Năng lực của công chức làm công tác về khai sinh, khai tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động khai sinh, khai tử cấp xã từ thực tiễn quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 28 - 30)

: quan hệ phối hợp

1.3.3. Năng lực của công chức làm công tác về khai sinh, khai tử

Hiệu quả của hoạt động QLNN về khai sinh, khai tử còn phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ làm công tác đăng ký khai sinh, khai tử. Trước hết, công chức làm công tác khai sinh, khai tử phải là những người hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật, luôn gương mẫu đi đầu trong thi hành pháp luật, bảo vệ công lý. Những phẩm chất cụ thể của công chức làm công tác khai sinh, khai tử bao gồm:

Thứ nhất, có chuyên môn nghề nghiệp :

Họ phải là những người có chuyên môn, có trình độ, có thể kiểm soát được công việc, thực hiện các thao tác nhanh nhẹn, chủ động giải quyết các vấn đề trong phạm vi chức trách của mình. Năng lực ở đây vừa phản ánh trình độ, vừa phản ánh tinh thần trách nhiệm dám làm và dám chịu trách nhiệm với công việc của mình.

Thứ hai, hiểu biết pháp luật và cách thức quản lý:

Đây là yếu tố đánh giá đội ngũ làm công tác hộ tịch phải là những người trước hết phải hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật, luôn gương mẫu đi đầu trong thi hành pháp luật, bảo vệ công lý. Bên cạnh đó, cách thức quản lý cũng trở thành một yếu tố không kém phần quan trọng, đó là ngoài việc thực thi nhiệm vụ, thì còn phản ánh cách thức quản lý như thế nào cho khoa học, giản tiện và hiệu quả. Tức là phản ánh phương pháp tổ chức, điều hành công việc, tổng hợp, lưu trữ, khai thác, cập nhật trong phạm vi công việc. Tiêu chí đặt ra chính là giảm được thời gian trong thực thi công việc, tiết kiệm chi phí, đáp ứng được yêu cầu công việc, ngoài ra là sự tiên liệu trong tương lai như khả năng khai thác, truy cập, tra cứu, sử dụng, trở thành cơ sở dữ liệu hữu dụng.

Thứ ba, sự sáng tạo và linh hoạt trong quản lý:

Đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về hộ tịch, ngoài việc thực hiện các quy định chung, thì không phải là một cỗ máy hành động, mà đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo, vận dụng trong quản lý sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tiễn. Đây chính là yếu tố trở thành hành động mà nhà quản lý nhận được từ quá trình quản lý, là sự phản hồi từ cách thức quản lý và thực hiện của mình, để rồi từ đó có cách thay đổi phù hợp với thực tế. Được như thế thì QLNN về hộ tịch mới mang

lại hiệu quả, trật tự mới được thiết lập, cơ quan quản lý mới nhận được sự tin cậy, ủng hộ của người dân.

Thứ tư, đạo đức công vụ.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh [32], người cán bộ ngoài việc thực hiện tốt chức trách chuyên môn, có năng lực, thì còn phải hội tụ “Nhân-Trí-Dũng- Liêm”, trong đó “Nhân” chính là sự thật thà, thương yêu giúp đỡ nhân dân; “Trí” là do không có làm việc mờ ám, nên tinh thần, tâm lý thoải mái, vô tư, sáng suốt; “Dũng” chính là dám làm dám chịu, dám khẳng định bản thân mình, song cũng sẵn sàng nhận trách nhiệm về mình khi bản thân sai sót, vi phạm; “Liêm” là sự ngay thẳng, trung thực, không làm việc gian dối.

Như vậy, đạo đức nghề nghiệp của người quản lý không nằm ngoài các yếu tố trên. Khi thực thi công việc thì người quản lý phải làm việc hết mình, có trách nhiệm, có tinh thần, không tư lợi, không gây khó dễ cho dân, không ăn hối lộ, không tham ô, là con người có tư cách đạo đức tốt, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm thực sự là người quản lý đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, xứng đáng là người tin tưởng và giao sứ mệnh quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động khai sinh, khai tử cấp xã từ thực tiễn quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)