Về tiêu chuẩn, trình tự thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁP LUẬT về KIỂM sát VIÊN VIỆN KIỂM sát NHÂN dân từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 61 - 64)

nhiệm cách chức Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân

Tiêu chuẩn kiểm sát viên như đã trình bày tại chương một, gồm tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể đối với Kiểm sát viên các cấp.

Pháp luật hiện hành quy định tiêu chuẩn chung của kiểm sát viên là những tiêu chuẩn về Quốc tịch, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, về chuyên môn nghiệp vụ, thời gian công tác và sức khỏe đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.

Quy định về trình độ cử nhân luật đối với người được bổ nhiệm làm kiểm sát viên là điểm rất mới, rất tiến bộ của Pháp lệnh kiểm sát viên 1993 và tiếp tục được khẳng định tại Pháp lệnh kiểm sát viên 2002, Luật tổ chức VKSND năm 2014, nó đã góp phần thống nhất mặt bằng trình độ của Kiểm sát viên VKSND, khắc phục được tình trạng bổ sung cán bộ không theo quy

định, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng kiểm sát trong một thời gian tương đối dài. Trước đây, yêu cầu về bằng cấp đối với người được tuyển chọn bổ nhiệm chỉ dừng lại ở trình độ cao đẳng, mà cụ thể là tốt nghiệp Cao đẳng kiểm sát, chưa đảm bảo được trình độ chun mơn và kiến thức pháp luật cần thiết. Để khắc phục tình trạng trên, pháp luật hiện hành quy định một trong những tiêu chuẩn của kiểm sát viên là phải có trình độ cử nhân luật, bảo đảm cho các kiểm sát viên có kiến thức pháp lý sâu rộng, được đào tạo bài bản, giúp kiểm sát viên có sự nhìn nhận, đánh giá vấn đề khách quan, chính xác, đầy đủ hơn.

Về phẩm chất chính trị, đạo đức, hầu hết các Kiểm sát viên đều có phẩm chất đạo đức trong sạch, có lập trường chính trị vững vàng, vô tư, khách quan trong khi làm nhiệm vụ, xứng đáng là người đại diện cho công lý, là lực lượng nòng cốt của VKSND thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng, nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó. Cán bộ kiểm sát đều phải bảo đảm tiêu chuẩn về sức khỏe, để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, với khối lượng và áp lực cơng việc lớn; việc miễn nhiệm vì lý do sức khỏe hầu như không xảy ra.

Thời gian công tác thực tiễn là điều kiện bắt buộc trong Quy trình bổ nhiệm Kiểm sát viên các cấp. Quy định về thời gian công tác thực tiễn đối với Kiểm sát viên là vấn đề hết sức cần thiết, với trách nhiệm và quyền hạn nặng nề, đại diện nhà nước, Kiểm sát viên VKSND ngồi u cầu về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, phải được thực tiễn kiểm nghiệm và được đào tạo, trưởng thành từ thực tiễn để có thêm những kinh nghiệm, trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thực tế.

Pháp lệnh Kiểm sát viên năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), đã quy định rất cụ thể về thời gian công tác pháp luật đối với người được tuyển chọn bổ nhiệm làm Kiểm sát viên, Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy

định, ngoài các điều kiện chung, người được tuyển chọn, bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp phải có thời gian làm cơng tác pháp luật từ 04 năm trở lên; đối với Kiểm sát viên trung cấp phải có ít nhất 05 năm là Kiểm sát viên sơ cấp; Kiểm sát viên cấp cao phải có ít nhất 05 năm là Kiểm sát viên trung cấp. Ngoài ra, theo Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định, để được bổ nhiệm là Kiểm sát viên, phải trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên. Trừ trường hợp ngoại lệ do nhu cầu cán bộ ngành được quy định và người có đủ điều kiện tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 75 Luật Tổ chức VKSND năm 2014, đã có thời gian cơng tác pháp luật từ 10 năm trở lên, có năng lực thực hành quyền cơng tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền VKSND cấp tỉnh, có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với Viện kiểm sát cấp dưới thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên trung cấp; đối với trường hợp chưa đủ thời gian làm Kiểm sát viên cấp dưới hoặc thời gian làm công tác pháp luật, nhưng trong trường hợp cần thiết vẫn có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm kiểm sát viên theo quy định của pháp luật. Đối với người được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp, điều kiện về thời gian công tác pháp luật vẫn là 4 năm. Đây là khoảng thời gian tương đối phù hợp cho quá trình phấn đấu rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cơng tác.

Về trình tự thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên. Việc tuyển chọn bổ nhiệm, Kiểm sát viên phải thông qua Uỷ ban kiểm sát xét tuyển để chọn người đủ điều kiện dự thi; bổ sung quy định về Hội đồng thi tuyển các ngạch Kiểm sát viên nêu trên. Đây là điểm mới của Luật tổ chức VKSND năm 2014 so với luật tổ chức VKSND trước đó. Đối với việc tuyển chọn bổ nhiệm Kiểm sát viên VKSND tối cao tiếp tục thực hiện cơ chế tuyển chọn thông qua Hội đồng tuyển chọn.

đồng tuyển chọn cụ thể. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể và biểu quyết theo đa số, lựa chọn người đủ tài đức vào vị trí người bảo vệ cơng lý. Những quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn kiểm sát viên là tiền đề để thực hiện những quy định về trình tự thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁP LUẬT về KIỂM sát VIÊN VIỆN KIỂM sát NHÂN dân từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)