giam giữ
Một là, việc áp dụng hình phạt CTKGG trong xét xử hình sự cịn rất ít
(2,38%, tại bảng 2.2 của luận văn) trong tổng số các vụ án hình sự của TAND hai cấp tỉnh Quảng Ngãi đưa ra xét xử. Đây là đánh giá cho thấy việc áp dụng hình phạt CTKGG của TAND hai cấp tỉnh Quảng Ngãi (cũng như xu hướng chung của ngành Tòa án trong thời gian qua) là chưa mở rộng hình phạt CTKGG theo thực tế xã hội đòi hỏi cũng như theo qui định mở rộng của pháp luật nhà nước trong xét xử các vụ án hình sự; điều này cũng chưa theo kịp với xu thế phát triển nền kinh tế thị trường, cũng như hội nhập quốc tế sâu rộng của luật pháp nước ta hiện nay. Dẫn đến xảy ra trường hợp bản án hình sự sơ thẩm của Tịa án nhân dân cấp tỉnh tuyên phạt bị cáo về hình phạt tù có thời
hạn, bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và được Hội đồng xét xử phúc thẩm của TAND cấp cao chấp nhận kháng cáo và tuyên sửa bản án sơ thẩm chuyển áp dụng từ hình phạt tù có thời hạn sang hình phạt nhẹ hơn là CTKGG. Đây cũng là một trong số các vụ án nói lên vai trị tích cực của Luật sư (người bào chữa) trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của thân chủ thân chủ, cụ thể như sau:
Vụ án: Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B bị VKSND tỉnh QN truy tố về tội “Đánh bạc” theo khoản 1 Điều 321 BLHS 2015. Ngày 12.4.2019 TAND tỉnh QN mở phiên tòa xét xử sơ thẩm A và B về tội Đánh bạc. Tại phiên tòa đại diện VKSND tỉnh QN đề nghị Hội đồng xét xử của TAND tỉnh QN, áp dụng khoản 1 Điều 321; điểm i, s khoản 1, 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự
- Xử phạt bị cáo Nguyễn Văn A, từ 24 tháng tù đến 30 tháng tù về tội “Đánh bạc”.
- Xử phạt bị cáo Nguyễn Văn B, từ 18 tháng tù đến 24 tháng tù về tội “Đánh bạc”.
Luật sư Nguyễn Văn C là người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn B đề nghị Hội đồng xét xử cho thân chủ Nguyễn Văn B được áp dụng hình phạt CTKGG. Với lý do bị cáo B đang được tại ngoại, trước khi thực hiện hành đánh bạc và sau khi được gia đình bảo lĩnh trong giai đoạn điều tra, truy tố luôn thành khẩn khai báo, tích cực giúp cơ quan điều tra mở rộng điều tra khởi tố và bắt tạm giam đối với bị cáo Nguyễn Văn A. Mặt khác trong suốt các giải đoạn tố tụng trước khi được xét xử bị cáo B vẫn tham gia lao động sản xuất với mức thu nhập cao (là lao động chính của gia đình).
Kết thúc phiên tịa sơ thẩm, Hội đồng xét xử TAND tỉnh QN đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn A 24 tháng tù về tội Đánh bạc; Bị cáo Nguyễn Văn B 18 tháng tù về tội Đánh bạc.
Luật sư Nguyễn Văn C đã tích cực hướng dẫn bị cáo Nguyễn Văn B thực hiện quyền kháng cáo, xin giảm nhẹ hình phạt từ tù có thời hạn xuống hình phạt CTKGG.
Tại phiên hình sự phúc thẩm của TAND cấp cao, đại điện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ khoản điểm a khoản 1 Điều 355, Điều 356 của Bộ luật Tố tụng hình sự: Khơng chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Nguyễn Văn B; giữ nguyên bản án sơ thẩm. Luật sư Nguyễn Văn C tiếp tục đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận nội dung kháng cáo, chuyển hình phạt tù có thời hạn sang hình phạt CTKGG.
Hội đồng xét xử phúc thẩm TAND cấp cao đã căn cứ điểm b khoản 1 Điều 355; điểm c, đ khoản 1 Điều 357 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
- Chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Văn B, sửa Bản án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh QN.
Áp dụng khoản 1 Điều 321; điểm b, i, s, x khoản 1 và khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52 và Điều 36 của Bộ luật Hình sự. Xử phạt: Nguyễn Văn B 18 tháng cải tạo không giam giữ về tội “Đánh bạc”. Khấu trừ thu nhập đối với Nguyễn Văn B, số tiền 400.000 (bốn trăm nghìn) đồng một tháng trong thời gian cải tạo không giam giữ để sung vào ngân sách nhà nước. Thời hạn chấp hành hình phạt tính từ ngày tun án. Giao Cao Văn T cho Ủy ban nhân dân xã D, thành phố QN, tỉnh QN giám sát, giáo dục. Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với Ủy an nhân dân xã D trong việc giám sát, giáo dục bị cáo [46].
