Các giải pháp về kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi (Trang 71 - 74)

3. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm

3.2. Các giải pháp về kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp

lượng đội ngũ cán bộ tư pháp

Để nâng cao hiệu quả của áp dụng hình phạt CTKGG trong xét xử các vụ án hình sự của TAND, yếu tố con người cũng đóng vai trị quyết định vì đó là những chủ thể trực tiếp áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết án hình sự. Các chủ thể ADPL (gồm ĐTV, KSV, TP và Chấp hành hành viên ...) muốn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao thì những ngày phải phải được làm việc trong một cơ cấu tổ chức được sắp xếp một cách khoa học và hợp lý. Chính bởi vậy, đối với TAND tỉnh Quảng Ngãi cần phải tăng cường, bổ sung số lượng TP theo biên chế đó được phân bổ, giảm tải khối lượng công việc cho TKTA để tập trung chủ yếu giúp việc cho TP trong công tác chuẩn bị HSVA, triệu tập người tham gia tố tụng, chuẩn bị các thủ tục mở PTXX, làm TKTA, làm nhiệm vụ soát xét bản án, quyết định trước khi công bố... Tăng cường hoạt động nghiệp vụ cho bộ phận giúp việc từ khâu thụ lý, phân loại hồ sơ, xử lý hồ sơ đến giai đoạn hoàn thiện hồ sơ xét xử, báo cáo thống kê, lưu trữ, nhằm chun mơn hố bộ phận nghiệp vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả hoạt động xét xử.

Bên cạnh việc kiện toàn cơ cấu tổ chức của TAND tỉnh Quảng Ngãi, để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính thống nhất về áp dụng hình phạt CTKGG trong xét xử hình sự thì phải thường xuyên nâng cao trình độ, năng lực và bồi dưỡng phẩm chất chính trị cho Thẩm phán làm cơng tác giải quyết án hình sự, theo đó cần tập trung các hoạt động sau:

Phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán thường xuyên, chuyên sâu về nghiệp vụ đối với hình sự nói chung, việc áp dụng hình phạt CTKGG trong xét xử hình sự nói riêng. Tổng kết cơng tác thực tiễn và học tập nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng và NN 1 cách thường xuyên. Cần tạo điều kiện cho TP trong nhiệm kỳ có thời gian thích hợp để bồi dưỡng nghiệp

vụ, cập nhật những thông tin mới về khoa học pháp lý để họ không lạc hậu về kiến thức lý luận.

Phải mở các lớp tập huấn ngắn hạn theo từng chun đề, vừa có tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng. Có thể tiến hành bằng cách tổ chức các buổi tập huấn về các luật và các văn bản dưới luật hướng dẫn công tác xét xử để các TP, HTND, TKTA được quán triệt học tập và nghiên cứu kỹ nội dung những văn bản PL này. Bên cạnh đó, Lãnh đạo TAND tỉnh Quảng Ngãi cần tổ chức các buổi trao đổi nghiệp vụ giữa các TP về kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, viết bản án cũng như soạn thảo các văn bản khác... Nếu trong điều kiện không mở được các lớp bồi dưỡng thường xuyên cho TP và TKTA thì việc đưa ra rút kinh nghiệm với tập thể TP, TKTA thơng qua kết quả xét xử các VAHS nói chung, áp dụng hình phạt CTKGG trong xét xử hình sự nói riêng.

Thẩm phán trực tiếp giải quyết VAHS không chỉ mang tính khoa học pháp lý đơn thuần mà phải thể hiện tính Đảng, tính nghệ thuật. Do vậy phải thường xuyên nâng cao năng lực, trình độ của TP tiếp giải quyết án hình sự, kiện toàn tốt bộ máy tổ chức và làm tốt công việc bồi dưỡng về nghiệp vụ, phẩm chất chính trị cho TP, là giải pháp trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả ADPL trong hoạt động giải quyết án hình sự nói chung và áp dụng hình phạt CTKGG nói riêng.

