ghi dấu trận đánh của 10 chiến sĩ biệt động Đà Nẵng đánh vào đài phát thanh ngụy gây tiêng vang lớn trong lòng nhân dân. Việc làm này đã thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của UBND phường Thạch Thang nhằm giữ gìn và phát huy tốt giá trị của các di tích, góp phần nâng cao ý thức cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử-văn hóa trên địa bàn phường nói riêng và quận Hải Châu nói chung.

Ngồi ra, trong năm 2019, sau khi chờ sự thống nhất của Sở Văn hóa thể thao thành phố và các đơn vị có chun mơn liên quan, UBND các phường Hịa

Cường Nam và Bình Hiên sẽ tổ chức trùng tu, nâng cấp 02 di tích lịch sử tiêu biểu trên địa bàn phường, lần lượt là Bia kỷ niệm “Trận tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân” tại đường Thăng Long, phường Hòa Cường Nam và Nhà thờ Tiền Hiền làng Nại Hiên (hay cịn gọi đình Nại Hiên, Nhà thờ 12 Chư phái tộc làng Nại Hiên) tại tổ 32, phường Bình Hiên(đã gắn bia) (gần chùa Long Thủ) từ nguồn vốn tự chủ của địa phương và nguồn kinh phí của nhân dân trên địa bàn phường đóng góp.

Bên cạnh đó, một số lễ hội truyền thống ln được các phường ra sức giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các địa phương. Hoạt động tơn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn phường được quản lý và tạo điều kiện phát triển theo đúng quy định của pháp luật. Một số hoạt động văn hóa tâm linh đã được phường vận động thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại, bài trừ các hủ tục lạc hậu, giảm bớt những quy trình cúng bái rườm rà, lãng phí, vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh cho nhân dân, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc vừa phù hợp với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thành phố và quận đề ra.

UBND các phường thường xuyên tuyên truyền truyền tư tưởng và nâng cao hiểu biết của người dân về ý nghĩa của việc Bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị các di tích văn hóa lịch sử, qua đó giáo dục người dân ý thức về việc bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, đồng thời định hướng lối sống trong cộng đồng dân cư, đảm bảo phù hợp với truyền thống văn hóa, thuần phong mĩ tục, quan điểm thẩm mĩ, đạo đức của dân tộc. UBND các phường cịn tích cực tổ chức cho học sinh trên địa bàn tham quan các di tích lịch sử, phát động tham gia, hương ứng các cuộc thi tìm hiểu về các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn phường và quận nhân các ngày lễ lớn, qua đó góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng, nâng cao ý thức bảo tồn các di tích lịch sử văn hố và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam.

Tiểu kết Chương 2

Được sự quan tâm sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của UBMTTQ, các ban, ngành, đoàn thể từ quận đến cơ sở, sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân trong toàn quận, trong những năm qua, việc xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các chính sách văn hóa bước đầu đã có sự khởi sắc. Phong trào phong trào “TDĐKXDĐSVH” và Đề án “XDNSVH-VMĐT” đã thu được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực, tạo ra bầu khơng khí dân chủ thực sự, huy động được nhiều nguồn lực góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội của quận phát triển theo hướng bền vững. Các thiết chế văn hóa trên địa bàn được quan tâm đầu tư, nâng cấp từ quận đến phường, nhiều chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa ra đời góp phần phát huy có hiệu quả các thiết chế văn hóa thể thao cơ sở, thúc đẩy các phong trào văn hóa - thể thao phát triển, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân, gắn kết tình đồn kết trong cộng đồng khu dân cư, động viên mỗi người đồng sức đồng lịng trong xây dựng đơ thị văn minh và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Cơng tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị các di tích lịch sử, các hoạt động văn hóa mang bản sắc dân tộc và địa phương được chủ động triển khai và tổ chức thực hiện tốt, các di tích lịch sử - văn hóa được chăm lo, tập trung nâng cấp, tu bổ, tôn tạo đảm bảo hiện trạng từng di tích. Nhiều hoạt động, chính sách nhằm hướng về cội nguồn được tổ chức rộng khắp từ quận đến phường, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng và nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống cho nhân dân.Các loại hình văn hóa truyền thống, văn hóa tâm linh khác trên địa bàn quận đã được giữ gìn và phát triển theo hướng hiện đại, văn minh, phù hợp với thời đại mới và đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân Hải Châu.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển văn hoá cơ sở trên địa bàn quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)