phù hợp và thống nhất với Luật luật sư
Tại chương 2 khi đánh giá về thực trạng pháp luật Việt Nam về hình thức tổ chức hành nghề luật sư, tác giả đã chỉ ra một số quy định chưa có sự thống nhất giữa Luật luật sư và Luật doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp là luật chung điều chỉnh các quan hệ pháp luật về doanh nghiệp, trong khi đó Luật luật sư điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, do đó hai văn bản luật này cần
đảm bảo tính thống nhất, tương thích, chính vì vậy tác giả xin đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật doanh nghiệp như sau:
3.2.1.1 Bổ sung các quy định liên quan đến hình thức Cơng ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn
Khi nghiên cứu về các hình thức tổ chức hành nghề luật sư trên thế giới và thực tế kiểm chứng về tính phổ biến và hiệu quả của mơ hình cơng ty luật hợp danh trách nhiệm tại một số nước có nghề luật phát triển. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp và Luật luật sư hiện hành của Việt Nam đều khơng có quy định về mơ hình này nên để tăng thêm sự lựa chọn cho các luật sư khi thành lập tổ chức hành nghề, Luật doanh nghiệp cần bổ sung quy định về hình thức Cơng ty hợp danh trách nhiệm hữua hạn trên cơ sở tham khảo quy định của một số quốc gia trên thế giới và khu vực; từ đó Luật luật sư bổ sung và quy định chi tiết về hình thức tổ chức hành nghề luật sư mới – Công ty luật hợp danh trách nhiệm hữu hạn.
3.2.1.2 Bổ sung quy định về việc chuyển đổi loại hình từ Cơng ty hợp danh sang Công ty trách nhiệm hữu hạn và ngược lại
Luật doanh nghiệp năm 2014 chỉ có quy định về việc chuyển đổi loại hình từ Cơng ty cổ phần sang Cơng ty trách nhiệm hữu hạn và ngược lại; khơng có quy định về việc chuyển đổi loại hình giữa Cơng ty hợp danh và Công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, Luật luật sư lại có quy định về việc chuyển đổi từ Công ty luật hợp danh sang Công ty luật trách nhiệm hữu hạn và ngược lại. Do đó, với tư cách là luật chung điều chỉnh trong lĩnh vực doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp cần phải bổ sung quy định về trường hợp chuyển đổi từ Công ty hợp danh sang Công ty trách nhiệm hữu hạn và ngược lại, để đảm bảo tính thống nhất và tương thích giữa hai văn bản pháp luật chính cùng điều chỉnh về hình thức tổ chức hành nghề luật sư.