Đặc điểm về địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁP LUẬT về KIỂM sát VIÊN VIỆN KIỂM sát NHÂN dân từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 34 - 35)

Thanh Hoá là một tỉnh lớn của Bắc Trung Bộ, diện tích 11.129,48 km2, là tỉnh có diện tích lớn thứ 5 trong cả nước. Về vị trí địa lý, Thanh Hóa tiếp giáp với các tỉnh và nước bạn như sau: Phía Bắc: giáp 3 tỉnh, gồm: Sơn La, Hồ Bình, Ninh Bình với đường ranh giới dài 175 km; Phía Nam: giáp tỉnh Nghệ An với đường ranh giới dài 160 km; Phía Đơng: giáp biển Đông với chiều dài đường bờ biển 102 km; Phía Tây: giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDCND Lào với đường biên giới dài 192 km.

Thanh Hố nằm ở vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam nước ta. Trong lịch sử, Thanh Hóa từng là căn cứ địa vững chắc chống ngoại xâm, là kho nhân tài vật lực phục vụ tiền tuyến.

Tỉnh Thanh Hoá nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với 102 km đường bờ biển ở đây có thể phát triển hoạt động du lịch, khai thác cảng biển; có đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt xuyên Việt và sân bay Thọ Xuân. Thêm vào đó, Thanh Hóa có quy mơ diện tích lớn với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Đặc điểm về vị trí địa lý trở thành một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.

Với nền văn hố đa dân tộc, mỗi dân tộc có đăc trưng riêng về văn hoá phi vật thể và văn hoá vật thể là tiềm năng, lợi thế đối với du lịch; những thiết chế văn hoá xã hội truyền thống của từng dân tộc như: thiết chế Bản Mường của người Thái dựa trên lãnh thổ công, thiết chế lang đạo của người Mường, thiết chế dịng họ của người H’Mơng... những phong tục tập quán trong sản

xuất, sinh hoạt và trong tín ngưỡng, hội hè... là điểm đến hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Với các đặc điểm về tự nhiên, xã hội và dân số nêu trên, Thanh Hóa có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế đó cũng đặt ra cho Thanh Hóa nhiều khó khăn cho việc quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đặc biệt, trong điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh cịn nhiều khó khăn, số lượng người trong độ tuổi lao động nhiều và ngày một tăng cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo cịn ít, thu nhập bình qn đầu người cịn thấp, khả năng giải quyết việc làm còn nhiều hạn chế, những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và sự thay đổi của các mặt đời sống xã hội như: sự du nhập của văn hóa, cơng nghệ... càng trở nên sâu sắc, đây là những nguyên nhân căn bản gây nguy cơ gia tăng số lượng tội phạm. Đồng thời, những đặc điểm phức tạp của xã hội sẽ gây khó khăn cho cơng tác điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội nói chung và hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Kiểm sát viên VKSND nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁP LUẬT về KIỂM sát VIÊN VIỆN KIỂM sát NHÂN dân từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)