Những kết quả đã đạt được trong áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi (Trang 45 - 51)

Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án. Đây là loại tội phạm được quy định tại Chương XXIV của BLHS 2015, với 12 Điều luật quy định về hình phạt CTKGG [34].

- Thứ mười hai, các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và các tội phá hoại hịa bình, chống lồi người và tội phạm chiến tranh quy định về hình phạt CTKGG

Đây các loại tội phạm được quy định tại Chương XXI và Chương XXVI của BLHS 2015, gồm 21 Điều luật định về hình phạt CTKGG. Tuy nhiên do phạm vi và giới hạn của luận văn là chỉ áp dụng đối với thẩm quyền của Tòa án nhân dân, nên tại luận văn này học viên không nghiên cứu các tội phạm được áp dụng hình phạt CTKGG được quy định tại 02 chương: Chương XXV và Chương XXVI BLHS 2015 [34].

Như vậy, hình phạt CTKGG được qui định ở 11/12 chương của BLHS 2015, với tổng số 175/216 = 55,5% các tội có qui định hình phạt CTKGG.

2.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ tại tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2015-2019 Quảng Ngãi giai đoạn 2015-2019

2.2.1. Những kết quả đã đạt được trong áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ không giam giữ

Việc Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tới 175 Điều luật có hình phạt CTKGG trong tổng số 316 điều luật quy định về tội phạm và hình phạt đã khẳng định vị trí, vai trò và ý nghĩa của hình phạt CTKGG trong cuộc đấu tranh với các loại tội phạm. Thực tiễn những năm qua tại tỉnh Quảng Ngãi cho

thấy, việc áp dụng hình phạt CTKGG trong xét xử án hình sự của Tồ án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được những kết quả nhất định. Việc quyết định áp dụng hình phạt CTKGG của Tồ án nhìn chung là có căn cứ, phù hợp với các quy định và các nguyên tắc của Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn dưới luật. Điều đó đã góp một phần vào quá trình kiềm chế sự gia tăng tội phạm, góp phần giữ gìn trật tự an tồn xã hội của địa phương trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, việc áp dụng hình phạt CTKGG trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế, khó khăn dẫn đến việc áp dụng hình phạt CTKGG chưa tương xứng với khả năng, vị trí vốn có của nó trong hệ thống hình phạt của luật hình sự Việt Nam, chưa đáp ứng được với thực tiễn phát triển của đất nước trong thời gian hội nhập vừa qua.

Quan điểm của các nhà làm luật thể hiện trong các Bộ luật hình sự năm 1999 và năm 2015 thể thấy rõ là: Trong nền kinh tế thị trường, mở rộng hình phạt CTKGG thay cho hình phạt tù là một xu thế tất yếu và đây là xu hướng tích cực phù hợp với sự phát triển của thời đại, nó sẽ giảm áp lực cho hệ thống trại giam nói riêng cũng như ngân sách nhà nước nói chung, giảm chi phí xã hội phát sinh khơng đáng có; đồng thời nâng cao tính nhân đạo trong chính sách hình sự mà vẫn đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật.

Quảng Ngãi là tỉnh với địa bàn rộng lớn của miền trung, là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá của miền trung. Với lợi thế là tỉnh miền biển đang có những bước phát triển mạnh mẽ với xu hướng phát triển hiện đại trên tất cả các mặt kinh tế (phát triển về du lịch đảo Lý Sơn), văn hoá - xã hội, giáo dục, khoa học... Bên cạnh đó Quảng Ngãi cũng là địa bàn có mật độ dân số đơng, dân trí cao và có những điều kiện về kinh tế nhất định, cộng với đó là lượng các vụ án hình sự xảy ra trên địa bàn lớn với đầy đủ các loại tội phạm, các phương thức, thủ đoạn phạm tội. Tuy nhiên, trong

q trình giải quyết các vụ án hình sự nói chung các Hội đồng xét xử của Tồ án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cũng như của Toà án nhân dân các huyện trên địa bàn tỉnh cũng ít (hạn chế) áp dụng hình phạt CTKGG.

