: quan hệ phối hợp
35 04 1 Quang Trung22 0
3.2.2. Cần nâng cao năng lực bộ máy quản lý khai sinh, khai tử
Qua thực trạng thực hiện công tác quản lý khai sinh, khai tử ở các phường trên cả nước hiện nay cho thấy, công chức tư pháp - hộ tịch tham mưu giúp UBND phường thực hiện rất nhiều đầu việc, trong đó có việc quản lý, đăng ký khai sinh, khai tử và các sự kiện hộ tịch khác. Mặt khác, đây là vị trí dễ bị thay đổi do việc luân chuyển, bố trí tiếp nhận công việc khác nên chuyên môn bị hạn chế do không được bồi dưỡng nghiệp vụ kịp thời làm giảm hiệu quả QLNN trong lĩnh vực khai sinh, khai tử. Để công tác xây dựng, kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy quản lý khai sinh, khai tử ở cấp xã, phường trên cả nước đạt hiệu quả và chất lượng, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Một là, nâng cao năng lực bộ máy quản lý đăng ký khai sinh, khai tử tại các xã, phường ở nước ta hiện nay: Quán triệt đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức. Phải kiện toàn đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch ở cấp xã, phường trên cơ sở nhận thức đúng vị trí, vai trò của công chức tư pháp - hộ tịch. Cùng với đó, cần nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cấp xã, của HĐND và UBND cấp xã. Vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã, là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chăm lo đời sống của nhân dân và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KTXH trên địa bàn xã, phường sẽ quyết định đặc điểm, tính chất của đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch ở cấp xã. Điều này tạo nên tính đặc thù của đội ngũ công chức ở các xã, phường so với công chức nhà nước từ cấp quận trở lên đến cấp Trung ương.
Xây dựng đội ngũ công chức ở các xã, phường phải chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực, kỹ năng làm việc, phẩm chất đạo đức nhằm đáp ứng được yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ; phải bảo đảm tính ổn định và từng bước chuyên nghiệp hóa. Phát huy vai trò của nhân dân trong việc giám sát các hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức ở các xã, phường.
Hai là, nâng cao năng lực bộ máy quản lý, đăng ký khai sinh, khai tử trên địa bàn quận Hà Đông: Việc nâng cao năng lực của công chức tư pháp - hộ tịch ở các phường cần dựa theo nội dung các văn bản chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ quy định về xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở theo Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 Khóa XI về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 (ban hành kèm theo Nghị quyết 30c / NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 8/11/2011), trong đó đã xác định nhiệm vụ xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, phấn đấu đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và 63 năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác quản lý, đăng ký khai sinh, khai tử; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch. Hàng năm bố trí kinh phí đảm bảo cho hoạt động chuyên môn. Một số hoạt động như: phổ biến, giáo dục pháp luật, quản lý đăng ký khai sinh, khai tử phải bảo đảm đủ kinh phí để chi theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và UBND thành phố. Trang bị đầy đủ phương tiện thiết yếu cho hoạt động tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020; quan tâm xây dựng hệ thống cơ sở vật
chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý hồ sơ, sổ đăng ký khai sinh, sổ đăng ký khai tử, tra cứu dữ liệu một cách khoa học, 100% công chức tư pháp - hộ tịch các phường có máy vi tính nối mạng để thực hiện thống nhất quản lý chuyên ngành bằng công nghệ thông tin. Việc quy hoạch công chức tư pháp - hộ tịch làm công tác quản lý, đăng ký khai sinh ở các phường trên địa bàn quận cần phải định hướng lâu dài để bảo đảm tính ổn định vị trí công tác, tạo cơ sở để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để nâng cao năng lực hoạt động thực hiện nhiệm vụ.