: quan hệ phối hợp
2.2.1. Công tác ban hành văn bản về lĩnh vực khai sinh, khai tử của địa phương
địa phương
Xây dựng và ban hành văn bản quản lý về khai sinh, khai tử là khâu quan trọng trong hoạt động QLNN về khai sinh, khai tử. Văn bản quản lý là công cụ, phương tiện không thể thiếu được của chủ thể QLNN. Sự sẵn cócủa các văn bản quản lý trong hoạt động của các cơ quan quản lý giúp hoạt động quản lý diễn ra một cách hiệu quả nhất và đảm bảo được sự tập trung quyền lực của nhà nước.
Thực hiện các quy định của Bộ luật, Luật, Nghị định của Chính phủ, công tác đăng ký và quản lý về hộ tịch nói chung và khai sinh, khai tử nói riêng ở nước ta đã có những bước phát triển ổn định, đạt được những kết quả cụ thể. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về công tác hộ tịch đã được ban hành.Luật Hộ tịch được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 20/11/2014 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016. Việc ban hành Luật hộ tịch tạo cơ sở pháp lý lâu dài, ổn định và thông nhất cho công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, khắc phục những tồn tại, bất cập và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho công tác này theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Nhằm tạo cơ sởtriển khai thực hiện việc quản lý hộ tịch trên cả nước được thống nhất,
hiệu quả và đồng bộ, Chính phủ và Bộ Tư pháp đã ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.
Thực hiện Quyết định số 59/QĐ-TTg ngày 15/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Hộ tịch, để việc quản lý hộ tịch trên địa bàn quận Hà Đông được thực hiện đúng các quy định của pháp luật, phòng Tư pháp quận đã tham mưu ban hành Kế hoạch 116/KH-UBND ngày 03/6/2015 của UBND quận Hà Đông để triển khai thi hành Luật Hộ tịch trên địa bàn quận. Trên cơ sở đó, UBND các phường trên địa bàn quận Hà Đông cũng đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể, tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thực hiện công tác quản lý khai sinh, khai tử thuộc thẩm quyền của UBND cấp phường một cách nghiêm túc theo đúng quy định của Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn. Các kế hoạch được ban hành tập trung chủ yếu vào các nội dung nhằm củng cố và nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan tư pháp trong công tác QLNN về lĩnh vực khai sinh, khai tử; xây dựng đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch trong sạch, vững mạnh theo hướng nâng cao đạo đức công vụ, chuyên nghiệp, hiện đại; tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hoạt động khai sinh, khai tử để phục vụ một cách hiệu quả những nhiệm vụ về phát triển KTXH của quận; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấp về hoạt động quản lý khai sinh, khai tử; đảm bảo triển khai thực hiện một cách đồng bộ, có hiệu quả hoạt động QLNN về khai sinh, khai tử trên địa bàn quận.
Ngoài ra, các văn bản pháp luật liên quan đến QLNN về hoạt động khai sinh, khai tử đã được ban hành gồm: QĐ số 5102/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội; Thông báo 1295/TB-
UBND ngày 05/12/2018 của UBND quận Hà Đông về công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận và UBND các phường; Kế hoạch 08/KH-UBND ngày 07/01/2019 của UBND dân quận Hà Đông về công tác kiểm soát thủ tục hành chính năm 2019 trên địa bàn quận; Thông báo 298/TB-UBND ngày 21/02/2019 của UBND quận Hà Đông về công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận và UBND các phường; Thông báo 387/TB-UBND ngày 25/3/2019 của UBND quận Hà Đông thông báo về việc công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận và UBND các phường.