Trong 5 năm qua 2015-2019 Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã áp dụng hình phạt CTKGG để xử lý các loại tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Kết quả thụ lý xét xử của Tòa án nhân dân nhân hai cấp tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2015-2019

Năm Đã xét xử Các hình phạt đã áp dụng Vụ Bị cáo Cảnh cáo Phạt tiền CTK GG Trục xuất Tù có thời hạn chung thân Tử hình 2015 512 1013 0 79 10 0 924 0 0 2016 476 847 0 63 23 0 761 0 0 2017 510 841 0 66 12 0 763 0 0 2018 249 413 0 21 7 0 385 0 0 2019 438 804 0 83 46 0 675 0 0 Tổng số 2185 3978 0 312 95 0 3571 0 0

Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi [46]

Nhìn vào bảng 2.1, trước học viên nhận thấy trong gian đoạn vừa qua (2015-2019). Tình hình vi phạm và tội phạm ở địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nhìn chung đã được kiểm chế, thể hiện qua việc số lượng án hình sự được TAND hai cấp tỉnh Quảng Ngãi thụ lý, đưa ra xét xử có sự giảm nhẹ: Trong đó năm 2015 là 512 vụ/1013 bị cáo thì đến năm 2019 đã giảm xuống 438 vụ/804 bị cáo (giảm 74 vụ, tức là giảm 14,5% số vụ án hình sự và giảm 209 bị cáo, tức là giảm 21,7% số bị cáo). Tuy nhiên việc tăng giam diễn ra không đồng đều, năm

2015 là năm số vụ án hình sự xảy ra nhiều nhất là 512 vụ, còn năm 2018 thấp nhất là 249 vụ (năm 2015 cao gần gấp đơi năm 2018). Theo học viên thì hiện tượng này có thể lý giải qua việc trong giai đoạn 2015-2019 là giai đoạn giao thoa giữa hai BLHS 1999 và 2015, trong đó sự cố phải đẩy lùi thời hiệu thi hành BLHS 2015 (năm 2017 phải sửa đổi bổ sung ngay khi chưa thi hành) và đến tận ngày 01 tháng 01 năm 2018 BLHS 2015 mới chính thức có hiệu thi hành. Đặc biệt là việc năm 2018 số lượng vụ án hình sự giảm gần một nửa so với năm 2015 là do việc sau khi BLHS 2015 chính thức có hiệu lực thi hành đã bãi bỏ một số loại tội cũng như việc nâng cao dấu hiệu cấu thành về tội phạm đối với một số loại tội như tội Đánh bạc từ hai triệu đồng lên thành 5 triệu đồng thì mới được coi là cấu thành tội Đánh bạc .... Bên cạnh đó thì cũng năm 2018 này do chưa có hướng dẫn về một số loại tội phạm mới được quy định trong BLHS 2015 dẫn đến việc các cơ quan tiến hành tố tụng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định tội danh (cấu thành tội phạm), nên phải vận dụng vào thủ tụng giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm để chờ đợi có hướng dẫn của liên ngành trung ương. Điển hình như vụ việc Nguyễn Hữu Linh (ngun Phó Viện trưởng VKSND thành phố Đà Nẵng), phạm tội Dâm ô trẻ em vụ việc này chỉ được khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử sau khi có hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Do giới hạn của Luận văn về hình phạt CTKGG nên học viên, chỉ tập trung nêu và phân tích việc áp dụng hình phạt CTKGG của các Hội đồng xét xử của TAND hai cấp tỉnh Quang Ngãi qua bảng số liệu 2.2 dưới đây.

Bảng 2.2. Tình hình áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn 2015-2019

Năm Số bị cáo được xét xử Số bị cáo được áp dụng hình phạt CTKGG Tỷ lệ phần trăm Ghi chú 2015 1013 10 0,98%

2016 847 23 2,71%

2017 841 12 1,42%

2018 413 7 1,69%

2019 804 46 5,72%

Tổng số 3978 95 2,38%

Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi [46]

Nhìn vào bẳng số liệu 2.2, học viên nhận thấy cũng như tình hình chung trong công tác xét xử của Ngành Tòa án nhân dân Việt Nam, các Hội đồng xét xử của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Ngãi trong năm qua cũng rất hạn chế trong việc áp dụng hình phạt CTKGG, số lượng bị cáo được Hội đồng xét xử áp dụng hình CTKGG trung bình chỉ là 2,38%; Cịn lại như năm 2015 con số này chưa đến 1% (mới chỉ đạt tỷ lệ 0,98%); Còn cao nhất cũng chỉ đạt 5,72% vào năm 2019. Nhìn một cách tổng thể thì số lượng bị cáo được áp dụng hình phạt CTKGG đang có chiều hướng tăng dần từ 0,98% (năm 2015), lên 2,71 (năm 2016) và đến năm 2019 đã đạt 5,72% (sau năm năm đã tăng gấp năm lần). Điều này thể hiện rất rõ việc các HDXX đã và đang ngày càng triệt để thực hiện và vận dụng những chủ trương và quan điểm NN ta về tính nhân đạo, nhân văn đối với những người nhất thời phạm tội, phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và cịn khả năng giáo dục, sửa chữa ngồi cộng đồng sự mà vẫn đảm bảo được tính nghiêm minh của PL.

