Tính thống nhất của pháp luật về hình thức tổ chức hành nghề luật sư phải thể hiện trong bởi các quy phạm, các chế định có nội dung phù hợp, tương thích, khơng mâu thuẫn, khơng chồng chéo giữa Luật doanh nghiệp và Luật luật sư. Khi pháp luật về các hình thức tổ chức hành nghề luật sư có được sự thống nhất sẽ hình thành lên sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành, áp dụng pháp luật về các hình thức tổ chức hành nghề luật sư; mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho Luật sư, tổ chức hành nghề và cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình nhận thức và áp dụng đúng pháp luật; đồng thời nó có tác dụng tạo ra sự tin tưởng của cơng dân, tổ chức vào chính sách, pháp luật của nhà nước và phát huy được nguồn lực trong quá trình phát triển loại hình dịch vụ pháp lý nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Việc đảm bảo tính minh bạch cũng là yêu cầu cấp thiết trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh tế nói chung và pháp luật về dịch vụ pháp lý và các hình thức tổ chức hành nghề luật sư nói riêng. Tính minh bạch thể hiện việc rõ ràng, đúng đắn về nội dung và trình tự ban hành các quy phạm pháp luật về các hình thức tổ chức hành nghề luật sư . Để đảm bảo tính minh bạch của pháp luật về các hình thức tổ chức hành nghề luật sư thì các quy phạm pháp luật phải có tính nhất qn; phải cơng khai; để các chủ thể thực thi có thể dễ dàng trong việc tiếp cận và áp dụng.