Bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển văn hoá cơ sở trên địa bàn quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 28 - 33)

1.2.2.1. Bối cảnh kinh tế

Trên cơ sở chia tách thành phố Đà Nẵng cùng với huyện Hòa Văng (cũ) thành đơn vị thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương (01/1997), quận Hải Châu từ một đơ thị cịn đơn sơ, phía Bắc và Nam vẫn là khu vực nông nghiệp, ngập úng, lầy lội, sản xuất chủ yếu là nông - ngư nghiệp, đô thị trung tâm chắp vá, hạ tầng xuống cấp; đến nay, diện mạo quận đã thay đổi lớn: không gian đơ thị được mở rộng về phía Tây Nam; khu đơ thị trung tâm được chỉnh trang, nâng cấp; hạ tầng dịch vụ - thương mại được đẩy mạnh với các trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp và phố chun doanh; tập trung các cơng trình hiện đại và những tuyến đường trọng điểm phục vụ du lịch và thương mại của thành phố.

mại - dịch vụ trên địa bàn quận đã phát triển nhanh, với sự tham gia nhiều thành phần kinh tế làm cho thị trường rất đa dạng, phong phú; hàng hóa lưu thơng tăng nhanh về số lượng và chủng loại đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của xã hội; phương thức kinh doanh đa dạng, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh văn minh, hiện đại và một số loại hình dịch vụ mới như các dịch vụ kỹ thuật tài chính-tín dụng, khoa học-cơng nghệ, dịch vụ công cộng, từng bước thể hiện trung tâm kinh tế - tài chính của thành phố Đà Nẵng. Tăng trưởng kinh tế bình quân của quận đạt gần 13%/năm, cao hơn mức bình quân chung của thành phố. Các thành phần kinh tế, nhất là thành phần kinh tế tư nhân phát triển cả về lượng và chất với quy mô 5.467 doanh nghiệp. Thu ngân sách nhà nước từ năm 2007 đến 2018 tăng gấp 11 lần (đạt trên 1.000 tỷ đồng). Cơ cấu kinh tế quận từ khi thành lập đến nay chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và nơng lâm thủy sản; trong đó, thương mại - dịch vụ năm 1997 chiếm gần 58%, đến nay chiếm trên 75%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2017 đạt hơn 37.713 tỷ đồng.

Năm 2017, Hải Châu chính là thành viên của “Câu lạc bộ quận, huyện ngàn tỷ” của cả nước về thu ngân sách. Qua đó, có thể thấy sự định hình, chuyển đổi khá rõ nét và phù hợp theo hướng CNH - HĐH trong định hướng phát triển kinh tế quận thời gian qua và giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng hiện nay đang định hướng phát triển trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn của Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Theo website của Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong năm 2018, ước tính Đà Nẵng đón 6,6 triệu lượt khách trong và ngồi nước đến tham quan và du lịch, tăng 19% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn 19.000 tỷ đồng. Vì thế, các sản phẩm của ngành dịch vụ - thương mại trên địa bàn thành phố không chỉ phục vụ người dân của thành phố mà còn phục vụ nhu cầu khá lớn của khách du lịch đến thăm quan, lưu trú. Quận đồng thời cũng là trung tâm dịch vụ bưu chính - viễn thơng của thành phố với sự đa dạng, phong phú về loại hình phục vụ vừa tiện lợi, vừa hiện đại có thể sách ngang tầm với các nước trong khu vực.

Nhìn chung, tình hình kinh tế của quận Hải Châu trong những năm qua đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu tổng quát đã đề ra, đã có sự chuyển mình nhanh chóng, xứng đáng là vị trí trung tâm thành phố Ðà Nẵng. Kinh tế tăng trưởng nhanh, đô thị được chỉnh trang, nguồn nhân lực phát triển, nếp sống của nguời dân đơ thị ngày càng có những tiến bộ mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải

thiện, quốc phịng - an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững.

