3.2.2.1 Ghi nhận, bổ sung hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo mơ hình Cơng ty luật hợp danh trách nhiệm hữu hạn
Công ty luật hợp danh trách nhiệm đã được ghi nhận và trở thành mơ hình phổ biến trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý tại một số quốc gia trên thế giới,
trong khu vực Đông Nam Á, Malaysia đã ghi nhận về mơ hình tổ chức hành nghề luật sư này. Mơ hình cơng ty luật hợp danh trách nhiệm hữu hạn được đánh giá phù hợp và phát huy hiệu quả hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, do đó pháp luật Việt Nam, Luật luật sư cần phải ghi nhận và bổ sung hình thức tổ chức hành nghề luật mới theo mơ hình Cơng ty luật hợp danh trách nhiệm hữu hạn và chế định pháp lý cho mơ hình này.
3.2.2.2 Bổ sung quy định về tăng tính chịu trách nhiệm đối với hình thức Cơng ty luật trách nhiệm hữu hạn
Luật luật sư năm 2006 có quy định về việc bổ sung hình thức tổ chức hành nghề luật sư mới (so với Pháp lệnh luật sư năm 2001) là Công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, Luật luật sư 2006 cho đến Luật sửa đổi, bổ sung một điều vào năm 2012 cùng với các văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành, mới đây nhất là Nghị định số 137/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư, có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2018 cũng đều khơng có quy định trong việc xác định phạm vi trách nhiệm về tài sản của Luật sư trong Công ty luật trách nhiệm hữu hạn đối với các nghĩa vụ của Công ty, đồng thời cũng không dẫn chiếu cụ thể đến việc áp dụng Luật doanh nghiệp và bỏ ngỏ các quy định về việc đăng ký vốn điều lệ, đăng ký phần vốn góp của các luật sư tham gia thành lập.
Theo tác giả đánh giá thì với những quy định hiện hành về mơ hình Cơng ty luật trách nhiệm hữu hạn chưa tạo ra được sự phân biệt rõ ràng với các hình thức tổ chức hành nghề luật sư có cùng số lượng Luật sư tham gia thành lập, như Văn phịng luật sư với Cơng ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Công ty luật hợp danh với Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Lý giải cho việc thiếu các quy định cần thiết để phân biệt rõ ràng sự khác biệt của mơ hình Cơng ty luật trách nhiệm hữu hạn so vơi các hình thức tổ chức hành nghề luật sư khác đã có từ thời Pháp lệnh luật sư năm 2001, tác giả cho rằng chính các nhà làm luật cũng nhận thấy sự khơng tương thích trong việc xác định chế
độ trách nhiệm hữu hạn của Luật sư trong hoạt động dịch vụ pháp lý, bởi vì như đã phân tích tại phần thực trạng thì : Theo lý thuyết loại hình doanh nghiệp thì Cơng ty trách nhiệm hữu hạn thuộc loại hình cơng ty đối vốn, tức là Cơng ty và các thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp của mình. Trong khi đó, hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của các tổ chức hành nghề luật sư là hoạt động dịch vụ nghề nghiệp đặc thù, chất lượng dịch vụ hồn tồn phụ thuộc và trình độ, năng lực, kinh nghiệm, kĩ năng hành nghề và uy tín cá nhân của Luật sư, từ đó tạo nên thương hiệu, uy tín của tổ chức hành nghề; yếu tố vốn chỉ có vai trị thứ yếu, chủ yếu là xây dựng cơ sở vật chất ban đầu cho tổ chức hành nghề luật sư nên các tổ chức hành nghề luật sư khơng cần có nguồn vốn đầu tư cao; mà chất lượng dịch vụ pháp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền nhân thân hoặc quyền tài sản của khách hàng và trong nhiều trường hợp không thể khắc phục hậu quả hoặc bồi thường tương xứng. Nếu tổ chức hành nghề luật sư và Luật sư chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ và phần vốn góp của mình mà thơng thường được đăng ký với số tiền rất ít sẽ gây bất lợi cho các khách hàng (thiệt hại lớn nhưng được bồi thường rất ít) và khơng tạo được “áp lực” về việc đảm bảo chất lượng cho các Luật sư khi thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng.
Do đó, tác giả kiến nghị 02 phương án hồn thiện pháp luật đối với loại hình cơng ty luật trách nhiệm hữu hạn như sau:
Một là, quy định riêng về nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp với mức cao hơn hoặc thiết kế theo từng Hợp đồng dịch vụ pháp lý ký với khách hàng thay vì thiết kế gói theo năm như hiện nay;
Hai là, quy định về mức vốn pháp định đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn, có thể tham khảo quy định của Trung Quốc về việc vốn pháp định của công ty luật hiện nay là 10.000 nhân dân tệ, tương đương 350 triệu đồng Việt Nam.