thành viên trở lên:
Để tăng quyền chủ động cho Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư, theo tác giả nên bổ sung quy định về việc Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể thực hiện việc chia, tách doanh nghiệp theo sự thỏa thuận của các Luật sư thành viên Công ty trên cơ sở sự phân chia vụ việc, khách hàng cho các luật sư thành viên đang phụ trách trực tiếp khi họ có yêu cầu và khơng cịn mong muốn hợp tác cùng nhau trong một tổ chức hành nghề luật sư.
Tiểu kết chương 3
Hiện nay, trước sự phát triển đa dạng và không ngừng của nền kinh tế và các mối quan hệ xã hội cùng trình độ dân trí ngày càng được nâng cao nên nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của các tổ chức cá nhân trong và ngồi nước tăng nhanh, địi hỏi ngày một cao hơn về chất lượng. Để đáp ứng được yêu cầu trên, việc hoàn thiện pháp luật về các tổ chức hành nghề luật sư phải hướng tới mục tiêu tạo ra hành lang pháp lý an tồn, đồng bộ, thống nhất, có tính khả thi cao nhằm bảo đảm đầy đủ các quan hệ xã hội liên quan đều có sự điều chỉnh của pháp luật.
Mặc dù các quy định của pháp Luật doanh nghiệp và Luật luật sư về các hình thức tổ chức hành nghề luật sư cũng tương đối đầy đủ song trong những quy định đó vẫn cịn những mâu thuẫn, những thiếu sót cần phải sửa đổi bổ sung bằng việc phân tích và chứng minh sự bất cập đó. Hồn thiện pháp luật về các tổ chức hành nghề luật sư phải được cụ thể hóa bằng các giải pháp phù hợp như đã phân tích nhằm bù đắp, quy định chặt chẽ hơn những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật liên quan.
Trong chương này tác giả đã đề xuất về định hướng xây dựng và sửa đổi một số quy định của Luật luật sư điều chỉnh các hình thức tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay và đã đưa ra những giải pháp, những kiến nghị cụ thể dựa trên sự phân tích về thực trạng cũng như các vướng mắc, khó khăn trong việc thi hành để giải quyết những tồn tại hạn chế của pháp luật liên quan đến các hình thức tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay.
KẾT LUẬN
Trong tiến trình đổi mới của đất nước, trong cơng cuộc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp theo nội dung Nghị quyết số 49/NQ-TW, Đảng và Nhà nước ta đã ln quan tâm đến vai trị, vị trí của hoạt động luật sư, đến sự phát triển của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư. Với đề tài: “Các hình thức tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam”, thông qua việc nghiên cứu tồn diện về các hình thức tổ chức hành nghề luật sư
theo quy định của pháp luật, tác giả rút ra một số kết luận chủ yếu như sau:
Thứ nhất, hoạt động hành nghề của luật sư là một loại hình dịch vụ nghề nghiệp và các tổ chức hành nghề luật sư chính là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý. Hoạt động dịch vụ pháp lý là hình thức kinh doanh có điều kiện, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hành nghề, là hoạt động kinh doanh chuyên biệt; không chỉ phải tuân thủ quy định của pháp luật mà tuân theo những quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp; chịu sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về tư pháp và tổ chức xã hội – nghề nghiệp luật sư.
Thứ hai, các tổ chức hành nghề luật sư thường được tổ chức và hoạt động theo mơ hình đối nhân, thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa các luật sư do xuất phát từ đặc thù hoạt động dịch vụ nghề nghiệp, chủ yếu dựa trên kiến thức chuyên mơn, kỹ năng nghề nghiệp và uy tín cá nhân luật sư, không dựa trên nền tảng về vốn và khoa học kỹ thuật hay cơng nghệ. Các hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo pháp luật Việt Nam bao gồm 04 mơ hình: Văn phịng luật sư có địa vị pháp lý như doanh nghiệp; Công ty luật hợp danh khơng có thành viên góp vốn; Cơng ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Công ty luật trách nhiệm hai thành viên trở lên. Mỗi một hình thức tổ chức hành nghề luật sư đều có ưu điểm và nhược điểm; để các luật sư lựa chọn phù hợp với thế mạnh và định hướng phát triển hoạt động nghề nghiệp trong tương lai.
Thứ ba, pháp luật về luật sư ở Việt Nam, kể từ năm 1987, qua 04 lần ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đã có nhiều bước tiến đáng kể, mở rộng quyền chủ động cho luật sư và tổ chức hành nghề, tạo điều kiện cho hoạt động hành nghề luật sư phát triển một cách chuyên nghiệp. Mặc dù trên thực tế dịch vụ pháp lý của
tổ chức hành nghề luật sư đã đạt được một số thành tựu nhất định, tuy nhiên với tiềm năng phát triển ở thị trường Việt Nam rất lớn và để hội nhập, vươn ra ngang tầm với thế giới địi hỏi cần phải có sự hỗ trợ bằng các cơ chế pháp lý đầy đủ, phù hợp và có hiệu quả, đặc biệt là cần phải hoàn thiện quy phạm pháp luật về luật sư để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn của các Luật sư; mở rộng quyền chủ động cho các tổ chức hành nghề luật sư trong việc lựa chọn cơ cấu tổ chức hoạt động, thu hút nguồn lực khác để phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Thơng qua việc phân tích hậu quả từ những vướng mắc, chồng chéo giữa các văn bản pháp luật cụ thể, trong đó tập trung vào Luật doanh nghiệp và Luật luật sư, Luận văn đã đưa ra những giải pháp mang tính định hướng, kiến nghị và các giải pháp cụ thể để giải quyết từng khó khăn vướng mắc hiện tại, hoàn thiện pháp luật về tổ chức hành nghề luật sư; đặc biệt là việc sửa đổi các quy định của Luật luật sư hiện hành về hình thức tổ chức hành nghề luật sư.