Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động khai sinh, khai tử cấp xã từ thực tiễn quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 46 - 52)

: quan hệ phối hợp

35 04 1 Quang Trung22 0

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

a.Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử trên địa bàn quận Hà Đông vẫn còn tồn tại không ít những khó khăn, hạn chế.

Thứ nhất, hoạt động kiểm tra, đôn đốc, rà soát, vận động người dân thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử chưa được thực hiện chưa thật sự nghiêm túc. Số lượng trẻ em chưa được đăng ký hoặc đăng ký khai sinh quá hạn và số lượng người đã chết chưa được khai tử hoặc đăng ký khai tử quá hạn vẫn còn nhiều. Hàng năm, các kế hoạch yêu cầu các tổ dân phố trên địa bàn mình quản lý tổ chức rà soát các hộ gia đình có trẻ em chưa được đăng ký khai sinh hoặc người đã chết chưa được đăng ký khai tử vẫn được triển khai thực hiện cùng với đó là việc vận động, thuyết phục người thân của họ đi đăng ký khai sinh, khai tử. Tuy nhiên, trên thực tế tại các phường trên địa bàn quận Hà Đông,công tác triển khai và vận động chưa thực sự được các tổ dân phố quan tâm thực hiện nghiêm túc, hoạt động rà soát còn mang tính hình thức, chưa nắm bắt sâu sát từng hộ gia đình, số lượng trẻ em chưa được đăng ký khai sinh hoặc người đã chết chưa được khai tử bị phát hiện là rất ít.

Thứ hai, đội ngũ công chức tư pháp - hộtịch ở các phường mặc dù đãđược đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụnhưng trình độ vẫn còn hạn chế, chưa phát huy được hết năng lực trong công tác QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử. Mộtsố ít công chức phápt– hộ tịch thiếu trách nhiệm trong quản lý hộ tịch dẫn đến việc lợi dụng đăng ký lại khai sinh, đăng kí khai tử không đúng nhằm mục đích vụ lợi, hưởng các chính sách ưu đãi hiện hành của Nhà

nước.Trình độ ngoại ngữ, tin học, khả năng ứng dụng công nghệ thông tinvào việc quản lý hoạt động đăng ký khai sinh, khai tửcủa đa số công chức tư pháp - hộ tịch vẫn còn hạn chế, chưa được đào tạo bài bản nên việc

khai thác và sử dụng công nghệ thông tincòn chưa đạt hiệu quả cao.

Thứ ba, việc đăng ký, sử dụng biểu mẫu, sổ đăng ký khai sinh, khai tử ở một số phường trên địa bàn quận còn thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ các quy định tại Thông tư số 15/2015/TT-BTP, cụ thể như: công chức tư pháp - hộ tịch còn nhầm lẫn khi nhập thông tin vào phần mềm dữ liệu hộ tịch điện tử khi thực hiện đăng ký khai sinh, khai tử; người đi đăng ký khai sinh không có giấy ủy quyền đối với những trường hợp quy định phải có giấy ủy quyền, không có chữ ký của người đi đăng ký khai sinh, khai tử; không đóng dấu giáp lai sổ khai sinh, khai tử và ghi tên cơ quan đăng ký khai sinh, khai tử; bỏ trống không ghi liên tiếp theo thứ tự từng trang, không ghi đầy đủ các thông tin theo cột, mục trong sổ khai sinh, khai tử...

Thứ tư, các quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký khai sinh, khai tử còn những bất cập, vướng mắc, chưa phù hợp với thực tiễn trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ đăng ký khai sinh, khai tử cho người dân. Hiện tại, trên địa bàn quận vẫn phát sinh các tình huống mà pháp luật chưa có quy định cụ thể khiến cơ quan đăng ký khai sinh, khai tử không giải quyết được.

Thứ năm, các biện pháp chế tài xử phạt trong QLNN về khai sinh, khai tử chưa phù hợp với thực tiễn và chưa đem lại hiệu quả trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.Theo thống kê số liệu về đăng ký khai sinh, khai tử trên địa bàn quận trong những năm qua thì việc đăng ký khai sinh quá hạn, không đăng ký khai tử còn chiếm tỷ lệ cao. Việc phát hiện, xử lý những trường hợp này chỉ được thực hiện khi người dân có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em hoặc đi khai tử cho thân nhân và biện pháp xử lý chỉ thực hiện với việc ban hành quyết định xử phạt bằng hình thức cảnh cáo, cho nên việc áp dụng chế tài không mang tính răn đe, thuyết phục cao trong hoạt động QLNN về khai sinh, khai tử.

