Hoạt động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁP LUẬT về KIỂM sát VIÊN VIỆN KIỂM sát NHÂN dân từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 50 - 61)

Kiểm sát viên

Theo quy định tại Điều 2 Luật tổ chức VKSND năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2015 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” [38]. Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát

viên trong hoạt động kiểm sát được giảm bớt, khơng cịn cơng tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế. Việc giảm bớt nhiệm vụ như nêu trên sẽ giúp giải quyết tình trạng quá tải về khối lượng cơng việc đối với Viện kiểm sát nói chung và với Kiểm sát viên nói riêng, tập trung vào thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm.

Trong lĩnh vực thực hành quyền công tố

Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát viên nhân danh quyền lực nhà nước, đại diện cho công lý, cho sự nghiêm minh của pháp luật truy tố người phạm tội ra trước tịa, đồng thời duy trì sự buộc tội tại tịa án, đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được điều tra, khởi tố và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, khơng làm oan người vơ tội. Với vai trị là Kiểm sát viên tham gia phiên tòa bảo đảm việc truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

- Thực hành quyền công tố việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

và kiến nghị khởi tố

Tại Điều 3 Luật tổ chức VKSND năm 2014 khẳng định: VKSND thực hành quyền công tố ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Lần đầu tiên Luật quy định một mục riêng về công tác “Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến

nghị khởi tố” [38] nhằm khẳng định đây là lĩnh vực công tác thực hiện chức năng độc lập của VKSND (Mục 1 Chương II). Thể chế hoá chủ trương của Nghị quyết số 49-NQ/TW “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt

động điều tra, gắn công tố với điều tra” [8]. Thực hiện công tác thực hành

quyền công tố ngay từ giai đoạn ban đầu nhằm đảm bảo việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật, chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

Kiểm sát viên được phân công đã chú trọng đến kiểm sát lập hồ sơ và đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh đối với từng tin báo tội phạm mà Cơ quan điều tra đã thụ lý; kịp thời yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án, bị can để điều tra đối với những tin báo có dấu hiệu tội phạm mà Cơ quan điều tra chậm ra quyết định khởi tố. Đối với các tin báo tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, lãnh đạo VKSND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị tiếp tục thực hiện tốt Quy chế tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND tối cao.

Từ năm 2015 đến năm 2020, Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố: 93 vụ, 121 bị can (năm 2020: 20 vụ, 32 bị can; năm 2019: 26 vụ, 41 bị can; năm 2018: 16 vụ, 27 bị can; năm 2017: 24 vụ, 17 bị can; năm 2016: 7 vụ, 4 bị can; 2015 không phát sinh số liệu); không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp 02 trường hợp vào năm 2018 [52].

Đối với các tin báo tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, lãnh đạo VKSND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị tiếp tục thực hiện tốt Quy chế tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND tối cao. Năm 2016, VKSND tỉnh đã tiến hành xác minh ban đầu 06 tin và chuyển Cơ quan điều tra VKSND tối cao điều tra giải quyết theo thẩm quyền 04 tin.Cơ quan điều

tra VKSND tối cao đã điều tra làm rõ và khởi tố 02 vụ, 02 bị can [52].

- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình

sự

Kiểm sát viên hai cấp đã chủ động hơn trong việc tham mưu cho lãnh đạo VKSND trong việc yêu cầu khởi tố vụ án hình sự và khẩn trương yêu cầu điều tra tội phạm [45]. Kiểm sát viên đề xuất và thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra theo chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật. Kiểm sát chặt chẽ các vụ án hình sự ngay sau khi khởi tố, chủ động, tích cực đề ra yêu cầu điều tra, yêu cầu khởi tố vụ án, khởi tố bị can, chống lạm dụng việc bắt khẩn cấp hoặc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vơ tội. Vì vậy, chất lượng khởi tố, điều tra, truy tố được nâng lên, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung có trách nhiệm của Kiểm sát viên hoặc án bị cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm xử hủy, sửa. Kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng các căn cứ pháp luật trong tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra vụ án, bị can, nhất là các trường hợp đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 29 Bộ luật hình sự. Đã phục hồi nhiều vụ án để điều tra theo quy định, khơng để xảy ra q hạn điều tra; tích cực chủ động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết các vụ án điểm, án theo thủ tục rút gọn.

