Quy định về tổ chức lại và chấm dứt hoạt động các hình thức tổ chức hành nghề luật sư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 40 - 45)

thì Cơng ty luật hợp danh có thể là lựa chọn phù hợp nhất.

Như phân tích ở trên chúng ta thấy rằng cơ chế đại diện của công ty luật hợp danh có phần khác biệt so với Cơng ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Tuy nhiên, cả Luật doanh nghiệp và Luật luật sư vẫn chưa có quy định nào rõ ràng ngồi sự ghi nhận “các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp

luật”. Điều này dẫn đến khả năng khi tất cả các thành viên hợp danh không ai muốn

thực hiện quyền đại diện của mình thì trách nhiệm của các thành viên cũng như quyền lợi của khách hàng hoặc bên thứ ba sẽ bị ảnh hưởng.

2.1.4 Quy định về tổ chức lại và chấm dứt hoạt động các hình thức tổ chức hànhnghề luật sư. nghề luật sư.

2.1.4.1 Quy định về tổ chức lại

Tổ chức lại doanh nghiệp được hiểu là hoạt động cấu trúc lại doanh nghiệp diễn ra trong một số doanh nghiệp hoặc giữa một số doanh nghiệp, bao gồm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi doanh nghiệp.

Luật luật sư khơng có quy định về các hình thức chia, tách tổ chức hành nghề luật sư. Hiện nay, có bốn loại hình tổ chức hành nghề luật sư, trong đó Văn phịng luật sư hoạt động theo hình thức Doanh nghiệp tư nhân; Công ty luật hợp danh; Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Như vậy đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân khơng có tư cách pháp nhân và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên đều do một cá nhân luật sư thành lập cho nên không đặt ra vấn đề chia, tách doanh nghiệp. Đối với Công ty luật hợp danh là loại hình cơng ty đối nhân và Luật doanh nghiệp cũng khơng quy định về việc chia, tách cơng ty hợp danh. Cịn đối với Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể thực hiện việc chia, tách doanh nghiệp; phân chia vụ việc, khách hàng theo các luật sư thành viên khi họ có yêu cầu và khơng cịn mong muốn hợp tác cùng nhau trong một tổ chức hành nghề luật sư. Vì vậy, Luật luật sư cần xem xét, bổ sung quy định về việc chia, tách đối với Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cho phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp.

Thứ hai: Hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp

Theo Luật doanh nghiệp 2014 chỉ có quy định về hợp nhất, sáp nhập cơng ty, như vậy có thể hiểu các cơng ty trách nhiệm hữu hạn, cổ phần, công ty hợp danh, khơng đặt ra với loại hình doanh nghiêp tư nhân. Việc hợp nhất, sáp nhập công ty luật được thực hiện như sau: (i) Hai hoặc nhiều cơng ty luật cùng loại có thể hợp nhất thành một cơng ty luật mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cơng ty luật hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty luật bị hợp nhất ; (ii) Một hoặc nhiều công ty luật có thể sáp nhập vào cơng ty luật khác cùng loại bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cơng ty luật nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty luật bị sáp nhập. [34, Điều 45].

Việc hợp nhất, sáp nhập công ty luật phải đăng ký tại Sở tư pháp với các hồ sơ gồm có: (i) Giấy đề nghị hợp nhất/ sáp nhập công ty luật; (ii) Hợp đồng hợp nhất/sáp nhập, trong đó phải quy định rõ về thủ tục, thời hạn và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; việc kế thừa tồn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp

pháp của các cơng ty luật bị hợp nhất/sáp nhập; (iii) Giấy đăng ký hoạt động của các công ty luật bị hợp nhất/sáp nhập; (iv) Điều lệ của công ty luật hợp nhất/sáp nhập. [3, Điều 12 và Điều 13].

Thứ ba: Chuyển đổi loại hình

Các hình thức tổ chức hành nghề luật sư có thể chuyển đổi như sau: (i) Văn

phòng luật sư thành cơng ty luật (khơng có trường hợp ngược lại); (ii) Cơng ty luật TNHH một thành viên được chuyển đổi thành Công ty luật TNHH hai thành viên trở lên và ngược lại chuyển; (iii) Công ty luật TNHH được chuyển đổi thành công ty luật hợp danh và ngược lại [34, Điều 45]. Mặc dù Luật doanh nghiệp khơng có quy

định liên quan đến việc chuyển đổi của loại hình cơng ty hợp danh nhưng Luật luật sư vẫn có quy định về chuyển đổi giữa các loại hình Cơng ty luật, trong đó có cơng ty luật hợp danh.

Việc chuyển đổi hình thức các tổ chức hành nghề phải đăng ký tại Sở tư pháp với thành phần hồ sơ như sau: (i) Giấy đề nghị chuyển đổi; (ii) Dự thảo Điều lệ của

công ty luật chuyển đổi; (iii) Giấy đăng ký hoạt động của công ty luật được chuyển đổi; (iv) Danh sách thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu; bản sao Thẻ luật sư của các luật sư thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu của công ty luật chuyển đổi; (v) Bản sao giấy tờ chứng minh về trụ sở trong trường hợp có thay đổi về trụ sở. [3, Điều 14

và Điều 15].

