3. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm
3.1. Các giải pháp về tiếp tục hoàn thiện các quy định của bộ luật hình sự Việt Nam về hình phạt cải tạo không giam giữ
hình sự Việt Nam về hình phạt cải tạo khơng giam giữ
Phương hướng hồn thiện pháp luật hình sự trong đó có qui định về hình phạt CTKGG vào các biện pháp đảm bảo cho việc thi hành hình phạt CTKGG những năm tới đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện của Đảng và NN, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tại Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật định hướng đến năm 2030 cùng một số văn kiện khác; trong đó chỉ rõ cần xác định khung pháp luật hình sự và cơ chế sửa đổi, bổ sung luật hình sự sao cho có khả năng cập nhật các quy định về tội phạm và hình phạt nói chung và hình phạt CTKGG nói riêng trong các lĩnh vực chuyên ngành, phù hợp với điều kiện phát triển linh hoạt của nền kinh tế thị trường. Tiếp tục hoàn thiện các quy định về tội phạm kinh tế theo hướng quy định rõ ràng và cụ thể hơn, tránh hình sự hố các giao dịch dân sự, kinh tế, nghiên cứu quy định các tội phạm hình sự ngay trong luật chuyên ngành, nghiên cứu việc quy định trách nhiệm hình sự đối với người đứng đầu pháp nhân và cả các thành viên liên quan trong pháp nhân đó. Xây dựng cơ chế pháp luật, đề cao tính nhân đạo và quyền con người trong pháp luật hình sự, xem xét kỹ việc quy định và áp dụng hình phạt tiền đối với mọi tội phạm kể cả tội phạm mà có người nước ngồi tham gia. Mục đích để tạo điều kiện tốt hơn cho áp dụng hình phạt CTKGG trong xét xử của Tịa án, việc hồn thiện pháp luật hình sự tập trung vào các định hướng, giải pháp sau đây:
Một là: Do đến thời điểm hiện tại mặc dù đã trai qua 03 lần ban hành
BLHS Việt Nam (năm 1985, năm 1999 và năm 2015), nhưng các nhà làm luật vẫn chưa được định nghĩa hoặc khái niệm thế nào là hình phạt CTKGG mà
mới đưa ra được khái niệm hình phạt (tại Điều 30 BLHS 2015); Cịn tại Điều 36 BLHS 2015 mới chỉ đưa ra các quy định về hình phạt CTKGG. Nên dẫn đến nhiều cách hiểu và tranh luận về khái niệm hình phạt CTKGG và cách hiểu chung nhất về hình phạt CTKGG, có nghĩa là hình phạt khơng buộc người bị kết án phải cách ly khỏi đời sống xã hội, mà được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội. Do vậy trong luần sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế luật hình sự tiếp theo, các nhà làm luật cần thiết phải đưa khái CTKGG vào riêng một điều luật như việc đã đưa khái niệm hình phạt vào Điều 30 BLHS 2015 [34].
Hai là: Bổ sung quy định về bắt buộc tham gia lao động cải tạo tại địa
phương sinh sống, nhằm nâng cao một cách hiệu quả và đảm bảo tính răn đe của hình phạt CTKGG. Trong trường hợp nếu người phạm tội có hành động cố tình trốn tránh chấp hành, cũng như chống đối việc thi hành hình phạt lao động cải tạo, Tịa án có thể thay đổi hình phạt này bằng hình phạt tù theo hình thức tăng nặng, cứ một ngày tù bằng một ngày lao động cải tạo. Đó cũng là cách vừa là để trừng trị răn đe, vừa là để phịng ngừa những đối tượng có suy nghĩ chống phá khơng tơn trọng PL.
Thứ ba: Nghiên cứu mở rộng hơn khả năng áp dụng hình phạt CTKGG
đối với một số loại tội cũng như đối với một số loại chủ thể. Đồng thời, với việc mở rộng này, trong tương lai cần nghiên cứu áp dụng cơ chế giám sát người phải thi hành hình phạt CTKGG bằng các biện pháp ứng dụng khoa học cơng nghệ (ví dụ như: vòng điện tử - Bracerie electrolic) nhằm quản lý tốt hơn người đang chấp hành hình phạt này.