Từ năm 2015 đến năm 2020, Viện kiểm sát hai cấp huỷ 04 quyết định khởi tố vụ án (năm 2016), huỷ 13 quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra (năm 2015 hủy 02 quyết định, năm 2016 hủy 06 quyết đinh, năm 2017 hủy 03 quyết định, năm 2019 hủy 02 quyết định); huỷ 11 quyết định khơng khởi tố vụ án khơng có căn cứ của Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án 10 vụ (năm 2016: 08 vụ, năm 2017: 02 vụ); không phê chuẩn 06 quyết định khởi tố bị can (năm 2015), hủy bỏ 02 quyết định

đình chỉ điều tra vụ án (năm 2017), hủy bỏ 05 quyết định đình chỉ điều tra bị can của Cơ quan điều tra; phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp 981 người, không phê chuẩn lệnh bắt tạm giam 11 bị can, không phê chuẩn lệnh tạm giam 26 bị can, hủy bỏ quyết định tạm giam 12 bị can, không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp 01 trường hợp (2015); không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ 19 trường hợp; hủy quyết định tạm giữ 43 trường hợp. Viện kiểm sát hai cấp trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung 78 vụ để bổ sung chứng cứ 39 vụ; khởi tố thêm bị can 15 vụ; vi phạm tố tụng 11 vụ; thay đổi tội danh 10 vụ, khởi tố thêm tội danh 03 vụ [52].

Các vi phạm của Cơ quan điều tra, Điều tra viên, cán bộ điều tra như: một số vụ án không kịp thời tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ, dẫn đến phải gia hạn thời hạn điều tra; vi phạm trong việc thu thập chứng cứ, lập hồ sơ vụ án; việc thực hiện các yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát chưa đầy đủ, chưa kịp thời, dẫn đến một số vụ án phải trả để điều tra bổ sung; một số vụ án, Cơ quan điều tra ban hành các quyết định tố tụng không đúng quy định của pháp luật… được Kiểm sát viên tổng hợp tham mưu ban hành kiến nghị yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục. Các kiến nghị của Viện kiểm sát đều được Cơ quan điều tra tiếp thu và đề ra biện pháp khắc phục.

- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố tội phạm

Trong công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát hai cấp quan tâm giải quyết các vụ án đã thụ lý đúng thời hạn luật định, đảm bảo việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không để xảy ra trường hợp nào Viện kiểm sát truy tố, Tòa án xét xử tuyên bị cáo không phạm tội hoặc thay đổi hoặc rút quyết định truy tố; hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung, án bị hủy, sửa có trách nhiệm của Kiểm sát viên. Trước khi kết thúc điều tra vụ án, Kiểm sát viên đã chủ động nghiên cứu, kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ vụ án, khi các

chứng cứ, thủ tục tố tụng của vụ án đã đầy đủ thì mới thống nhất với Điều tra viên để kết thúc điều tra, nên đã hạn chế đến mức thấp nhất việc kết thúc điều tra vụ án mới đề xuất trả hồ sơ điều tra bổ sung. Ở hầu hết các vụ án, trước khi truy tố, Kiểm sát viên đã nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về chứng cứ, bảo đảm việc truy tố có căn cứ, đúng người, đúng tội. Việc ban hành các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra vụ án, bị can đảm bảo đúng căn cứ pháp luật, nhất là các trường hợp đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 29 Bộ luật hình sự.

Số vụ án Viện kiểm sát truy tố đạt tỷ lệ cao so với tổng số vụ án đã kết thúc điều tra [45]. Từ năm 2015 đến năm 2020, Viện kiểm sát hai cấp truy tố 10.949 vụ, 20.967 bị can so với số vụ và số bị can đã kết thúc điều tra 11.208 vụ, 21.311 bị can. Trong đó: Năm 2015 quyết định truy tố 1.694 vụ, 3.235 bị can/ 1.734 vụ, 3.289 bị can, chiếm 97,6%; năm 2016 truy tố 1.880 vụ, 3.552 bị can/ 1.924 vụ, 3.646 bị can, chiếm 97,7%; năm 2017 truy tố 1.673 vụ, 3.088 bị can/ 1.717vụ, 3.180 bị can, chiếm 97,4%; năm 2018 truy tố 1.689 vụ, 3.076 bị can/ 1.748 vụ, 3.076 bị can, chiếm 96,67%; năm 2019 truy tố 1.949 vụ, 3.983 bị can/ 1.998 vụ, 4.095 bị can, chiếm 97,5%; năm 2020 truy tố 2.064 vụ, 4.033 bị can/ 2.087 vụ, 4.025 bị can, chiếm 98,89% [52].

- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự

Theo quy định tại Điều 18 Luật tổ chức VKSND năm 2014, ở giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, quyền cơng tố của VKSND được Kiểm sát viên sử dụng tại phiên tịa qua việc cơng bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, xét hỏi, thực hiện việc luận tội đối với bị cáo, tranh luận với bị cáo, luật sư; phát biểu quan điểm về giải quyết vụ án tại phiên tòa và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộc tội theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự [38].