1.2.2.2. Bối cảnh văn hóa

Quận Hải Châu là mảnh đất có lịch sử trên 500 năm, kể từ lúc những cư dân Việt đầu tiên đến đây khai hoang, vỡ đất, tính kế sinh cơ lập nghiệp lâu dài. Văn hóa trên địa bàn quận đã được hình thành và phát triển trong suốt bề dày lịch sử mà những di tích như Đình làng Hải Châu hay Nghĩa trủng Phước Ninh là minh chứng rõ ràng nhất. Vùng đất Hải Châu đã ghi dấu nhiều chiến công của các anh hùng liệt sĩ trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, cùng với đó là những dấu ấn vẫn còn lưu giữ đến ngày nay trên các ngơi đình, đền, chùa,... rêu phong cổ kính - nơi chứa đựng, lưu giữ các nét giá trị lịch sử, văn hóa kiến trúc nghệ thuật của các thời đại được thể hiện trên từng nét trang trí kiến trúc, kết cấu và nhân vật thờ tự tại các di tích. Trên địa bàn quận có 19 di tích lịch sử- văn hóa, trong đó có 5 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, gồm Thành Điện Hải, Bia Chùa Long Thủ, cụm di tích Đình và nhà thờ chư phái tộc Hải Châu, Đình Nại Nam và Nghĩa trủng Phước Ninh. Ngồi ra trên địa bàn quận cịn có 14 di tích lịch sử-văn hóa được xếp hạng cấp thành phố. Hằng năm, quận Hải Châu thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các chương trình lễ hội truyền thống tại các di tích lịch sử-văn hóa tiêu biểu trên địa bàn quận, thu hút đông đảo nhân dân và khách thập phương tham dự, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh trong nhân dân, góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống bổ sung vào kho tàng di sản văn hóa của địa phương đồng thời nó đã và đang trở thành một tài ngun du lịch văn hóa - tín ngưỡng độc đáo của Quận. Nhiều lễ hội, sự kiện được tổ chức với quy mô lớn và được dư luận xã hội đánh giá cao. Lễ hội đình làng Hải Châu được tổ chức hằng năm tại cụm di tích Đình và nhà thờ chư phái tộc Hải Châu, với đầy đủ các phần lễ vọng, lễ chánh tế, nghi lễ dâng hương cổ truyền, tạo được khơng khí thiêng liêng, biểu thị lịng tơn kính, biết ơn các vị phúc thần, các bậc tiền hiền, hậu hiền – những người có cơng quy dân, lập ấp, phát triển sản xuất, tạo dựng quê hương cho nhiều thế hệ cư dân Hải Châu ngày nay. Mỗi di tích đều mang dấu ấn của từng thời kỳ lịch sử, đều có ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục cho các thế hệ con cháu về truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tri ân cơng đức đối với những người có cơng với đất nước. Chính nguồn gốc hình thành, q trình xây dựng, tu bổ, tơn tạo di tích

- lễ hội như những bản thơng điệp văn hóa gửi đến các thế hệ tương lai.

Những di sản văn hóa cịn tồn tại đến hơm nay đã trở thành dấu ấn lưu truyền hậu thế, thể hiện bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa, tinh thần yêu nước, kiên

cường của nhân dân Hải Châu. Không chỉ kiên cường trong chiến đấu, người dân Hải Châu ngày nay cịn tích cực, hăng hái, cần cù, có tinh thần đồn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng, cùng nhau xây dựng quận ngày càng phát triển vững chắc. Tình đồn kết gắn bó cùng nhau gánh vác việc chung được nâng lên qua các phong trào thi đua xây dựng gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa, phường đạt chuẩn văn minh đơ thị, phịng chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự an ninh. Tất cả đã cùng tạo nên một nét đẹp về truyền thống văn hóa của quận Hải Châu.

