: quan hệ phối hợp
35 04 1 Quang Trung22 0
3.2.4. Xây dựng đội ngũ công chức quản lý khai sinh trên địa bàn quận theo hướng chuyên nghiệp
quận theo hướng chuyên nghiệp
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói riêng và đội ngũ công chức quản lý khai sinh, khai tử nói riêng có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nướclà một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.
Để xây dựng được một đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch ở các xã, phường trên cả nước đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý khai sinh, khai tửcần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao năng lực của đội ngũ công chức. Muốn có đội ngũ công chức có năng lực phải thực hiện đồng bộ các giải pháp từ tuyển dụng đến bố trí, sử dụng công chức, cụ thể:
- Thực hiện tuyển dụng theo nguyên tắc đúng người, đúng việc. Thực hiện công tác thi tuyển một cách khách quan và công bằng. Đối với công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã phải đáp ứng tiêu chuẩn được quy định trong luật là có bằng trung cấp luật trở lên. Việc xây dựng cơ chế và tổ chức thi tuyển công chức, Chính phủ nên giao cho một tổ chức độc lập thực hiện và đánh giá.
-Thực hiện bố trí, sử dụng công chức theo cơ chế giao việc, khoán việc nhằm nâng cao trách nhiệm cho công chức. Áp dụng chế độ vị trí việc làm để xác định tiền lương và các chế độ, chính sách đối với đội ngũ công chức.
- Có thái độ kiên quyết, dứt khoát đối với những công chức không đáp ứng được yêu cầu công việc, bảo đảm đội ngũ công chức phải làm việc thực sự có hiệu quả và có những đóng góp thiết thực cho cơ quan.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, ậtp huấn nghiệp vụ hộ tịch và kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong Luật Hộ tịch. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn và kiến thức pháp luật. Nội dung đào tạo thiết thực, phù hợp với yêu cầu công việc mà công chức tư pháp - hộ tịch đảm nhiệm.
Thứ hai, cải cách chế độ, chính sách đểtạo động lực cho công chức: Việc thực hiện chính sách tiền lương đối với công chức tư pháp – hộ tịch phải tương xứng với giá trị sức lao động bỏ ra. Trả lương phải dựa trên kết quả công việc chứ không phải theo vị trí và chức danh của công việc nhằm bảo đảm sự công bằng, khách quan, tạo động lực phấn đấu và gây dựng lòng đam mê với công việc chuyên môn mà công chức tư pháp - hộ tịch đang đảm nhiệm. Thực tế cho thấy với cách trả lương theo ngạch, bậc và chức vụ như hiện nay thì những công chức mới, những công chức không giữ vị trí lãnh đạo sẽ khó hoàn thành công việc bằng hết khả năng của mình.
Không chỉ quan tâm cải thiện về vật chất mà vấn đề tinh thần của đội ngũ công chức cũng cần được củng cố. Theo đó, cần đổi mới công tác thi đua
- khen thưởng, xử lý kỷ luật, môi trường và điều kiện làm việc,… Việc đánh giá, khen thưởng và xử lý kỷ luật cũng phải đảm bảo tính công bằng và khách quan. Cách thức đánh giá và trả lương phải lấy hiệu quả công việc làm thước đo, môi trường làm việc năng động, sáng tạo sẽ khuyến khích mọi công chức dù ở vị trí nhân viên hay lãnh đạo đều bình đẳng và cạnh tranh công bằng.
Thứ ba, nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức công vụ của công chức.Khi đội ngũ công chức có đầy đủ năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu công việc thì cần thiết phải có những giải pháp để nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức công vụ. Những biện pháp cần chú trọng là:
-Giáo dục đạo đức công vụ đối với công chức. Đạo đức nghề nghiệp là đồi hỏi mà bất kể ngành nghề nào cũng cần phải có, đặc biệt là đối với công việc gắn liền với quyền lực công, nguồn lực công, trách nhiệm công,… Không có chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp sẽ là môi trường cho công chức thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp như tham tham nhũng, hách dịch, cửa quyền,… Việc giáo dục tính liêm chính, đạo đức công vụ phải được đưa vào chương trình giáo dục ở các cấp, để hình thành thói quen và ngấm sâu vào nhận thức của mỗi cá nhân trước khi làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước.
- Thiết lập thể chế quản lý, giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch nhằm ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức công vụ của đội ngũ công chức. Thực hiện công khai, minh bạch việc giải trình về tài sản của công chức trước, trong và sau khi rời khỏi nơi công tác.
- Có các chế tài nghiêm khắc mang tính răn đe nhằm ngăn chặn và nghiêm trị những hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức công vụ trái với luật pháp và đạo đức xã hội.
Ngoài các giải pháp trên, mỗi phường trên địa bàn quận Hà Đông cần bố trí 01 công chức tư pháp - hộ tịch có kinh nghiệm, đủ tiêu chuẩn theo quy
định, có chuyên môn nghiệp vụ và có thời gian công tác lâu năm, nếu giao nhiệm vụ này cho công chức vừa mới tiếp nhận công việc, vừa không nắm rõ tình hình, đặc điểm dân cư địa phương, vừa chưa có kinh nghiệm làm việc thì khi giải quyết công việc rất dễ xảy ra sai sót, không hiệu quả. Để đạt được điều này, phải đảm bảo được sự ổn định, lâu dài về vị trí và nơi công tác của công chức tư pháp - hộ tịch ở các phường trên địa bàn quận. Bên cạnh đó, cần thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn, lớp huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch ở các phường; thực hiện các cuộc họp giao ban định kỳ hàng quý đối với công tác tư pháp trên địa bàn quận nhằm trao đổi, hướng dẫn để nắm bắt thông tin và đưa ra các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác đăng ký khai sinh, khai tử trên địa bàn quận. Để đạt hiệu quả cao thì lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp trêncần nâng caovai trò, trách nhiệm của mình trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, đánh giá đội ngũ cán bộ công chức.