Quy định về cơ cấu tổ chức và đại diện của các hình thức tổ chức hành nghề luật sư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 37 - 40)

Luật sư là một nghề có tính độc lập cao, trách nhiệm của luật sư gắn liền với quyền lợi thiết thân của khách hàng cho nên ngoài trách nhiệm của thành viên theo quy định của Luật doanh nghiệp quy định, Luật luật sư còn quy định về hạn chế quyền của các thành viên tổ chức hành nghề luật sư, cụ thể: Một luật sư chỉ được

thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư [34, Điều 32].

Đây là quy định “đóng” tức là hạn chế rất nhiều về khả năng tham gia vào các hình thức tổ chức hành nghề luật sư khác nhau của các Luật sư, tương tự như quy định hạn chế đối với kế toán viên hành nghề dịch vụ kế toán. Quy định này là phù hợp bởi vì với mỗi một luật sư hành nghề trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, trách nhiệm của họ là đem hết khả năng trình độ và đạo đức ứng xử để thực hiện nhiệm vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho chính bản thân và tổ chức hành nghề luật sư. Hơn nữa, xét về nguyên tắc, các tổ chức hành nghề luật sư chỉ thực hiện chuyên biệt dịch vụ pháp lý, vì vậy quy định này sẽ đảm bảo việc cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề luật sư và giúp các Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư tránh được những vướng mắc liên quan đến việc thực hiện dịch vụ pháp lý cho các khách hàng có quyền lợi đối lập nhau và các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư khác.

2.1.3 Quy định về cơ cấu tổ chức và đại diện của các hình thức tổ chức hành nghề luật sư. nghề luật sư.

Tổ chức quản lý công ty được xem là hệ thống các thiết chế, chính sách và thơng lệ nhằm định hướng, vận hành và kiểm sốt cơng ty. Trong đó, tổ chức quản lý nội bộ cơng ty bao hàm mối quan hệ giữa nhiều bên như các thành viên, Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) và hoạt động kiểm sốt cơng ty. Tổ chức quản lý công ty và vấn đề trụ cột của công ty.

Theo Luật luật sư, các hình thức tổ chức hành nghề luật sư có các hình thức sau đây: Văn phịng luật sư (doanh nghiệp tư nhân), Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Công ty luật hợp danh.

Thứ nhất: Xét về mơ hình tổ chức chung, ta thấy rằng với Văn phòng luật sư

hoạt động theo cơ chế Doanh nghiệp tư nhân và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên đều chỉ có duy nhất một luật sư làm chủ sở hữu. Điểm khác biệt của Luật luật sư và Luật doanh nghiệp khi quy định về cơ cấu tổ chức của hai loại hình này đó là tổ chức hành nghề luật sư không thừa nhận một pháp nhân làm chủ sở hữu của tổ chức hành nghề luật sư mà chỉ có thể là một luật sư (cá nhân) làm chủ sở hữu và chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình với phần nghĩa vụ mà cơng ty phải thực hiện. Đối với Văn phịng luật sư thì Trưởng văn phịng là người đại diện theo

pháp luật [34, Điều 33]. Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp

tư nhân (Trưởng văn phịng luật sư), chủ sở hữu Cơng ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên có quyền quyết định mơ hình, bộ máy tổ chức, quản lý doanh nghiệp. Như vậy, chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên có quyền trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hoạt động tư vấn pháp luật là hoạt động đặc thù do vậy đòi hỏi trách nhiệm của người đứng đầu Văn phịng luật sư, có trách nhiệm vơ hạn với mọi nghĩa vụ và hoạt động của văn phòng, do vậy Luật luật sư đã chỉ định rõ Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật là hoàn toàn hợp lý và chặt chẽ. Đối với Công ty luật trách nhiệm một thành viên cũng là mơ hình một chủ sở hữu là cá nhân, khơng có mơ hình chủ sở hữu là tổ chức nên chủ yếu hoạt động với quy mơ nhỏ, dựa vào vịng trịn quan hệ của chủ sở hữu là chính, cơ cấu tổ chức quản lý đơn giản và tinh gọn. Vì vậy, Luật luật sư cũng quy định luật sư làm chủ sở

hữu Công ty luật TNHH một thành viên làm Giám đốc công ty [34, Điều 34, khoản

4]. cũng có thể xem là hợp lý.

Thứ hai: Đối với Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của Luật doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm: Hội đồng thành viên, chủ tịch Hội đồng thành viên, giám đốc (hoặc tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên. Hội đồng thành viên là hội đồng bao gồm tất cả các thành viên công ty, là cơ quan quyết định cao nhất trong công ty, thực hiện thẩm quyền và trách nhiệm theo

pháp luật và theo Điều lệ công ty. Chủ tịch hội đồng thành viên được các thành viên bầu và có thể là người đại diện cho công ty trước pháp luật. Giám đốc công ty là người điều hành hoạt động công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên. Giám đốc không nhất thiết phải là thành viên công ty. Đối với Công ty luật TNHH

hai thành viên trở lên thỏa thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty [34, Điều

34, khoản 4] Điều này có thể thấy rằng với quy định của Luật luật sư đã không cho phép công ty thuê Giám đốc là người khơng phải là thành viên cơng ty. Theo đó, Luật luật sư đã ấn định thành viên của công ty đồng thời phải là luật sư của công ty đứng ra chịu trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Đây là quy định khá chặt chẽ và thu hẹp hơn về quyền điều hành của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên so với Luật doanh nghiệp.

Thứ ba: Đối với công ty luật hợp danh:

Mơ hình tổ chức và quản lý cơng ty hợp danh khá đơn giản, không nhiều cơ quan và tương đối đặc thù. Số lượng thành viên cơng ty thường ít, và quen biết nhau, sự liên kết giữa các thành viên chặt chẽ. Theo quy định của Luật doanh nghiệp về cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh, bao gồm Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên của công ty, là cơ quan quyết định mọi hoạt động của công ty. Thành viên hợp danh của công ty và thành viên góp vốn của cơng ty đều có quyền tham gia hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm chủ tịch hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc nếu điều lệ cơng ty khơng có quy định khác. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám

đốc có các nhiệm vụ sau đây: Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh; Triệu tập và tổ chức họp hội đồng thành viên; kí các nghị quyết của hội đồng thành viên; Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh; Tổ chức sắp xếp, lưu trữ đầy đủ và trung thực sổ kế tốn, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật; Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác. [25, Điều 179]. Cịn đối với Cơng ty

luật hợp danh sẽ khơng có thành viên góp vốn; Các thành viên hợp danh thỏa thuận một thành viên làm Giám đốc công ty [34, Điều 34].

Như vậy, hai quy định trên của Luật doanh nghiệp và Luật luật sư đều có tính thống nhất cao trong việc quy định thành viên Giám đốc công ty là thành viên hợp danh (luật sư). Cơng ty luật hợp danh có Giám đốc có thể do Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm nhiệm hoặc không để thực hiện việc quản lý chung. Công ty hợp danh là cơng ty mang tính chất đối nhân tuyệt đối, các thành viên hợp danh đều phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới với các nghĩa vụ tài sản của cơng ty nên bất kì thành viên hợp danh nào cũng có quyền đại diện trước pháp luật và nhân danh công ty để thực hiện hoạt động của công ty. Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm sốt cơng ty. Do vậy pháp luật không cần can thiệp sâu vào tổ chức nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)