Sửa đổi, bổ sung quy định về quyền quản lý và điều hành của tổ chức hành nghề luật sư:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 64 - 65)

phát triển các tổ chức hành nghề luật sư với quy mơ lớn, hoạt động mang tính chất chun nghiệp, thu lợi nhuận cao như các hãng luật thì khơng thể khơng cần đến nguồn tài chính để đầu tư cơ sở vật chất của văn phòng, phương tiện làm việc hiện đại hỗ trợ nâng cao hiệu quả cho hoạt động nghề nghiệp của các Luật sư; chi trả kinh phí để đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và các kĩ năng mềm khác cho các Luật sư trẻ, đáp ứng yêu cầu của việc hội nhập với thế giới. Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay rất ít Luật sư có được tiềm năng tài chính mạnh để thực hiện việc đầu tư này hoặc có thể huy động nhà đầu tư thì lại khơng có cơ chế pháp lý để đảm bảo quyền lợi cho chính các nhà đầu tư đó cũng như cho các Luật sư. Vì vậy, tác giả kiến nghị cần bổ sung quy định về việc cho phép Cơng ty luật có thêm thành viên góp vốn và các thành viên này sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào Cơng ty đồng thời quy định hạn chế quyền biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền Hội đồng thành viên Công ty luật hoặc chỉ quy định về việc được hưởng lợi tức từ phần vốn góp. Quy định này sẽ tạo ra cơ chế pháp lý để thu hút, huy động nguồn tài chính trong việc đầu tư xây dựng và phát triển mơ hình Cơng ty luật với quy mơ lớn, đồng thời có thể tận dụng và phát huy các lợi thế của các nhà đầu tư trong việc khai thác khách hàng cũng như kỹ năng điều hành và quản trị doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp, từ đó nâng cao được chất lượng dịch vụ pháp lý cung cấp cho khách hàng, bảo vệ tốt hơn quyền lợi cho khách hàng và cho chính các Luật sư cũng như thành viên góp vốn trong Cơng ty luật.

3.2.3. Sửa đổi, bổ sung quy định về quyền quản lý và điều hành của tổ chức hànhnghề luật sư: nghề luật sư:

Theo quy định của Luật luật sư: Các thành viên công ty luật hợp danh, Công

ty luật TNHH hai thành viên trở lên thỏa thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty. Luật sư làm chủ sở hữu Công ty luật TNHH một thành viên là Giám đốc công ty [34, Điều 34]. Điều này có thể hiểu Luật luật sư dựa trên chức năng nghề

nghiệp của tổ chức hành nghề luật sư, đã “ấn định” quyền điều hành doanh nghiệp cho Luật sư thành viên của công ty luật, điều này nhằm gắn trách nhiệm nghề

nghiệp của luật sư với trách nhiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Tuy nhiên tác giả cho rằng quy định như vậy là thắt chặt quyền của công ty luật trong cơ chế thị trường hiện nay và khơng phù hợp. Bởi vì, các Luật sư được đào tạo với trình độ chun mơn trong lĩnh vực luật pháp. Nhưng hoạt động cơng ty theo hướng tìm kiếm lợi nhuận thì Người đứng đầu phải có kĩ năng lãnh đạo, các kĩ năng tổ chức khác trong việc quản trị, điều hành doanh nghiệp và rõ ràng điều này khơng phải luật sư nào cũng có thể làm tốt. Để giải quyết được vấn đề khó khăn, vướng mắc này, tác giả cho rằng, Luật luật sư không nên quy định bằng một quy phạm pháp luật buộc giám đốc công ty luật phải là Luật sư trong Hội đồng thành viên của Cơng ty. Trong bối cảnh xã hội hiện này thì Giám đốc điều hành cũng là một nghề nghiệp như nghề luật sư, cho nên các thành viên cơng ty luật có thể thỏa thuận về việc th một người có trình độ chun mơn và kinh nghiệm phù hợp để làm Giám đốc thực hiện việc quản lý và điều hành các vấn đề nội bộ của Cơng ty luật, ngồi việc thực hiện dịch vụ pháp lý bắt buộc phải do các Luật sư đảm nhận. Theo đó, Luật luật sư nên sửa đổi theo hướng cho phép cơng ty luật có quyền thỏa thuận cử một thành viên làm giám đốc hoặc có quyền thuê giám đốc để điều hành cơng ty để phù hợp với thực tế, góp phần xây dựng tính chuyên nghiệp, mở rộng quy mô và chất lượng của các tổ chức hành nghề luật sư, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thông lệ chung của các doanh nghiệp trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)