3. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ
phạt cải tạo không giam giữ
2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan
Một là, do những bất cập từ phía pháp luật thực định, cụ thể:
Bộ luật hình sự chưa đưa ra khái niệm pháp lý về hình phạt CTKGG, cũng như khái niệm pháp lý về áp dụng hình phạt CTKGG; do không được quy định trong Bộ luật hình sự nên dẫn đến việc có nhiều cách hiểu khác nhau về hình phạt CTKGG.
Khoản 1 Điều 32 và Điều 36 BLHS 2015 quy định phạt CTKGG là hình phạt chính được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự cụng cộng, trật tự quản lý hành chính, nhưng đồng thời lại quy định nó được áp dụng đối với một số tội khác do Bộ luật này quy định. Tính ra trong BLHS 2015 có 175 Điều luật có quy định phạt CTKGG là hình phạt chính và theo Điều 36 BLHS 2015 có quy định khung hình phạt CTKGG với mức tối thiểu thấp nhất là 06 tháng và cao nhất là đến 3 năm CTKGG. Tuy nhiên lại có rất nhiều Điều luật lại chỉ quy định khung cao nhất là 1 năm, 2 năm và 3 CTKGG, như:
- Điều 160: Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân: Có khung phạt CTKGG đến 01 năm (khoản 1) [34].
- Điều 126: Tội giết người do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội: Có khung phạt
CTKGG đến 02 năm (khoản 1) [34].
- Điều 128: Tội vơ ý làm chết người: Có khung phạt CTKGG đến 03 năm (khoản 1) [34].
Bên cạnh đó thì một số tội phạm Điều luật lại quy định không nhất qn về khung cơ bản như có Điều luận thì quy định, từ 06 tháng đến 03 năm: Điều 131: Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát: Có khung phạt CTKGG từ 06 tháng đến 03 năm (khoản 1) [34].
Lại có Điều luật lại chỉ quy định đến 01 năm hoặc 02 năm hoặc 03 năm như:
Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng tinh thần bị kích động mạnh: Có khung phạt CTKGG đến 03 năm (khoản 1). [34].
Điều 180. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản có khung hình phạt CTKGG đến 02 năm (khoản 1) [34].
Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng, có khung hình phạt CTKGG đến 01 năm (khoản 1) [34].
Chính vì vậy có nhiều trường hợp Luật sư (người bào chữa), bị cáo thậm chí cả KSV đại diện Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng xét xử và thư ký của Tòa án nhân dân tại phiên tòa vẫn nhầm lẫn, quên không áp dụng các quy định tại khoản 1 Điều 36 BLHS 2015 [34], trong việc đề nghị khung hình
phạt CTKGG dưới 06 tháng để áp dụng hình phạt CTKGG cho bị cáo và vẫn được HĐXX chấp thuận, thư ký phiên tòa ghi vào biên bản phiên tòa và ghi vào nội dung bản án sơ thẩm dẫn đến việc bản án bị kháng nghị và cấp phúc thẩm chấp nhận.
Ví dụ: Khoảng 08h ngày 02/4/2019, tại nhà ở của Tô Văn D sinh năm
1978 ở thôn Đức C, xã Đông Đ, huyện X, tỉnh QN cùng Phạm Đức L; Đỗ Văn M, Nguyễn Tiến L và Vũ Đức T ...chơi lốc. Cả bọn ngồi chơi đến
khoảng mười một cùng ngày thì bị Cơng an huyện X phát hiện bắt quả tang. Quá trình điều tra xác định số tiền dùng vào việc đánh bạc tại chiếu đánh lốc là 10.219.000 đồng, gồm Tô Văn D sử dụng 2.250.000đồng; Đỗ Văn M 5.140.000 đồng; Nguyễn Tiến L 729.000 đồng và Vũ Đức T sử dụng 100.000đồng để đánh bạc...
Tại phiên tòa sơ thẩm, Viện kiểm sát nhân dân huyện X, tỉnh QN đề nghị xử phạt các bị cáo Tô Văn D từ 6 đến 12 tháng tù. Bị cáo Nguyễn Tiến L từ từ mười hai đến mười năm tháng CTKGG; Đỗ Văn M từ năm đến bảy tháng CTKGG, Vũ Đức T từ bốn đến sáu tháng CTKGG.
Bản án HSST số N/2019 ngày 21/8/2019 của TAND huyện X, tỉnh QN. Tuyên bố các bị cáo Tô Văn D, Đỗ Văn M, Nguyễn Tiến L, Vũ Đức T về tội “Đánh bạc” ...
Xử phạt: Bị cáo Tô Văn D về tội 08 tháng tù về tội “Đánh bạc”.
Các bị cáo Nguyễn Tiến L 15 tháng cải tạo không giam giữ; Đỗ Văn Mạc 7 tháng cải tạo không giam giữ. Khấu trừ thu nhập của mỗi bị cáo ba trăm nghìn đồng trong thời gian chấp hành hình phạt. Phạt Vũ Đức Tài 6 tháng cải tạo không giam giữ, được miễn khấu trừ thu nhập hàng tháng.
Nội dung bị rút kinh nghiệm: Về mức hình phạt của loại hình phạt cải tạo không giam giữ.
Điều 36 BLHS quy định“1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội” [34].
Mục 10 Nghị quyết số 01/2000/NQ - HĐTP ngày 04/8/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật hình sự quy định:
b)“Đối với hình phạt cải tạo không giam giữ…..trong mọi trường hợp khi quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, khơng được quyết định mức hình phạt cải tạo khơng giam giữ dưới 6 tháng” [47].