Đặc biệt, để xây dựng được một đội ngũ Thẩm phán của TAND tỉnh Quảng Ngãi ứng yêu cầu của cải cách tư pháp, đồng thời nâng cao được chất lượng giải quyết các vụ án hình sự nói chung, áp dụng hình phạt CTKGG nói riêng cần phải tiến hành đồng bộ các nội dung sau:

Một là, đối với những Thẩm phán đương nhiệm cần phải tiến hành rà

soát lại cả vể phẩm chất đạo đức cũng như năng lực chuyên môn nghiệp vụ để phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp có sai phạm. Trong tình hình

hiện nay, do tác động của nền kinh tế thị trường, có trường hợp TP của ngành Tịa án đã khơng giữ được phẩm chất đạo đức đã chạy theo những lợi ích vật chất tầm thường, xét xử cịn theo cảm tính cá nhân. Khi phát hiện nếu có hiện tượng nêu trên trong đội ngũ Thẩm phán của TAND tỉnh Quảng Ngãi thì cần phải có biện pháp xử lý đúng mực. Với trường hợp các TP mà án xử bị huỷ nhiều phải tìm ra nguyên nhân vì sao lại bị huỷ, do năng lực chun mơn yếu hay vì lý do khác. Từ đó, có cơ sở để đánh giá, phân loại TP vào cuối năm. Cịn trường hợp các TP có vi phạm về đạo đức, cần áp dụng các hình thức kỷ luật thật nghiêm khắc; Cịn các TP yếu về năng lực chun mơn cần thường xuyên cử theo học các lớp đào tạo, và cũng có thể phân cơng tại những khâu nghiệp vụ phù hợp với năng lực sở trường.

Hiện nay đội ngũ Thẩm phán TAND tỉnh Quảng Ngãi có trình độ Cử nhân Luật, có nhiều Thẩm phán có trình độ Thạc sỹ Luật, có một số thẩm phán có trình độ Tiến sĩ Luật, song điều đó mới chỉ là điều kiện “cần” của một Thẩm phán. Ngày nay nếu các TP chỉ tự bằng lịng với những gì bản thân đã được học tấp trước khi được bổ nhiệm, thì sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu về công tác cải cách tư pháp. Do vậy các Thẩm phán ln phải tích cực trau dồi về kiến thức PL, học tập nâng cao trình độ mọi mặt; ngồi tiêu chuẩn về bằng cấp ra thì điều kiện quan trọng chủ yếu là tự rèn luyện bản thân mình để trở thành người TP mẫu mực.

Hai là: Cùng với công tác kiểm tra rà soát đội ngũ TP đương nhiệm, ngành Tịa án cần phải có kế hoạch xây dựng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận, những TP tương lai, mà nguồn chủ yếu chính là đội ngũ TKTA, Thẩm tra viên. Đây chính là những chủ thể ADPL có trình độ, có kinh nghiệm có tâm huyết với nghề nghiệp. Ngoài việc bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn cần phải bồi dưỡng đào tạo về lý luận chính trị. Các cấp lãnh đạo Đảng và Chính quyền ngành Tịa án cần phải mạnh dạn cho cán bộ đi học tập đào tạo,

khơng vì một lý do nào khác gây cản trở đến việc học tập đào tạo, nhất là lớp kế cận.

Ba là, tập trung nêu cao phong trào thi đua trong cơ quan TAND tỉnh Quảng Ngãi về mọi mặt cơng tác, trong đó lấy việc nâng cao chất lượng phiên tòa là tiêu chuẩn hàng đầu; có chính sách khen thưởng – kỷ luật rõ ràng, minh bạch, để kịp thời động viên những TP tích cực, gương mẫu; tổ chức học tập, rút kinh nghiệp sau từng đợt thi đua, tìm ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động ngành Tịa án Việt Nam nói chung và TAND tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.

Ngồi việc đánh giá, xem xét để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của TP trong việc thụ lý, giải quyết vụ án hình sự thì chất lượng áp dụng hình phạt CTKGG trong xét xử hình sự cịn phụ thuộc vào HTND. Hiến pháp năm 2014 và BLTTHS Việt Nam 2015 đã quy: “khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Quy định này của Hiến pháp cho thấy vai trò của Hội thẩm nhân dân là rất quan trọng, do đó cần phải tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức pháp lý, kỹ năng nghiệp vụ xét xử, đặc biệt là kỹ năng trong việc áp dụng hình phạt CTKGG cho Hội thẩm nhân dân là một yêu cầu cấp bách đặt ra. Một bộ phận không nhỏ các HTND là những cán bộ kiêm nhiệm; trong đó có một số cịn chưa được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ. Chính lẽ đó mà hàng năm, hàng q Tồ án phải mở những lớp tập huấn hay những lớp bồi dưỡng pháp lý cho họ, giúp họ nắm được những quy định của PL, trong đó có quy định về hình phạt CTKGG để vận dụng vào việc giải quyết các VAHS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)