Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁP LUẬT về KIỂM sát VIÊN VIỆN KIỂM sát NHÂN dân từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 35 - 37)

2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát nhân dân

2.2.1. Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên viên

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên là vấn đề quan trọng trong các quy phạm pháp luật quy định về Kiểm sát viên. Theo Điều 83 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định, Kiểm sát viên có các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau:

- Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng VKSND.

Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong việc thực hành quyền cơng tố,

thay mặt nhà nước buộc tội người phạm tội và thực hiện các quyền như quyền kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu khi kiểm sát hoạt động tư pháp.

Trong thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên phải chấp hành quyết định của Viện trưởng VKSND cấp mình và cấp trên. Đồng thời, chịu sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu có căn cứ cho rằng quyết định của Viện trưởng là trái pháp luật thì Kiểm sát viên có quyền từ chối nhận nhiệm vụ bằng văn bản, nếu Viện trưởng vẫn quyết định thi hành thì phải có văn bản chỉ đạo, Kiểm sát viên phải báo cáo lên Viện trưởng VKSND cấp trên và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả quyết định của Viện trưởng. Trường hợp này, Viện trưởng quyết định thi hành phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng VKSND cấp trên về quyết định của mình.

Viện trưởng VKSND có trách nhiệm thực hiện các hoạt động để kiểm tra, giám sát hoạt động của Kiểm sát viên, Nếu phát hiện vi phạm thì tùy mức độ có quyền xử lý; có quyền rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của Kiểm sát viên.

- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp do luật định.

- Trong vụ việc có nhiều Kiểm sát viên tham gia giải quyết thì Kiểm sát viên ở ngạch thấp hơn phải tuân theo sự phân công, chỉ đạo của Kiểm sát viên ở ngạch cao hơn.

- Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên có quyền ra quyết định, kết luận, yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật [38].

Bên cạnh những quy định nội dung về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm, pháp luật cũng quy định những việc Kiểm sát viên không được làm:

- Trước hết Kiểm sát viên cũng là cán bộ, công chức nên Kiểm sát viên không được làm những việc mà pháp luật quy định cán bộ, cơng chức

khơng được làm.

- Ngồi ra, trong q trình thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên khơng được: Tư vấn cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.; can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc; đưa hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu khơng vì nhiệm vụ được giao hoặc khơng được sự đồng ý của người có thẩm quyền; tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngồi nơi quy định [38].

Để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về vai trò của người Kiểm sát viên, Điều 85 Luật tổ chức VKSND năm 2014 còn quy định việc Tuyên thệ của Kiểm sát viên khi được bổ nhiệm

Người được bổ nhiệm vào các ngạch Kiểm sát viên phải tuyên thệ:

Thứ nhất, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, tận tụy phục vụ nhân dân; Thứ hai, đấu tranh không khoan nhượng với mọi tội phạm và vi phạm

pháp luật;

Thứ ba, kiên quyết bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, lẽ phải và công bằng

xã hội;

Thứ tư, không ngừng phấn đấu, học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Cơng minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”;

Thứ năm, nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật, nguyên tắc tổ chức hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân [38], [44].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁP LUẬT về KIỂM sát VIÊN VIỆN KIỂM sát NHÂN dân từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)