Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động khai sinh, khai tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động khai sinh, khai tử cấp xã từ thực tiễn quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 25 - 27)

: quan hệ phối hợp

1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động khai sinh, khai tử

Nội dung QLNN đối với hoạt động khai sinh, khai tử được quy định trong Điều 3 Luật Hộ tịchnăm 2014, bao gồm:

-Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch: Khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; khai tử.

-Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Thay đổi quốc tịch; xác định cha, mẹ, con; xác định lại giới tính; nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; công nhận giám hộ; tuyên bố hoặc huỷ tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

-Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

của pháp luật.

Cụ thể hơn, nội dungQLNN về khai sinh, khai tử tập trung chủ yếu vào việc thực hiện các hoạt động sau:

- Ban hànhhoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực khai sinh, khai tử. VíLu ậdụ:tHộ tịch, Nghị định

123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết

một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP...

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, kế hoạch, định hướng về hoạt động quản lý khai sinh, khai tử; tổ chức triển khai thực hiện các nội dung pháp luật về quản lý khai sinh, khai tử;

-Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động đăng ký khai sinh, khai tử;

-Quản lý, sử dụng sổ đăng ký khai sinh, khai tử; biểu mẫu đăng ký khai sinh, khai tử; trích lục khai tử bản chính theo quy định của Bộ Tư pháp.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khai sinh, khai tử; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu điện tử về hộ tịch; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong cơ sở dữ liệu điện tử về hộ tịch;

- Hướng dẫn, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về việc tổ chức thực hiện công tác quản lý khai sinh, khai tử;

-Tổ chức thực hiện quản lý khai sinh, khai tử và thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký khai sinh; Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dânhiểu rõ và làm đúng các quy định của pháp luật về đăng ký khai sinh, khai tử;

-Bảo đảm đầy đủ kinh phí, củng cố cơ sở vật chất, cung cấp phương tiện cho các hoạt động quản lý khai sinh, khai tử;

và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý khai sinh, khai tử;

-Hợp tác quốc tế về vấn đề quản lý khai sinh, khai tử;

-Tổng kết, báo cáo cơ quan nhà nướccóthẩm quyền về công tác quản lý khai sinh, khai tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động khai sinh, khai tử cấp xã từ thực tiễn quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)