Giai đoạn từ năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi (Trang 30 - 33)

năm 2015

Đứng trước yêu cầu của lịch sử cần phải đẩy mạnh công cuộc cải cách của đất nước về kinh tế (năm 1986 là năm đánh dấu bước thay đổi từ nền kinh tế tập chung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường). Ngày 27 tháng 6 năm 1985 Đảng và Nhà nước ta đã ban hành BLHS 1985 [26], đây là lần đầu tiên các quy phạm pháp luật về hình sự được pháp điển hóa và có hiệu lực kể từ ngày 01.01.1986 cùng với đó là rất nhiều những văn bản luật và dưới luật cũng được ban hành để thực hiện BLHS 1985.

Tại Điều 21 BLHS 1985 đã ghi nhận hình phạt CTKGG là một trong sáu hình phạt chính, gồm:

1- Đối với người phạm tội, chỉ áp dụng một trong các hình phạt chính sau đây:

- Cảnh cáo; - Phạt tiền;

- Cải tạo không giam giữ; cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội; - Tù có thời hạn;

- Tù chung thân; - Tử hình’’ [26]

Cịn Điều 24 BLHS 1985, quy định về hình phạt CTKGG như sau;

“1- Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến hai năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng.

Nếu người bị kết án đã bị tạm giam thì thời gian tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ, cứ một ngày tạm giam

bằng ba ngày cải tạo không giam giữ.

2- Toà án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi người đó làm việc hoặc thường trú để giám sát, giáo dục.

3- Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo khơng giam giữ và có thể bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để xung quỹ Nhà nước.

4- Đối với người phạm tội là quân nhân tại ngũ, trong trường hợp Điều luật quy định hình phạt cải tạo khơng giam giữ thì áp dụng hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội quy định ở Điều 70” [26].

Và đến BLHS 1999 các nhà làm luật đã có những quy định mới rất quan trọng như:

Một là, hình phạt CTKGG trong BLHS 1999 được quy định tại điều 31

(BLHS 1985 quy định tại Điều 24) và vẫn giữ ngun quy định là hình phạt chính, cùng với các hình phạt khác như: Cảnh cáo; phạt tiền; tù có thời hạn; tù chung thân; tử hình (bỏ hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội). Theo quy định tại Điều 31 BLHS 1999, thì CTKGG được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, hoặc phạm tội nghiêm trọng mà có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Theo quy định này, thì đối tượng để áp dụng hình phạt CTKGG bao gồm cả người phạm tội ít nghiêm trọng và người phạm tội nghiêm trọng, theo quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS 1999 thì tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt là 7 năm tù chứ không phải là trên 5 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình như BLHS 1985. Ngồi ra BLHS 1999 còn quy định thêm điều kiện để người phạm tội được áp dụng hình phạt CTKGG là họ phải có nơi làm việc ổn định, hoặc có nơi thường trú

rõ ràng, trong BLHS 1985 chưa có quy định này. Tuy nhiên kể cả trường người phạm tội có đủ các điều kiện theo quy định nhưng tại phiên tòa nếu Hội đồng xét xử, có căn cứ cho rằng nếu để người phạm tội tiếp tục chung sống trong cộng đồng là gây nguy hiểm cho xã hội. Thì Hội đồng xét xử sẽ khơng áp dụng hình phạt CTKGG đối với người phạm tội. Vậy nên nếu người phạm mong muốn được áp dụng hình phạt CTKGG ngồi những điều kiện được quy định trong BLHS 1999 thì người phạm tội phải chứng minh bản thân có thể hịa nhập và sống có ích cho xã hơi (như việc có khả năng lao động để đảm bảo việc khấu trừ thu nhập). Về thời hạn tối đa đối với hình phạt cải tạo không giam giữ cũng được Bộ luật hình sự năm 1999 nâng lên 03 năm.

Hai là, nếu người phạm tội đang bị tạm giữ hoặc đang bị tạm giam thì

thời gian tạm giữ, tạm giam được khấu trừ vào thời gian chấp hành hình phạt CTKGG, cứ một ngày bị tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày CTKGG. So sánh với BLHS 1985, học viên nhận thấy BLHS 1999 đã mở hơn BLHS 1985 và BLHS 1985 chỉ quy định thời gian tạm giam mới được khấu trừ (Tuy nhiên thực tiễn xét xử các Hội đồng xét xử trên cả nước nói chung và các Hội đồng xét xử ở tỉnh Quảng Ngãi nói riêng khi thực hiện BLHS 1985 đều đã khấu trừ cả thời gian tạm giữ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ). Do vậy có thể nói BLHS 1999 đã khắc phục được những thiếu sót và hạn chế của BLHS 1985, nhằm bảo đảm tính chính xác và nhất quán trong quy định cũng như trong áp dụng BLHS vào thực tiễn.

Ba là, BLHS 1999 cũng đã có thêm những quy định mới về: Gia đình,

thân nhân người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người phạm tội, làm cho hình phạt CTKGG được áp dụng và thi hành đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó BLHS 1999 cịn quy định những trường hợp được miễn khấu trừ thu nhập. Đây là quy định mở và người có quyền quyết định miễn là HĐXX, vậy nên trong

BLHS 1999 nhà làm luật đã quy định lý do miễn phải ghi rõ trong bản án để xem xét việc miễn của HĐXX là có căn cứ đúng pháp luật hay khơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)