Ở hầu hết các vụ án, trước khi tham gia phiên tòa, Kiểm sát viên chuẩn bị tốt đề cương xét hỏi, dự kiến tình huống diễn biến tại phiên tịa; nâng cao chất lượng luận tội; chủ động tham gia xét hỏi, tranh luận, đối đáp với những người tham gia tố tụng; đề nghị áp dụng hình phạt và mức hình phạt phù hợp quy định của pháp luật... Kiểm sát chặt chẽ việc Tòa án áp dụng các Điều 51, 54 và 65 Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt nhẹ hoặc cho bị cáo được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ đúng quy định của pháp luật. Tăng cường phối hợp với Tòa án để tổ chức các phiên tòa xét xử lưu động và các phiên tòa để rút kinh nghiệm theo tinh thần cải cách tư pháp...

Công tác kiểm sát bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án được hầu hết các đơn vị thực hiện tốt; lập phiếu kiểm sát và gửi Viện kiểm sát cấp trên, do vậy, đã kịp thời phát hiện những vi phạm của Tòa án để tổng hợp, kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm, hoặc ban hành kháng nghị, đề nghị kháng nghị khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng. Viện kiểm sát hai cấp tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc kiểm sát biên bản phiên tòa đảm bảo biên bản này phải được ghi chép khách quan, đầy đủ, đúng pháp luật.

Trong đó, xét xử sơ thẩm năm 2015: 1.627 vụ, 3.125 bị cáo; năm 2016 xét xử 1.846 vụ, 3.497 bị cáo; năm 2017 xét xử 1.643 vụ, 3.002 bị cáo, năm 2018 xét xử 1.724 vụ, 3.114 bị cáo; năm 2019 xét xử 1.905 vụ, 3.827 bị cáo; năm 2020 xét xử 1.847 vụ, 3.703 bị cáo. Xét xử phúc thẩm, năm 2015: 174 vụ, 303 bị cáo; năm 2016: 170 vụ, 335 bị cáo; năm 2017: 151 vụ, 245 bị cáo, năm 2018: 169 vụ, 264 bị cáo; năm 2019: 205 vụ, 399 bị cáo; năm 2020: 198 vụ, 353 bị cáo [52].

Việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm trong nhiều năm đã được VKSND hai cấp phối hợp với Tòa án chú trọng về chất lượng, tăng cường

số lượng (mỗi Kiểm sát viên có ít nhất 02 phiên tịa hình sự /năm) nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng tranh tụng, kỹ năng xét hỏi, kỹ năng tranh luận, xử lý tình huống và năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử của Kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm hiệu lực, vai trị của quyền cơng tố trong việc xét xử khách quan, đúng người, đúng tội trong các phiên tòa xét xử vụ án hình sự.

Trong lĩnh vực kiểm sát hoạt động tư pháp

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát các cấp ngày càng quan tâm đến công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, mang tính đột phá nhằm đảm bảo hoạt động của các cơ quan tư pháp theo đúng quy định của pháp luật.

- Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Kiểm sát viên hai cấp đã chú trọng kiểm sát chặt chẽ việc thụ lý, giải quyết tin báo tội phạm, phân công Kiểm sát viên lập hồ sơ kiểm sát. Kiểm sát viên lập hồ sơ kiểm sát và đề ra yêu cầu xác minh đối với từng tin báo tội phạm mà Cơ quan điều tra đã thụ lý; định kỳ hàng tháng, Viện kiểm sát đã họp với Cơ quan điều tra để đánh giá tình hình tội phạm, kết quả xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; trao đổi, phối hợp và thống nhất quan điểm xử lý, nhằm nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội. Đối với các tin báo tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra VKSND tối cao, lãnh đạo VKSND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị tiếp tục thực hiện tốt Quy chế tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSND tối cao; chủ động tiếp nhận, tiến hành xác minh ban đầu đối với một số tin báo tội phạm và kịp thời chuyển Cơ quan điều tra VKSND tối cao giải quyết theo thẩm quyền.

- Kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự

Thực hiện chủ trương “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”; “Tăng cường các biện pháp phòng chống oan, sai và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự”, Kiểm sát viên hai cấp đã chú trọng nâng cao chất lượng kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, kiểm sát chặt chẽ vụ án ngay từ khi khởi tố; chủ động nghiên cứu hồ sơ để xây dựng kế hoạch kiểm sát điều tra, đề ra yêu cầu điều tra sát, đúng với nội dung vụ án, đồng thời nắm chắc tiến độ điều tra để thường xuyên đôn đốc, yêu cầu điều tra, thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ đảm bảo cho việc giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật. Hạn chế đến mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁP LUẬT về KIỂM sát VIÊN VIỆN KIỂM sát NHÂN dân từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 50 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)