Ngày 02.9.1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của nhân dân Việt Nam trong tiến trình giành độc lập, tự chủ. Ngay sau khi thành lập Nhà nước Đảng và nhân dân đã gặp rất nhiều khó khăn, thử thách: Phải đối mặt với 3 thứ giặc “giặc đói”, “giặc dốt” và “giặc ngoại xâm”. Từ đó đặt ra cho Đảng và Nhà nước nhiệm vụ trọng tâm cấp bách phải ban hành pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng, vì chỉ khi pháp luật được ban hành Đảng và Nhà nước mới có nền tảng pháp lý để bảo vệ an ninh quốc gia, trấn áp tội phạm nói chung và để bảo
các lợi ích của Nhà nước và của nhân dân nói riêng.
Nói về hình phạt CTKGG ở thời kỳ này, học viên nhận thấy các quy phạm pháp luật về hình sự khá đơn giản, cụ thể như việc các quy định về Hình phạt, cũng được chia thành: Hình phạt chính và hình phạt phụ (bây giờ hình phạt phụ được gọi là hình phạt bổ sung), trong đó:
- Về Hình phạt chính các nhà làm luật chỉ quy định có 5 hình phạt gồm: Tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn (từ sáu tháng đến hai mươi năm), cảnh cáo; các hình phạt vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt phụ: quản chế (từ 1 năm đến 5 năm sau này ) và phạt tiền.
- Cịn về hình phạt phụ có: Tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản, cư trú bắt buộc và cấm cư trú (từ 1 năm đến 5 năm), cấm thực hành một số nghề nghiệp nhất định hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ có liên quan đến tài sản xã hội chủ nghĩa. Hình phạt CTKGG được đề cập lần đầu tiên trong Luật Nghĩa vụ quân sự được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 12 năm 1981 [25]. Như vậy những đặc điểm cơ bản của hình phạt CTKGG được đề cập xuất hiện từ khá sớm, nó xuất hiện trước lần pháp điển hóa đầu tiên (BLHS 1985) là về thời hạn hình phạt CTKGG là từ 3 tháng đến 2 năm (hiện nay là từ 6 tháng đến ba năm.
Tóm lại trong giai đoạn này, hình phạt CTKGG chỉ được quy định gói gọn trong 02 văn bản pháp luật với phạm vi áp dụng rất hẹp, bởi vì thời kỳ đó Việt Nam vẫn trong tiến trình đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm (chống Pháp, chống Mỹ và chống Trung Quốc). Cho nên các quy phạm pháp luật nói chung và luật hình sự nói riêng đều nhằm mục đích đích chính trị, đấu tranh giành độc dân tộc, giải phóng miền Nam. Cho nên phần lớn các quy phạm pháp luật về hình sự trong giai đoạn này là để trừng trị, răn đe với hình phạt được chú trọng, quan tâm nhất là hình phạt Tù. Cũng có những quy định về các hình phạt khơng phải là hình phạt tù như phạt tiền, cảnh cáo và đặc biệt là
sự việc quy định hình phạt CTKGG ở giai đoạn sau này (năm 1981), đã mở ra một cách nhìn nhận mới Đảng và Nhà nước về hình phạt và mục đích của hình phạt, cũng như hồn thiện pháp luật hình sự trong giai đoạn tiếp theo.