2.1.4.2 Quy định về tạm ngừng và chấm dứt hoạt động:

Việc tạm ngừng hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư trong hai trường hợp: (i) Tổ chức hành nghề luật sư chủ động (có quyền) tạm ngừng hoạt động nhưng phải báo cáo bằng văn bản về việc tạm ngừng và tiếp tục hoạt động với Sở Tư pháp, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động, thời gian tạm ngừng hoạt động không quá 02 năm ; (ii) Tổ chức hành nghề luật sư bị Sở tư pháp u cầu tạm ngừng hoạt động do khơng có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật. Dù tạm ngừng theo hình thức chủ động hoặc bị chế tài thì: Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải

thực hiện hợp đồng đã ký với người lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đối với hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng nhưng chưa thực hiện xong thì phải thỏa thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đó.

[34, Điều 46]. .

Chấm dứt hoạt động doanh nghiệp được hiểu là doanh nghiệp đó thực hiện giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp. Tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hoạt động

trong các trường hợp sau đây: (i) Tự chấm dứt hoạt động; (ii) Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động; (iii) Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc Công ty luật TNHH một thành viên hoặc tất cả các thành viên của công ty luật hợp danh, thành viên của Công ty luật TNHH hai thành viên trở lên bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư; (iv) Công ty luật bị hợp nhất, bị sáp nhập; (v) Trưởng văn phịng luật sư, Giám đốc Cơng ty luật TNHH một thành viên chết [34, Điều 47].

Thông qua quy định này thấy rằng, Luật luật sư đã dự tính đến các trường hợp phát sinh trong qua trình hoạt động kinh doanh mà nếu rơi vào các điều kiện đó tổ chức hành nghề luật sư sẽ phải dừng hoạt động. Việc chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư cũng tương tự như trường hợp tạm ngừng hoạt động, có hai hình thức:

- Trường hợp thứ nhất mang tính chất chủ động của các thành viên trong tổ chức hành nghề luật sư, đó là: tự động chấm dứt và cơng ty luật bị hợp nhất sáp nhập. Nghĩa là những trường hợp này Trưởng văn phòng luật sư, thành viên Công ty luật trách nhiệm hữu hạn, thành viên hợp danh đã thỏa thuận trước và thể hiện trong điều lệ về các điều kiện như thời gian hoạt động hoặc các điều kiện dự báo trước như các mục đích đặt ra trước khi thành lập cơng ty khơng đạt được, hay mục đích khơng cịn phù hợp để đến lúc điều kiện đó phát sinh thì tổ chức hành nghề luật sư đó tự động chấm dứt hoạt động. Hoặc theo quyết định của tất cả các thành viên trong công ty, đây là trường hợp giải thể tự nguyện. Hay công ty luật hợp nhất, sáp nhập, đây là ý chỉ của thành viên cơng ty nhằm mục đích chuyển tồn bộ tài sản và nghĩa vụ của công ty cũ vào công ty mới nhằm nâng cao hiệu quả và mở rộng quy

mô doanh nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế. Các điều kiện này cũng hoàn toàn phù hợp với quy định tại điều 201 Luật doanh nghiệp 2014;

- Trường hợp thứ hai: Do sự bị động đến từ các yếu tố khách quan đó là: Trưởng văn phịng luật sư và giám đốc Cơng ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chết; Bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động; Trường văn phịng luật sư, giám đốc Cơng ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc tất cả thành viên công ty luật hợp danh, thành viên Công ty luật trách nhiệm hai thành viên trở lên bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư. Đối với các trường hợp này, theo quy định chung của Luật doanh nghiệp 2014 thì cơng ty “Khơng cịn đủ số lượng thành viên tối thiểu thiểu 06 tháng liên tục mà không làm thủ tuc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp”.

Luật luật sư cịn quy định rõ thêm, tất cả các thành viên công ty đều phải là luật sư, do vậy nếu như chủ sở hữu chết có nghĩa là khơng cịn người chịu trách nhiệm vơ hạn về tài sản của tổ chức hành nghề luật sư thì khơng thể đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ của chủ sở hữu đối với các nghĩa vụ phát sinh. Điều này là hoàn toàn phù hợp với quy định buộc chấm dứt hoạt động. Bên cạnh đó, khi tổ chức hành nghề luật sư bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động nghĩa là tổ chức hành nghề luật sư đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng như giả mạo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, công ty được thành lập bởi những người bị cấm thành lập, ngừng hoạt đông trong thời gian dài mà khơng thơng báo cho cơ quan có thẩm quyền… Luật doanh nghiệp quy định tại điểm đ khoản 1 điều 201 và Luật luật sư quy định tại điều 47. Chế tài này là một chế tài nghiêm khắc và là công cụ hiệu quả để hậu kiểm việc thành lập, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hoặc trong trường hợp các thành viên bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư. Đây là trường hợp khi các thành viên quy định trên khơng cịn đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư thì sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư. Việc thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư là sự kiện pháp lý làm cho một thành viên đang là luật sư sẽ không còn là luật sư nữa. Điều này kéo theo họ không đủ tư cách thành viên trong các tổ chức hành nghề luật sư buộc công ty luật phải chấm dứt hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)