Hai là, Việc áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ cịn sai sót, như
hơng buộc người bị kết án phải bị khấu trừ thu nhập, không tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 36 Bộ luật hình sự, hoặc khấu trừ thu nhập nhưng khơng có khả năng thi hành. Khoản 3 Điều 36 Bộ luật hình sự 2015 [34] quy định rõ
giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ Nhà nước. Tuy nhiên, khi xét thấy người bị kết án khơng có thu nhập ổn định thì Tịa án vẫn có thể miễn việc khấu trừ thu nhập và nhận định rõ trong bản án.
Vị dụ như: Theo bản án sơ thẩm: Khoảng 21 giờ ngày 03/8/2019, tại khu phố Dân Phước, phường Xuân Thành, thành phố QN, tỉnh Quảng Ngãi, Huỳnh Ngọc Ph có hành vi cản trở, khơng chấp hành yêu cầu của Tổ công tác Công an thành phố QN và dùng tay kéo áo làm đứt cúc áo, rớt bảng tên của đồng chí Huỳnh Ngọc T là người đang thi hành cơng vụ làm đồng chí T và tổ cơng tác khơng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.
Ngày 14-01-2020, TAND thành phố QN đã áp dụng khoản 1 Điều 330; điểm i, s khoản 1 Điều 51; Điều 36 BLHS xử phạt Huỳnh Ngọc Ph 01 năm cải tạo không giam giữ về tội chống người thi hành công vụ. Giao bị cáo cho Ủy ban nhân dân phường Xuân Thành giám sát, giáo dục bị cáo trong thời gian chấp hành hình phạt. Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp trong việc giám sát, giáo dục bị cáo.
Ngồi ra, án cịn tun khấu trừ 5% thu nhập của bị cáo trong thời gian chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ để sung công quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng.
Qua kiểm sát bản án, thấy rằng án sơ thẩm áp dụng khoản 1 Điều 330; điểm i, s khoản 1 Điều 51, Điều 36 BLHS để xử phạt bị cáo Ph về tội chống người thi hành cơng vụ là có căn cứ, đúng pháp luật.
Khi tuyên hình phạt cải tạo khơng giam giữ, án sơ thẩm khấu trừ 05% thu nhập của bị cáo trong thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ để sung quỹ nhà nước là có căn cứ. Tuy nhiên, án sơ thẩm lại không xác định cụ thể số tiền phải khấu trừ là bao nhiêu để khấu trừ vào thu nhập hàng tháng đối với bị cáo là thiếu sót, khơng bảo đảm việc thi hành án. Từ đó, VKSND tỉnh QN đã kháng nghị phúc thẩm.
Tại phiên tòa phúc thẩm, đủ cơ sở xác định thu nhập hàng tháng của bị cáo Huỳnh Ngọc Ph là 6.000.000đ/tháng. TAND tỉnh QN đã chấp nhận kháng nghị, khấu trừ 05% thu nhập hàng tháng của bị cáo Huỳnh Ngọc Ph để sung quỹ Nhà nước [62].
Ba là, việc áp dụng hình phạt CTKGG chưa được đặt đúng vị trí của nó
trong việc áp dụng hình phạt đó là hình phạt chính; Dẫn đến trường hợp Hội đồng xét xử sơ thẩm của TAND cấp huyện lạm dụng các quy định về hình phạt CTKGG để vận dụng khi xét xử dẫn đến phản ứng gay gắt của dư luận xã vì cho rằng xét xử q nhẹ khơng đảm báo tính trừng trị, răn đe giáo dục pháp luật (thậm chí cịn bị đặt dấu hỏi về việc chạy án, chạy tội...). Chẳng hạn đối với một số vụ án liên quan vụ án đánh bạc và trộm cắp tài sản, có những đã từng có có tiền án, tiền sự (nhân thân khơng tốt), thậm chí là người sử dụng ma túy ... nhưng Tòa án vẫn áp dụng hình phạt CTKGG. Điều này mặc dù phù hợp với các quy định của pháp luật, nhưng đôi khi không phù hợp với thực tế khách quan đang tồn tại trong xã hội. Hệ quả của việc áp dụng hình phạt CTKGG trong một số trường hợp này là, một mặt, không tạo được sức răn đe đối với người phạm tội, mặt khác, gây khó khăn cho việc thi hành án trong thực tiễn.
Điển hình như trường hợp, trong thời gian từ ngày 2/3/2019 cho đến khi bị bắt là ngày 12/3/2019, Nguyễn Thị V đã thực hiện hành vi đánh bạc thắng thua bằng tiền, dưới hình thức ghi số đề cho những người chơi đề trên địa bàn trong và ngoài thị trấn X, huyện Xuân Y, tỉnh QN.
Hằng ngày, V ghi đề và nhận tiền của những người chơi đề rồi giữ lại để trực tiếp thắng thua với người chơi chứ không giao phơi đề cho ai khác. Vào lúc 16h10’ ngày 12/3/2019, tại nhà Vân, lực lượng Công an huyện Y phối hợp cùng Công an thị trấn X phát hiện, bắt quả tang Vân đang ghi số đề cho đối tượng tên L.