Thứ sáu, việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý hồ sơ, sổ đăng ký khai sinh, khai tử một cách khoa học vẫn còn chậm trễ. Tuy các phường trên địa bàn quận Hà Đông đều có kho riêng phục vụ cho công tác lưu trữ hồ sơ, văn bản của đơn vị nhưng từ thực tế của công tác quản lý hộ tịch trên địa bàn quận Hà Đông, số lượng hồ sơ, sổ sách quản lý, đăng ký khai sinh, khai tử được lưu trữ trong khoảng thời gian từ trước đến nay là rất nhiều so với các loại văn bản thuộc các lĩnh vực khác. Các loại sổ sách, giấy tờ hộ tịch này theo quy định phải được lưu trữ và bảo quản để sử dụng lâu dài. Điều này đã gây ra không ít khó khăn vì những trang thiết bị, phương tiện để bảo quản các giấy tờ này còn hạn chế. Điều nàygây ra nhiều áp lực cho các phường trong việc tìm phương án lưu giữ, bảo quảnhồ sơ lâu dài.

Thứ bảy,một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử nên chưa thực hiện đúng các quy định về đăng ký khai sinh, khai tử. Quyền được khai sinh, khai tử là một trong những quyền nhân thân quan trọng của mỗi người không chỉ được quy định trong pháp luật quốc tế và được pháp luật quốc tế bảo vệ mà còn được thể chế hóa trong các văn bản pháp luật trong nước. Cụ thể, tại Điều 30 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:“Cá nhân từkhi sinh ra có quyền được khai sinh” (khoản 1) và “Cá nhân chết phải được khai tử” (khoản 2). Điều 11 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 cũng quy định:“Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch”. Quyền khai sinh, khai tử của cá nhân được pháp luật quy định là việc khẳng định sự bảo vệ của Nhà nước đối với giá trị của quyền này. Quyền được khai sinh là quyền đầu tiên xác định một đứa trẻ là công dân của một quốc gia, được đối xử bình đẳng và có đầy đủ sinh các quyền và nghĩa vụ của công dân như mọi công dân khác. Hầu hết các trường hợp trẻ em chưa được đăng ký khai sinh, đăng ký khai sinh muộn, người đã chết chưa được đăng ký khai tử, đăng ký khai tử

muộncó nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu hiểu biết pháp luật, nhận thức còn hạn chế, thờ ơ, thiếu trách nhiệm, thiếu hợp tác của chính người thân. Trong thực tiễn, cónhiều trườnghợp trẻ em sinh ra không được đăng ký khai sinh vì bố mẹ trẻ chưa hoặc không đăng ký kết hôn, do tâm lý e ngại nênthường chậm hoặc không làm thủ tục khai sinh cho trẻ.Chỉ đến khi trẻ đi học người thân mới bắt đầu đi đăng ký khai sinh cho trẻ, điều điều thể hiện sự thiếu trách nhiệm của người thân khi không tuân thủ đúng quy định của pháp luật về hộ tịch.

b.Những nguyên nhân của hạn chế

Qua thực tế của công tác QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử ở các phường trên địa bàn quận Hà Đông cho thấy, những hạn chế nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan quản lý khai sinh, khai tử chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm. Theo quy định của pháp luật về hộ tịch hiện nay thì Chủ tịch UBND phường có trách nhiệm thực hiện việc chỉ đạo, đôn đốc việc đăng ký khai sinh, khai tử nhưng trên thực tế thì chủ tịch UBND các phường lại phó mặc nhiệm vụ này cho công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện mà không trực tiếp tiến hành giám sát, kiểm tra việc thực hiện.

