Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁP LUẬT về KIỂM sát VIÊN VIỆN KIỂM sát NHÂN dân từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 72 - 76)

Những tồn tại, yếu kém trong công tác thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát có nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nhưng nhìn chung, thấy có những nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất, về thể chế về Kiểm sát viên.

Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, đồng bộ, cụ thể, dẫn đến cịn có nhận thức khác nhau trong các cơ quan tiến hành tố tụng ở một số vụ án; chưa có nhiều cơ chế để bảo đảm cho hoạt động của Viện kiểm sát, cụ thể như:

Theo quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2014, tại phiên toà xét xử hình sự, Kiểm sát viên thực hiện song song hai nhiệm vụ thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử, có nghĩa là kiểm sát viên vừa là chủ thể buộc tội, một bên của tố tụng, vừa đứng ra kiểm sát việc xét xử. Thực tiễn tại các phiên tòa, bên cạnh việc Kiểm sát viên lo chuẩn bị cho những vấn đề thuộc hoạt động cơng tố cịn phải kiểm sát việc xét xử của Hội đồng xét xử, của những người tham gia tố tụng. Với trách nhiệm nặng nề đó là một trong những nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa.

Trong hoạt động của Kiểm sát viên có một vấn đề khơng thể khơng nhắc tới, đó là văn hố ứng xử của Kiểm sát viên, đặc biệt tại các phiên tồ. Trong q trình xây dựng và phát triển 60 năm ngành Kiểm sát nhân dân, đã có nhiều tác giả, nhiều cơng trình nghiên cứu về các lĩnh vực họat động thực hiện chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp dưới nhiều góc độ

và trên nhiều phương diện khác nhau, nhưng nghiên cứu về văn hóa ứng xử của Kiểm sát viên - một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành ở VKSND các cấp thì chưa có nhiều và chưa được quan tâm đúng mức.

Đây là nguyên nhân khách quan nhưng rất cơ bản, đòi hỏi phải được khắc phục kịp thời, nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng hoạt động hiệu quả trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Thứ hai, về công tác tổ chức, điều kiện hoạt động công tác của Kiểm sát viên

Biên chế của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh tuy đã được bổ sung, nhưng chưa đáp ứng được với nhu cầu công việc. Thực hiện công tác sắp xếp, điều động công chức, lãnh đạo quản lý chưa hợp lý để phục vụ cho công tác chuẩn bị nhân sự để giới thiệu Ủy ban kiểm sát là căn cứ xem xét tuyển chọn, bổ nhiệm Kiểm sát viên trong thời gian tới để đảm bảo được chính sách cán bộ, Kiểm sát viên.

Cơng tác kiện tồn, bổ nhiệm chức vụ, các chức danh kiểm sát viên được thực hiện đúng quy trình, thủ tục, hồ sơ đầy đủ tài liệu cần thiết theo quy định nhưng một số Kiểm sát viên vẫn chưa thực sự đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện được đề nghị bổ nhiệm.

Việc quản lý, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo VKSND các cấp còn thiếu thường xuyên, sâu sát; việc kiểm tra của Lãnh đạo đối với cán bộ, Kiểm sát viên chưa sâu sát nên nhiều vi phạm, hạn chế, thiếu sót của Kiểm sát viên không được phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.

Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật của VKSND các cấp nhìn chung cịn yếu và thiếu, khơng đáp ứng được yêu cầu nhanh, nhạy, chính xác, kịp thời của cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm. Chính sách, chế độ tiền

lương và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, Kiểm sát viên chậm được điều chỉnh, bổ sung tương xứng với quyền hạn, trách nhiệm được giao, nhất là chế độ phu cấp đặc thù của cán bộ, công chức VKSND được quy định tại Điều 96 Luật tổ chức VKSND năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/6/2015) đến nay vẫn chưa được thực hiện [45].

Thứ ba, về tiêu chuẩn, trình độ, năng lực Kiểm sát viên

Nguyên nhân của các vi phạm trên, một mặt do bản thân Kiểm sát viên thiếu ý thức rèn luyện đạo đức, nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp và năng lực chuyên môn. Nhận thức của một số Kiểm sát viên về vị trí, vai trị, thẩm quyền, trách nhiệm của Viện kiểm sát trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung và hoạt động thực hành quyền cơng tố nói riêng chưa đầy đủ, đúng đắn nên tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu chủ động trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát tư pháp.

Năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của một số Kiểm sát viên còn hạn chế; chưa nắm vững các quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn, dẫn đến lúng túng trong việc áp dụng pháp luật, có trường hợp áp dụng sai, gây oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

Một số Kiểm sát viên có lập trường tư tưởng khơng vững vàng, thiếu bản lĩnh, bị kẻ xấu lợi dụng, mua chuộc làm tha hoá, biến chất, tiếp tay cho tội phạm, che dấu tội phạm.

Kết luận chương 2

Trong Chương 2 tác giả đã nghiên cứu, hệ thống quy định pháp luật về Kiểm sát viên, phân tích các vấn đề về thực trạng thi hành hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; trình độ, năng lực và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, luân chuyển, điều động, biệt phái Kiểm sát viên VKSND; phân tích làm rõ những ưu điểm, tồn tại, hạn chế thực hiện pháp luật Kiểm sát viên. Từ lý luận về pháp luật Kiểm sát viên VKSND kết hợp với các phương pháp phân tích thực trạng, chương 2 đã cho thấy được tình hình của thực hiện pháp luật Kiểm sát viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2020 thông qua các thông số từ nguồn số liệu của thống kê có giá trị cao của VKSND và các tài liệu khác mà tác giả thu thập được.

Từ nghiên cứu chương 2 là cơ sở để đi sâu đề xuất các biện pháp thiết thực, phương hướng hoàn thiện cụ thể về các mặt như lý luận, tổ chức hoạt động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáo dục, bồi dưỡng... để pháp luật Kiểm sát viên VKSND trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được thực hiện một cách thống nhất và có hiệu quả.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁP LUẬT về KIỂM sát VIÊN VIỆN KIỂM sát NHÂN dân từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)