1.2.2.3. Bối cảnh xã hội

Từ khi thành lập (1997) đến nay, tình hình xã hội trên địa bàn quận đã phát triển nhanh và đạt được nhiều thành tựu quan trọng; quốc phịng-an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững.20 năm qua cùng với nguồn lực đầu tư của thành phố, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Hải Châu đã nêu cao tinh thần đồn kết, thể hiện tính năng động, lãnh đạo và tổ chức thực hiện đạt những kết quả vượt bậc trên các lĩnh vực góp phần quan trọng vào sự phát triển trên nhiều mặt đời sống xã hội chung của thành phố.

Quốc phòng, an ninh luôn được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, đảm bảo tốt mục tiêu chính trị, giữ vững vai trị là địa bàn trọng điểm về quốc phòng – an ninh của thành phố. Trong cơng tác cải cách hành chính được đẩy mạnh theo hướng nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp, chất lượng các loại hình dịch vụ cơng hướng đến xây dựng một nền hành chính hiện đại, hoạt động hiệu quả, tạo động lực đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội, từng bước đáp ứng theo yêu cầu của đô thị loại I cấp quốc gia. Các hoạt động nhân đạo từ thiện và chính sách đối với người nghèo được quan tâm thực hiện. các hoạt động chăm sóc người có cơng, người già cơ đơn, trẻ em nghèo, khuyết tật… luôn được ưu tiên mở rộng. Các loại quỹ hỗ trợ như “Đền ơn đáp nghĩa”, “Ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam”. “Quỹ vì người nghèo”… được duy trì, đảm bảo đúng mục đích và phát huy hiệu quả sử dụng. Cơng tác xã hội hóa, vận động các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vào các chương trình đảm baeo an sinh xã hội của quận không ngừng tăng cao. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo ngày càng phát triển và có quy mơ, chất lượng, hình thức đào tạo và cơ sở vật chất. Đến nay quận đã duy trì được kết quả đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục trung học, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học đạt 100%. Nhiều năm liên tuc ngành giáo dục quận được thành phố công nhận đạt 15/15 chỉ tiêu thi đua xuất sắc. Nhiều loại hình giảng dạy và học tập ứng dụng cơng nghệ hiện đại được vận dụng có hiệu quả.

Cơng tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được cải thiện. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và nâng cấp. Đến nay 13/13 phường được công đạt nhận chuẩn quốc gia về y tế xã, phường. Chương trình y tế quốc gia đạt hiệu quả cao, trên 90% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng đầy đủ. Từ năm 2005 đến nay đã cấp phát thẻ BHYT miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Tiểu kết Chương 1

Văn hóa và những vấn đề lý luận liên quan đến chính sách văn hóa trong những thập kỷ gần đây đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong và ngồi nước. Chính sách phát triển văn hóa, đặc biệt là phát triển văn hóa cơ sở có vai trị hết sức quan trọng, là nền tảng, bước đi mang tính bền vững, nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 5, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam, tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển văn hóa cơ sở là một định hướng đúng đắn mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định trong q trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam, đồng thời cũng là phương hướng quan trọng trong việc thực hiện chiến lược con người, xây dựng, phát huy nguồn nội lực con người nhằm làm cho những nét đẹp văn hóa thấm sâu vào đời sống xã hội, đến từng cá nhân, từng gia đình, từng tập thể, đến các khu dân cư, cộng đồng, lan rộng ra trên các lĩnh vực sinh hoạt cũng như các mối quan hệ của con người nhằm tạo dựng một đất nước Việt Nam có một đời sống nhân văn, dân chủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Là một quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng, trong những năm qua, chính sách phát triển văn hóa cơ sở ở Hải Châu đã được sự quan tâm, chú trọng của các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Bên cạnh những phát triển khơng ngừng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quận Hải Châu cịm có sự chuyển biến tích cực trên lĩnh vực văn hóa, với sự phát triển tồn diện, rộng khắp, ngày càng đi vào chiều sâu và được toàn thể nhân dân trong quận hưởng ứng thực hiện.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, BAN HÀNH, TRIỂN KHAI,THỰC HIỆNCHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HỐ CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển văn hoá cơ sở trên địa bàn quận hải châu, thành phố đà nẵng (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)