Tóm lại CTKGG là hình phạt có khung tối thiểu là sáu tháng và tối đa là ba năm. Nhưng trong trường hợp này này có bị cáo Đỗ Văn M được KSV đại diện VKSND đề nghị từ năm đến bảy tháng và Vũ Đức T bị đề nghị từ bốn đến sáu tháng CTKGG là chưa đảm bảo tuân thủ đúng PL [62].
Hai là, việc triển khai, hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền như
Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an về phạt CTKGG chưa kịp thời, ít quan tâm đến tổng kết đánh giá hiệu quả của hình phạt tiền, dẫn đến nhận thức của một số Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Kiểm sát viên về hình phạt CTKGG chưa đúng, chưa thấy được tác dụng trực tiếp, mạnh mẽ của hình phạt CTKGG đối với người phạm tội. Khi áp dụng hình phạt tiền trong điều kiện mới của nền kinh tế thị trường, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và các Kiểm sát viên thậm chí cịn chưa nắm bắt kịp thời, chưa hiểu rõ những quy định của luật hình sự về hình phạt CTKGG, cho nên ngại áp dụng phạt CTKGG để tránh dư luận xã hội.
Ba là: Công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật nói chung và
pháp luật về hình sự nói riêng, chưa được thực hiện tốt. Rất nhiều người chưa nhận biết được giữa phạt CTKGG và phạt tù cho hưởng án treo (chỉ hiểu đơn giản không phải đi tù). Bên cạnh đó, cịn có một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân khơng biết hình phạt CTKGG là gì hoặc khơng biết đầy đủ về nội dung, phạm vi điều kiện áp dụng... của hình phạt CTKGG nên nhiều khi cho rằng được ở nhà lao động và nộp tiền hàng tháng thay cho hình phạt tù, thậm chí nhiều người cịn cho do chỉ bị xử phạt hành chính ... do đó tỏ thái độ thờ ơ, mất niềm tin vào pháp luật, hay họ còn cho rằng các cơ quan bảo vệ pháp luật dung túng cho người phạm tội mà không xử lý nghiêm minh. Nói
cách khác, ở một góc độ nào đó, tâm lý xã hội đã ảnh hưởng đến việc quyết định hình phạt CTKGG của cơ quan Tồ án.
2.2.4.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, nhận thức của một số Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và
Kiểm sát viên và có thể cả Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý ... về áp dụng hình phạt CTKGG trong xét xử hình sự cịn chưa thật sự sâu sắc, chưa bám sát vào chủ trương mở rộng hình phạt CTKGG trong xét xử hình sự của Đảng và NN. Do vậy, việc áp dụng hình phạt khác thay vì hình phạt CTKGG trong thực tế xét xử các vụ án hình sự vẫn được tiến hành mang tính phổ biến. Từ sự nhận thức đó dẫn đến việc lựa chọn áp dụng hình phạt trong một số trường hợp chưa được định hướng bởi tư tưởng pháp lý mang tính tiến bộ trong giai đoạn hiện nay. Điều này cho thấy việc quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách hình sự của Đảng đối với đội ngũ cán bộ tư pháp là hết sức quan trọng.
Thứ hai, một số Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên vẫn cịn
tư tưởng ngần ngại trong q trình áp dụng hình phạt CTKGG đối với một số vụ án hình sự. Vì vậy, thay vì áp dụng hình phạt CTKGG, thì họ lại áp dụng hình phạt khác (chẳng hạn tù có thời hạn rồi cho hưởng án treo hoặc áp dụng hình phạt nhè hơn là hình phạt Tiền làm hình phạt chính, điểm hình là các vụ án đánh bạc) là hiện tượng vẫn còn phổ biến diễn ra. Điều này cho thấy tính phức tạp trong việc áp dụng hình phạt CTKGG so với hình phạt khác trong một số tình huống cụ thể. Nếu Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân không vượt lên được những trở ngại thì việc lựa chọn cách làm an tồn là điều khó tránh khỏi.
Thứ ba, năng lực, trình độ, kỹ năng áp dụng hình phạt CTKGG của
một bộ phận Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cịn hạn chế, do đó, trong một số trường hợp, khi áp dụng hình phạt CTKGG vẫn cịn lúng túng, chưa có sự phù hợp giữa mức hình phạt đã tuyên với tính chất của vụ án. Trong một số vụ án, việc áp dụng mức hình phạt đơi khi cịn mang tính chủ quan, chưa có sự cân
nhắc kỹ lưỡng các yếu tố liên quan nên tính thuyết phục của bản án chưa cao.
Tiểu kết Chương 2
Trên cơ sở quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hình phạt CTKGG được học nêu và phân tích ở Chương 1 của luận văn. Tại Chương 2 của luận văn, học viên đã nêu và phân tích các quy định của BLHS 2015 về hình phạt CTKGG; Về thực tiễn áp dụng hình phạt CTKGG tại địa phương tỉnh Quảng Ngãi, trong đó học viên đã nêu được đơi nét khái qt về đặc điểm tình hình của tỉnh Quảng Ngãi; Nêu được thực tiễn xét xử các vụ án hình sự của Tịa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn 2015-2019, để qua đó tìm ra được ưu điểm cũng như tồn tại hạn chế trong cơng tác áp dụng hình phạt CTKGG ở tỉnh Quảng Ngãi.
Chương II của luận văn sẽ là cơ sở để học viên đưa ra một số giải pháp để hoàn thiệt pháp luật cũng như hoàn thiện về cơ cấu tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt CTKGG tại Chương 3 của luận văn.
CHƯƠNG 3