Thứ hai, đội ngũ công chức làm công tác quản lý khai sinh, khai tử trên địa bàn quận Hà Đông được bố trí không mang tính ổn định lâu dài. Công chức tư pháp - hộ tịch ngoài việc phụ trách thực hiện hoạt động quản lý khai sinh, khai tử theo thẩm quyền còn phải kiêm nhiệm một số lĩnh vực chuyên môn khác.Bên cạnh đó, tình trạng luân chuyển công chức tư pháp - hộ tịch từ địa phương này sang địa phương khác đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giải quyết công việc của công chức tư pháp - hộ tịch trên địa bàn quận. Khi luân chuyển công chức tư pháp - hộ tịch từ phường này sang phường

khác sẽ gây khó khăn và mất nhiều thời gian cho việc thụ lý và giải quyết hồ sơ vì công chức mới cần phải nghiên cứu, tiếp cận với lượng thông tin có thể hoàn toàn mới và cần phải có thời gian để tiếp nhận hết các công việc được bàn giao. Một công tác tư pháp - hộ tịch khi mới tiếp nhận công việc, ngoài việc phải đáp ứng theo các tiêu chuẩn nghề nghiệp, tích lũy kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm phong phú, phải mất khoảng 03 năm công tác mới thành thạo trong lĩnh vực này. Đến khi thành thạo công việc lại được luân chuyển sang vị trí công tác khác như công chức văn thư, địa chính,... gây nên tình trạng lãng phí trong việc đào tạo, sử dụng công chức tư pháp và có thể mất thêm thời gian đào tạo một công chức tư pháp lành nghề khác. Điều này cũng gây trở ngại rất lớn đến hoạt động quản lý khai sinh, khai tử ở địa phương.

Công chức tư pháp - hộ tịch không chỉ tham mưu giúp UBND phường tổ chức thực hiện cácchính sách, kế hoạch về quản lý khai sinh, khai tử trên địa bàn phường mà còn trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ như: tuyên truyền,phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức các chương trình, hoạt động để người dân nghiên cứu pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn phường trong việc tham gia xây dựng pháp luật; kiểm tra và rà soát các văn bản pháp luật của UBND; tham gia công tác thi hành án dân sự; chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện việc hòa giải ở cơ sở; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch UBND cấp phường giao. Vớinhững quy định như vậy, việc mỗi phường chỉ có một công chức tư pháp - hộ tịch đảm đương hết những nhiệm vụ trên là rất khó khăn [61].

Thứ ba, hệthống các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý khai sinh, khai tử chưa được thống nhất, đồng bộ, còn thiếu các quy định cụ thể về việc khai sinh, khai tử cho một số trường hợp đặc biệt. Chế tài xử phạt trong hoạt động quản lý khai sinh, khai tử còn chưa phát huy hiệu quả, chủ yếu mang tính hình thức. Trong trường hợp có sai sót khi đăng ký khai sinh, khai tử trong phần mềm hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thủ

tục cải chính [59]. Quy định về hình phạt đối với người có trách nhiệm đăng ký khai sinh, khai tử nhưng không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn hoặc không đi đăng ký theo quy định mới chỉ dừng lại ở mức cảnh cáo, chưa mang tính răn đe nên hiệu quả của việc xử phạt thực sự chưa cao.

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở những vấn đề lý luận và pháp luật, luận văn đã đi sâu nghiên cứu thực trạng QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử tại các phường trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội từ năm 2014 đến nay. Trên cơ sở đó, tác giả đã đánh giá khá toàn diện và khách quan về những ưu điểm và chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân còn tồn tại trong QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử tại các phường trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Cụ thể, trong những năm qua công tác QLNN vềhoạt động khai sinh, khai tử trên địa bàn quận Hà Đông có sự chuyển biến tích cực, từng bước ổn định, nề nếp và có hiệu quả. Cấp ủy và lãnh đạo UBND đã có sự quan tâm, chỉ đạo và bố trí nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch liên quan đến hoạt động khai sinh, khai tử.Cùng với đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khai sinh, khai tử được chú trọng triển khai đến từng cơ sở.Hồ sơ các sự kiện khai sinh, khai tử của người dân nhanh chóng được công chức tư pháp - hộ tịch thụ lý đúng thời hạn theo quy định của pháp luật. Dù vậy, trong quá trình thực hiện công tác QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử lĩnh vực này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Ví dụ, nhiều sự kiện khai sinh, khai tử được phát sinh nhưng không được đăng ký hoặc đăng ký quá hạn, đăng ký thiếu chính xác;nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về khai sinh, khai tử của người dân còn hạn chế; đội ngũ công chức làm công tác tư pháp - hộ tịch tuy đã bảo đảm số lượng song chất lượng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu QLNN về hoạt động đăng ký khai sinh, khai tử trên địa bàn quận.

Chương 3

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀHOẠT ĐỘNG KHAI SINH KHAI TỬ Ở CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG KHAI SINH KHAI TỬ Ở CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động khai sinh, khai tử cấp xã từ thực tiễn quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)