Tăng cường sự phối kết hợp giữa Tòa án nhân dân với các cơ quan, tổ chức trong giải quyết các vụ án hình sự nói chung, áp dụng hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi (Trang 76 - 81)

3. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm

3.3.3. Tăng cường sự phối kết hợp giữa Tòa án nhân dân với các cơ quan, tổ chức trong giải quyết các vụ án hình sự nói chung, áp dụng hình

quan, tổ chức trong giải quyết các vụ án hình sự nói chung, áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ nói riêng

Trong giai đoạn 2015-2019, qua công tác nghiên cứu học viên nhận thấy sự phối kết hợp của các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết các vụ án hình sự của TAND tỉnh Quảng Ngãi đóng vai trị hết sức quan trọng để đảm bảo trong công tác xét xử nói chung và xét xử các VAHS nói riêng. Tuy nhiên, trong sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức với Toà án cũng gặp phải một số vướng mắc, khó khăn, vì vậy, cần phải nâng cao hơn nữa công tác phối hợp với một số cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động giải quyết các vụ án hình sự có áp dụng hình phạt CTKGG, trong đó cần:

Một là: Nâng cao công tác phối hợp giữa TAND với VKSND trong hoạt động giải quyết các vụ án hình sự, từ thủ tục giao, nhận hồ sơ vụ án; thời hạn KSV nghiên cứu hồ sơ, xác minh thu thập, bổ sung chứng cứ, triệu tập người tham gia phiên toà; kế hoạch xét xử; trách nhiệm của KSV và HĐXX.

Hai là: Cần trú trọng quan tâm tạo dựng mối quan hệ phối hợp giữa TAND với Cơ quan điều tra trong hoạt động triệu tập mà bị cáo trốn tránh, bảo vệ phiên tòa, dẫn giải các bị cáo và bổ sung các chứng cứ tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác xét xử theo quy định của pháp luật.

Ba là: Phối hợp với các cơ sở đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ của TAND tối cao để xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ của ngành TAND tỉnh Quảng Ngãi; bồi dưỡng nghiệp vụ kịp thời cho các TP, TKTA, HTND, đặc biệt là những TP mới bổ nhiệm, TKTA mới tuyển dụng về các văn bản quy phạm PL mới về áp dụng hình phạt CTKGG trong xét xử VAHS.

Bốn là: Tạo dựng quan hệ phối hợp với UBND và Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan tổ chức giám định tư pháp hình sự...

Vì trong một số vụ án hình sự có áp dụng hình phạt CTKGG, khi giải quyết vụ án địi hỏi phải có kết luận của cơ quan giám định. Bằng hoạt động khoa học, nghiệp vụ chuyên mơn của mình, cơ quan giám định cung cấp kết quả giám định cho Tồ án để phục vụ cơng tác điều tra, truy tố, xét xử; kết luận của giám định là nguồn chứng cứ khoa học. Cho nên các kết luận giám

định và định giá tài sản luôn đúng quy định của PL. Trong thời gian tới các cơ quan tiến hành tố tụng của tỉnh Quảng Ngãi

nói chung và ngành Tịa án tỉnh Quảng Ngãi nói riêng phải ln chú trọng quan tâm triển khai và thực hiện tốt Kế hoạch số 6242/KH-UBND ngày 10/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc thực hiện đề án

“Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật tại một số đìa bàn trọng điểm về vi pham pháp luật

giai đoạn 2017-2021” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi [57] và Kế số 102/KH-

UBND ngày 13.7.2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về Kế hoặc thực hiện Quyết định số 242/QQĐ-TTG ngày 26.02.2018 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật”, giai đoạn 2018-2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi [58]. Và

phối kết hợp với các ban ngành hữu quan để nâng cao hiệu quả cơng tác tun truyền pháp luật nói chung và tuyên truyền giáo dục pháp luật hình về hình phạt CTKGG nói riêng.

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở các quy định của pháp luật hình sự trong nước và quốc tế về hình phạt CTKGG và kết quả áp dụng hình phạt CTKGG tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn 2015-2019 đã được học viên nêu tại Chương 1 và Chương 2 của luận văn. Tại Chương 3 này học viên đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác áp dụng hình phạt và tổ chức thi hành hình phạt CTKGG trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và cơng tác xét xử cũng như thi hành án hình sự nói chung.

KẾT LUẬN

Áp dụng hình phạt CTKGG theo hướng mở rộng hình phạt này trong xét xử các vụ án hình sự là chủ trương mới trong cải cách tư pháp của Đảng, phù hợp với yêu cầu định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Đó cũng là chủ trương phù hợp với định hướng hoàn thiện, thể hiện giá trị nhân văn, nhân đạo trong chính sách hình sự của Đảng và nhà nước ta hiện nay.

Để thực hiện chủ trương quan trọng và nhân văn trên đặt ra rất nhiều vấn đề lý luận, trong khi thực tiễn xét xử của TAND các cấp lại rất ít áp dụng hình phạt CTKGG. Vì lẽ đó, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng hình này là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Qua nghiên cứu, luận văn đưa ra những kết luận sau:

Hình phạt CTKGG là một loại hình phạt được áp dụng là hình phạt chính được Tồ án quyết định trong những trường hợp do Bộ luật hình sự quy định mà theo đó người bị kết án khơng bị buộc phải cách ly ra khỏi đời sống xã hội, người phạm tội được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia vào quá trình lao động sản xuất để nuối sống bản thân, gia đình và phải nộp (bị khấu trừ từ 5% đến 20% thu nhập hàng tháng) một số tiền nhất định theo quyết định của Tòa án vào công quỹ nhà nước tuỳ theo mức độ ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng của hành vi phạm tội.

Việc áp dụng hình phạt CTKGG trong xét xử các vụ án hình sự của Tịa án nhân dân phải dựa vào các cơ sở pháp lý nhất định, đó là căn cứ vào đường lối xét xử, chính sách hình sự của nhà nước; tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm; các quy định của BLHS; nhân thân người phạm tội, vai trò và hậu quả gây ra để vừa đạt được mục đích chung, đồng thời đạt được mục đích riêng của hình phạt này trong thực tiễn.

Những năm qua, TAND hai cấp tỉnh Quảng Nam đã xét xử nhiều vụ án hình sự, trong đó có những vụ án có áp dụng hình CTKGG. Việc áp dụng

hình phạt CTKGG của TAND hai cấp tỉnh Quảng Ngãi nhìn chung đúng quy định của pháp luật, về cơ bản có căn cứ và điều kiện để thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, cũng như nhiều Tòa án trên cả nước, việc áp dụng hình phạt CTKGG trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của TAND hai cấp tỉnh Quảng Ngãi vẫn cịn dừng ở con số rất ít vụ án, trong khi đó có một số vụ có thể áp dụng hình phạt này thay vì áp dụng các loại hình phạt khác.

Thực trạng áp dụng hình phạt CTKGG như trên của TAND hai cấp tỉnh Quảng Ngãi xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân từ phía các quy định của pháp luật lẫn trình độ, năng lực cũng như quan niệm của Tịa án trong việc áp dụng hình phạt này.

Để đáp ứng chủ trương của Đảng về việc mở rộng áp dụng hình phạt CTKGG, thời gian tới, TAND tỉnh Quảng Ngãi cần áp dụng đồng bộ nhiều phương hướng, giải pháp mang tính đồng bộ, từ hồn thiện các quy định của pháp luật, đến việc nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ, kỹ năng áp dụng pháp luật của cơ quan Tòa án cũng như các giải pháp mang tính hỗ trợ cho hoạt động xét xử các vụ án hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)