Những quy định về hình phạt cải tạo khơng giam giữ trong Bộ luật hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi (Trang 36 - 40)

CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1. Những quy định pháp luật hình sự Việt Nam về hình phạt cải tạo khơng giam giữ theo Bộ luật hình sự 2015 và thi hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ theo Bộ luật hình sự 2015 và thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hiện hành

2.1.1. Những quy định về hình phạt cải tạo khơng giam giữ trong Bộ luật hình sự 2015 luật hình sự 2015

Thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị [8] và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ

Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 [10] và qua thực tiễn thi hành BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009), nảy sinh nhiều vướng mắc, bất cập. Ngày 27 tháng 11 năm 2015, QH khóa XIII và ngày 20 tháng 6 năm 2017 Quốc Hội khóa XIV của nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã thông qua BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thay thế cho BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Hình phạt CTKGG được quy định rất cụ thể và chi tiết ở cả phần chung và phần các tội phạm.

Tại điểm c khoản 1 Điều 32 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), quy định Cải tạo khơng giam giữ là 1 trong 7 hình phạt chính, bao gồm: Cảnh cáo, Phạt tiền, Cải tạo khơng giam giữ, Trục xuất, Tù có thời hạn, Tù chung thân và Tử hình) [34]. Nếu sắp xếp theo hướng các hình phạt chính có mức độ

trừng phạt nghiêm khắc từ tưg hình phạt chính nhẹ nhất “Cảnh cáo” đến hình phạt chính cao nhất “Tử hình” theo số thứ tự từ 1 đến 7, thì hình phạt CTKGG xếp vị trí số 3 về mức độ từ nhẹ đến nghiêm khắc nhất là “Tử hình”.

“1. Cải tạo khơng giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo khơng giam giữ.

2. Tịa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Tịa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.

Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.

4. Trường hợp người bị phạt cải tạo khơng giam giữ khơng có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.

Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.

Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang ni con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh

hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.

Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự” [34].

Từ những quy định tại Điều 36 BLHS 2015 nêu trên. Học viên nhận thấy: Cải tạo không giam giữ là hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do BLHS quy định, xét thấy không cần thiết phải tước tự do của người bị kết án, không cần phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội mà giao họ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục với khoảng thời gian từ 6 tháng đến 3 năm.

Cải tạo khơng giam giữ là hình phạt chính có tính chất nghiêm khắc hơn so với hình phạt tiền và cảnh cáo nhưng nhẹ hơn hình phạt tù. Do vậy, theo quy định của pháp luật Tòa án chỉ áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ đối với người phạm tội khi thỏa mãn những điều kiện sau đây:

– Áp dụng với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do BLHS quy định. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 03 năm tù, tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là bảy năm.

– Người phạm tội phải có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng.

Thời hạn áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ từ 6 tháng đến 3 năm. Riêng đối với người chưa thành niên phạm tội thì thời hạn cải tạo không giam giữ áp dụng với họ là không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định (Điều 73 BLHS năm 2015). Trong trường hợp người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được khấu trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam giữ, cứ 1 ngày tạm giữ, tạm giam

bằng 3 ngày cải tạo khơng giam giữ.

Tịa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.

Như vậy, so sánh giữa BLHS 1999 và BLHS 2015, học viên nhận thấy

các quy định về hình phạt CTKGG của BLHS 2015 có một số điểm mới so với BLHS 1999 như sau:

Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015

Xuất phát từ quan điểm cải tạo khơng giam giữ là loại hình phạt khơng nhằm tước tự do của người bị kết án mà tạo cho họ cơ hội được cải tạo tại môi trường xã hội bình thường dưới sự giám sát, giúp đỡ của chính quyền, gia đình, cơ quan, tổ chức và cộng đồng, quy định về hình phạt cải tạo không giam giữ được sửa đổi, bổ sung trên tinh thần bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng cũng như tính chặt chẽ, khả thi nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả của hình phạt này.

Về cơ bản, Điều luật kế thừa quy định về hình phạt cải tạo khơng giam giữ của Bộ luật Hình sự năm 1999, đồng thời có ba điểm sửa đổi, bổ sung:

Thứ nhất, cụ thể hóa nội dung cải tạo không giam giữ đối với người

khơng có việc làm, theo đó, người bị kết án khơng có việc làm ổn định hoặc mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong một thời hạn nhất định do Tòa án quyết định. Quy định này thể hiện quan điểm giáo dục cải tạo người phạm tội thông qua lao động.

Xác định cụ thể thời gian lao động phục vụ cộng đồng là không quá 4 giờ/một ngày và không quá 5 ngày/một tuần. Điều luật cũng quy định rõ:

không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với năm đối tượng người bị kết án cải tạo không giam giữ sau đây: (1) phụ nữ đang có thai; (2) phụ nữ đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi; (3) người già yếu; (4) người bị bệnh hiểm nghèo; (5) người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng. Nhìn chung, đây là những đối tượng yếu thế, cần có chính sách bảo vệ đặc biệt.

Thứ hai, bổ sung quy định không khấu trừ thu nhập đối với người chấp

hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự, bởi lẽ, trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự, người đó khơng có thu nhập (lương) hàng tháng mà chỉ có một khoản phụ cấp tiêu vặt để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân.

Thứ ba, bổ sung quy định về cách thức khấu trừ một phần thu nhập của

người bị kết án cải tạo không giam giữ, theo đó, việc khấu trừ thu nhập của người bị kết án sẽ được thực hiện hàng tháng với mức do Tịa án quyết định (từ 05% đến 20%).

Ngồi ra BLHS đã 2015 bổ sung quy định về hình phạt cải tạo không giam giữ tại mục 4 điều 36 như sau: Trường hợp người bị phạt cải tạo khơng giam giữ khơng có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ. Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với một số trường hợp như phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)