Thực tiễn những năm qua cho thấy, việc áp dụng hình phạt CTKGG trong xét xử án hình sự của Tồ án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được những kết quả nhất định. Việc quyết định áp dụng hình phạt CTKGG của Hội đồng xét xử nhìn chung là có căn cứ, phù hợp với các quy định và các nguyên tắc của Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn dưới luật. Điều đó đã góp một phần vào quá trình kiềm chế sự gia tăng tội phạm, góp phần giữ gìn trật tự an tồn xã hội tại địa phương trong suốt thời gian qua. Cụ thể như sau:

Một là, việc áp dụng hình phạt CTKGG trong xét xử các vụ án hình sự của

TAND hai cấp tỉnh Quảng Ngãi nhìn chung được tiến hành đúng căn cứ pháp lý và đúng đường lối xét xử của ngành Tào án và có chiều sau để thực hiện được trong thực tế vừa mang tính trừng trị nghiêm khắc của hình phạt CTKGG nhưng vừa mang tính nhân đạo của loại hình phạt này. Các bị cáo được áp dụng hình phạt CTKGG đã thể hiện được sự cân nhắc áp dụng đúng quy định của pháp luật, phù hợp với từng vụ án, từng giai đoạn yêu cầu chính trị của địa phương nên nhìn chung là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và bản án có tính khả thi, ít bị kháng cáo và ít bị Viện kiểm sát kháng nghị.

Hai là, việc áp dụng hình phạt CTKGG trong xét xử của TAND hai cấp

tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua về cơ bản đảm bảo đạt được mục đích của hình phạt, đó là vừa trừng trị tội phạm, vừa thể hiện tính khoan hồng của nhà nước; vừa có tính chất ngăn ngừa riêng, vừa có tính phịng ngừa chung. Mức phạt CTKGG phù hợp với từng loại tội và đặc điểm nhân thân của từng bị cáo cụ thể. Nhìn chung sau khi Tịa án quyết định áp dụng hình phạt CTKGG, các bị cáo cũng như những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và mọi người dân đều tâm phục, khẩu phục với việc áp dụng hình phạt CTKGG trong xét xử các vụ án hình sự bởi mức độ áp dụng cơ bản là tương xứng, phù hợp với mức độ tính chất của hành vi tội phạm. Đi kèm với đó là hiệu quả thi hành bản án đối với các bị án được tuyên phạt áp dụng hình phạt CTKGG được đảm bảo thực hiện, hiệu quả cao.

Ba là, trong quá trình xét xử hình sự, để áp dụng hình phạt CTKGG

được hiệu quả, TAND hai cấp tỉnh Quang Nam đã có sự phối hợp tương đối chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan. Việc đưa ra mức phạt CTKGG trong từng vụ án, đối với từng bị cáo đó được tính tốn, cân nhắc một tính kỹ lưỡng, có sự kết hợp với chính quyền địa phương, với cơ quan thẩm định khác để xác định nhân thân người phạm tội, xác định điều kiện kinh tế của họ v.v...

nên nhìn chung các bản án đều vừa có lý, vừa có tình, được đơng đảo nhân dân đồng tình, ủng hộ.

Bốn là, các bản án đó tuyên về cơ bản thể hiện được sự rõ ràng, hợp lý,

đảm bảo tính chặt chẽ, chính xác. Đây là một vấn đề khơng đơn giản, bởi khi tính tốn đến khung hình phạt CTKGG và mức khấu trừ thu nhập hàng tháng, cụ thể ln địi hỏi phải được tiến hành một cách cẩn thận, minh bạch, công khai. Các con số phải rõ ràng, tránh nhầm lẫn, sai sót. Điều này cũng thể hiện kỹ năng khá tốt trong xét xử án hình sự nói chung, và trong áp dụng hình phạt CTKGG nói riêng của các Hội đồng xét xử TAND hai cấp tỉnh Quảng Ngãi.

Học viên xin nêu tóm tắt nội bản số 12 hình sự sơ thẩm ngày 07.8.2019 của Tòa án nhân dân huyện Đức Phổ, tỉnh Quang Ngãi. Đây là bản án thể hiện việc Hội đồng xét xử đã áp dụng chuẩn xác các quy định của pháp luật về hình phạt đối với từng bị cáo trong vụ án, trong đó có việc áp dụng hình phạt CTKGG đối với 2 bị cáo Nguyễn Văn Q và Huỳnh Phúc Đ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)