Qua quá trình điều tra xác định được, vào ngày 12/3/2019, Vân đã trực tiếp ghi số đề theo kết quả xổ số của Công ty Xổ số kiết thiết tỉnh QN cho 6 đối tượng chưa rõ lai lịch và 2 đối tượng gồm L và T với tổng số tiền phơi đề là 9.379.000 đồng.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số N/2019/HSST ngày 24/7/2019 của TAND huyện Y, tỉnh QN đã tuyên bố bị cáo V phạm Tội “Đánh bạc”. Áp dụng khoản 1, 3 Điều 321; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 35; Điều 36 BLHS, xử phạt bị cáo 10 tháng cải tạo không giam giữ và phạt bổ sung số tiền 30 triệu đồng.
Qua kiểm sát bản án, VKSND huyện Y nhận thấy, việc TAND huyện Y nhận định bị cáo Vân thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; bị cáo là lao động chính trong gia đình, bản thân bị cáo bị bệnh thốt vị đĩa đệm…, là các tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm s khoản 1 và khoản 2 Điều 51 BLHS nên tuyên phạt bị cáo mức án 10 tháng cải tạo không giam giữ và phạt bổ sung 30 triệu đồng là quá nhẹ, chưa tương xứng với tính chất, mức độ hành vi mà bị cáo đã thực hiện, chưa căn cứ đầy đủ vào những đặc điểm nhân thân, ý thức tuân theo pháp luật của bị cáo, chưa đáp ứng được mục đích của hình phạt, chưa bảo đảm tính răn đe, phịng ngừa chung và yêu cầu của việc đấu tranh phòng chống tội phạm tại địa phương.
Theo VKSND huyện Y, xét về tính chất, mức độ của hành vi mà bị cáo đã thực hiện, trong thời gian từ ngày 2 đến ngày 12/3/2019, bị cáo V đã thực hiện hành vi đánh bạc thắng thua bằng tiền dưới hình thức ghi số đề cho nhiều người chơi đề trên địa bàn với số tiền 9.379.000 đồng nên bị cáo Vân phải chịu trách nhiệm với tổng số tiền dùng để đánh bạc này. Xét về nhân thân, bị cáo Vân có nhân thân xấu, mặc dù được xác định là khơng có tiền án, tiền sự nhưng bị cáo đã từng 2 lần bị TAND huyện Y xét xử về Tội “Đánh bạc” (đều dưới hình thức ghi số đề), cụ thể: vào ngày 18/4/2013 đã bị xử phạt số tiền 9
triệu đồng tại Bản án số NN/2013/HSST, đã chấp hành xong hình phạt và ngày 13/11/2013 bị xử phạt 6 tháng tù tại Bản án số NNN/2013/HSST, đến ngày 18/3/2014, bị cáo đã chấp hành xong hình phạt tù.
Mặc dù đã 2 lần bị xử lý bằng biện pháp hình sự về Tội “Đánh bạc” dưới hình thức ghi số đề nhưng bị cáo V khơng lấy đó làm bài học cho bản thân mà tiếp tục cố ý phạm tội, điều này thể hiện sự coi thường pháp luật, không ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình.
Do vậy, việc Tồ án cấp sơ thẩm nhận định bị cáo V thể hiện “ăn năn hối cải” là khơng có cơ sở. Ngồi ra, hồn cảnh gia đình bị cáo có chồng làm nghề bn bán, có một con đã trưởng thành, việc Tồ án nhận định bị cáo là lao động chính trong gia đình để giảm nhẹ cho bị cáo là khơng đúng quy định pháp luật, khơng có ý nghĩa trong việc ngăn ngừa bị cáo tiếp tục phạm tội.
Xét thấy, tình trạng đánh bạc dưới hình thức mua, bán số đề đang xảy ra ngày càng nhiều và có diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa phương. Do vậy, việc xử lý đối với loại tội phạm này cần phải có những hình phạt nghiêm mới bảo đảm được việc giáo dục người khác tơn trọng PL, bảo đảm tính răn đe phịng ngừa chung và yêu cầu trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm tại địa phương.
Do đó, VKSND huyện Y đã kháng nghị phần hình phạt của Bản án số N/2019/HSST của TAND huyện Y, đề nghị TAND tỉnh QN xét xử phúc thẩm theo hướng tuyên phạt tù có thời hạn và khơng cho hưởng cải tạo khơng giam giữ đối với bị cáo Vân. Tại phiên tịa hình sự phúc thẩm vụ án hình sự nêu trên Hội đồng xét xử của TAND tỉnh QN đã chấp nhận kháng nghị của VKS.
Sau khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm các Cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh QN đã tổ chức rút kinh nghiệm [62].
Ngoài ra trong thời gian vừa qua đã có trường hợp được TAND cấp cao tại Đà Nẵng xem xét thủ tục giám đốc thẩm tuyên hủy án phúc thẩm và thông
báo rút kinh nghiệm, cụ thể như sau: