Một số nhận định, đánh giá hoạt động hòa giải tại Tòa án nhân dân huyện Định Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hòa giải trong các vụ án tranh chấp đất đai từ thực tiễn xét xử sơ thẩm tại tòa án nhân dân huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 72)

huyện Định Hóa

2.5.3.1. Những ưu điểm

Một là, công tác hòa giải tranh chấp đất đai luôn được Tòa án nhân dân huyện Định Hóa quan tâm, chú trọng. Thẩm phán được phân công nhiệm vụ đã thực hiện đúng tinh thần của pháp luật đất đai và pháp luật tố tụng dân sự, đề cao việc hòa giải giữa các bên tranh chấp. Thẩm phán luôn tích cực, chủ động trong xem xét đơn khởi kiện, trong việc thu thập và xác minh chứng cứ, tài liệu và tổ chức hòa giải, dù tranh chấp đất đai với tính chất đơn giản hay phức tạp, giá trị tranh chấp lớn hay nhỏ, là tranh chấp dạng gì thì thụ lý, giải quyết, Tòa án luôn tôn trọng nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự và nguyên tắc hòa giải, tiến hành các thao tác nghiệp vụ để hòa giải nghiêm túc, công tâm, không có trường hợp nào giải quyết qua loa, chiếu lệ.

Hai là, đội ngũ thẩm phán tiến hành hòa giải tại Tòa án nhân dân huyện Định Hóa có tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Các Thẩm phán của Tòa án nhân dân huyện Định Hóa là những người có kỹ năng, kinh nghiệm và có uy tín tại địa phương, thể hiện tốt vị trí, vai trò của bên trung gian, hòa giải đối với vụ tranh chấp, tạo được sự tin tưởng của các bên đương sự vào sự giải quyết của Tòa án nhân dân.

Ba là, các quy trình, thủ tục, thời hạn và nội dung của hòa giải tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân huyện Định Hóa được tiến hành một cách nghiêm túc, khách quan, minh bạch, công khai theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Tòa án đã đảm bảo được các nguyên tắc hòa giải tranh chấp đất đai, giữa đúng vị trí, vai trò của người trung gian hòa giải, không áp đặt ý chí của mình lên các bên đương sự.

Bốn là, hoạt động hòa giải gắn với hoạt động kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ đã có tác động tích cực đối với thẩm phán Tòa án nhân dân huyện Định Hóa khi giải quyết các vụ tranh chấp đất đai. Thông qua việc chuẩn bị cho việc hòa giải, thẩm phán đã có sự chủ động về thu thập chứng cứ, chủ động về tâm lý trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Nhờ có thủ tục hòa giải, nhất là hòa giải tranh chấp đất đai, thẩm phán có một nhãn quan toàn diện, nhân văn và linh

hoạt trong suốt quá trình giải quyết các tranh chấp đất đai. Đồng thời, hoạt động hòa giải giúp cho thẩm phán luôn giữ được thái độ tích cực, thân thiện trong quá trình tiếp xúc với những vấn đề có mâu thuẫn, căng thẳng chứa đựng trong các tranh chấp đất đai.

Năm là, hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai tại Tòa án được tiến hành kết hợp giữa việc phân tích, giải thích pháp luật thực định với sự động viên, thuyết phục đã tỏ ra rất phù hợp với thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội và truyền thống văn hóa của huyện Định Hóa. Một số phiên hòa giải tranh chấp đất đai trở thành buổi tuyên truyền giáo dục pháp luật với người dân huyện Định Hóa về pháp luật đất đai, là nơi quan hệ tình làng nghĩa xóm, tình cảm cội nguồn, đạo đức truyền thống được khôi phục, gắn kết và tôn vinh.

2.5.3.2. Những hạn chế, khó khăn, bất cập, vướng mắc trong hòa giải tranh chấp đất đai:

* Những hạn chế

Qua xem xét số liệu thụ lý giải quyết các tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân huyện Định Hóa trong 10 năm vừa qua cho thấy còn bộc lộ một số hạn chế sau:

Một là, tỷ lệ giải quyết các vụ án tranh chấp đất đai còn thấp. Trong 10 năm qua, số vụ án tranh chấp đất đai Tòa án nhân dân huyện Định Hóa thụ lý mới mỗi năm không nhiều, tuy nhiên việc giải quyết còn chưa dứt điểm, tiến độ chậm, ảnh hưởng đến chỉ tiêu giải quyết án của Toà án nhân dân huyện Định Hóa. Chỉ có năm 2018 Tòa án quyết xong được 15 vụ, năm 2019 giải quyết được 10 vụ. Các năm còn lại mỗi năm Tòa án chỉ giải quyết xong từ 02 đến 06 vụ, để số án tồn sang năm sau khá lớn. Điển hình là năm 2014 giải quyết xong 03/08 vụ (tỷ lệ 37,5%), năm 2015 giải quyết xong 03/09 (tỷ lệ đạt: 33,3%), năm 2016 giải quyết xong 04/14 vụ (tỷ lệ đạt 28,5%), năm 2017 giải quyết xong 02/18 vụ (tỷ lệ đạt 11,1%). Tuy nhiên, xét trong kỳ thống kê 10 năm từ năm 2011 đến năm 2020, Tòa án thụ lý tổng số 68 vụ tranh chấp đất đai, giải quyết xong: 52 vụ, tồn đến cuối kỳ 16 vụ, tỷ lệ giải quyết đạt 76,4%. Số liệu này đã phản ánh thực trạng: nhiều vụ án Tòa án đã để kéo dài qua nhiều năm mới giải quyết xong, ảnh hưởng nhất định đến quyền và lợi của các

đương sự, đồng thời phản ánh việc hòa giải tranh chấp đất đai chưa có tác động tích cực đến các đương sự trong các vụ án này.

Điển hình là vụ tranh chấp đất đai giữa nguyên đơn là ông Đỗ Xuân Thật, sinh năm 1957 và các bị đơn Nguyễn Văn Trọng, sinh năm 1976, Đỗ Thị Chuyên, Sinh năm 1978, cùng có địa chỉ tại xóm Dốc Châu, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Đây là vụ tranh chấp đất đai giữa 02 hộ có đất liền kề, Tòa án nhân dân huyện Định Hóa thụ lý từ ngày 16/7/2014, đến ngày 13/5/2019 thì mới xét xử xong. Vụ án bị tạm đình chỉ nhiều lần để thu thập chứng cứ từ các cơ quan, tổ chức hữu quan và để hòa giải những mâu thuẫn giữa 02 gia đình nhưng không đạt kết quả.

Hai là, số vụ án công hòa giải thành mà Tòa án nhân dân huyện Định Hóa ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự không nhiều. Trong 10 năm qua, Tòa án mới ban hành được 08 quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tranh chấp đất đai (trong đó chỉ có 01 vụ án tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai 2013, 07 vụ còn lại là tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng cho thuê đất hoặc thừa kế quyền sử dụng đất), trong khi đó số vụ xét xử xong là 18 vụ. Kết quả này cũng phản ánh hoạt động hòa giải của một số thẩm phán trong một số vụ án chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Ba là, một số quy định về bắt buộc hòa giải tiền tố tụng đối với tranh chấp đất đai còn bộc lộ bất cập, gây trở ngại cho người dân trong việc thực hiện quyền khởi kiện tại Tòa án và vi phạm quyền tự định đoạt của các đương sự.

* Những bất cập, khó khăn vướng mắc

Quá trình thực hiện việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Tòa án, bên cạnh những hạn chế nêu trên, Tòa án nhân dân huyện Định Hóa còn gặp phải một số điểm còn bất cập, vướng mắc khi áp dụng các quy định của pháp luật:

Một là, về thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải quy định chưa cụ thể, rõ ràng.

Khoản 2 Điều 209 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Trường hợp cần thiết, Thẩm phán yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên

họp… Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì những cơ quan , tổ chức, cá nhân liên quan là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án, họ cũng là đương sự trong vụ án dân sự, nên theo quy định của khoản 1 Điều 209, họ đương nhiên là thành phần tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Cho nên, để áp dụng khoản 2 Điều này thì cần có hướng dẫn cụ thể về “cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan”.

Khoản 3 Điều 209 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Trong vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp.

Như vậy, điều luật chỉ quy định “có đương sự vắng mặt” mà không quy định tối đa số lần đương sự được vắng mặt có lý do chính đáng hoặc đương sự vắng mặt không có lý do chính đáng thì Tòa án xử lý như thế nào. Luật cũng không quy định trường hợp các đương sự đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai tới phiên hòa giải mà vẫn vắng mặt (tương tự như quy định về sự có mặt của các đương sự tại phiên tòa) thì bị coi là hòa giải không thành… Từ đó dẫn đến không ít các trường hợp các đương sự lạm dụng sự vắng mặt để trì hoãn việc giải quyết vụ án.

Thời hạn lấy ý kiến các đương sự vắng mặt và ra quyết định công nhận hòa giải thành của các đương sự cũng chưa được quy định. “Nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp”, trường hợp này chỉ cần một bên đương sự có mặt yêu cầu hoãn hay tất cả các đương sự có mặt yêu cầu thì Thẩm phán mới hoãn phiên hòa giải? Việc hoãn này diễn ra bao nhiêu lần? Có không chế số lần không? Những vấn đề này đều chưa có hướng dẫn.

Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng chưa có hướng dẫn thế nào là “không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt”.

Khoản 3 Điều 209 Bộ luật tố tụng dân sự có áp dụng đối với việc vắng mặt của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hay không, hiện cũng chưa được áp dụng thống nhất.

Hai là, quy định về trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải chưa rõ ràng, cụ thể:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 210 Bộ luật tố tụng dân sự thì trong trường hợp người được Tòa án triệu tập vắng mặt thì Tòa án thông báo kết quả phiên họp cho họ biết, nhưng chưa quy định trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ khi mở phiên họp thì Tòa phải ra thông báo.

Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định hoãn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải khi đương sự vắng mặt, nhưng không quy định trong thời hạn bao lâu thì mở lại và cũng không quy định một vụ án phải hòa giải bao nhiêu lần. Điều này rất cần thiết cho việc hòa giải các tranh chấp đất đai.

Ba là, quy định về ban hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chưa đầy đủ, chưa bao trùm lên được các trường hợp, các tình huống phức tạp xảy ra trên thực tế.

Tại phiên hòa giải đối với vụ án tranh chấp đất đai, thông thường có nhiều mối quan hệ tranh chấp, các đương sự thỏa thuận tự giải quyết một quan hệ tranh chấp, không yêu cầu Tòa án giải quyết và hòa giải thành toàn bộ các yêu cầu khác và các vấn đề phải giải quyết trong vụ án (án phí, chi phí tố tụng…) thì Tòa án phải giải quyết những trường hợp này như thế nào, có ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự hay không? Nếu được thì có ghi trong Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là các đương sự thỏa thuận, tự giải quyết, không yêu cầu Tòa án giải quyết hay không?

Khoản 3 Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định trường hợp các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thỏa thuận này chỉ có giá trị và được thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự

vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản. Như vậy sẽ phát sinh các tình huống cụ thể: Nếu trường hợp phải lấy ý kiến của đương sự vắng mặt thì thời hạn lấy ý kiến các đương sự là bao nhiêu ngày, đương sự không thể hiện ý kiến bằng văn bản thì việc không có ý kiến có được hiểu là đồng ý để ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự hay không? Thời hạn để Tòa án ra quyết định là bao lâu? Hiện chưa có hướng dẫn cụ thể.

Bốn là, chưa có quy định cụ thể về việc có hòa giải lại hay không sau khi giám đốc thẩm hủy án sơ thẩm để giải quyết lại

Theo quy định tại khoản 3 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự, thì một trong những thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm là “Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm”. Như vậy, đối với bản án sơ thẩm bị hủy một phần hoặc toàn bộ để chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án thì Tòa án cấp sơ thẩm phải giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, vấn đề đặt ra là có cần tiến hành hòa giải lại hay không? Đây là vấn đề rất cần quy định rõ.

Thực tế có một số quan điểm cho rằng Tòa án phải tiến hành hòa giải lại, nhất là phải tập trung vào những nội dung, những vấn đề mà cấp phúc thẩm đề cập giải quyết lại. Một quan điểm khác cho rằng: Tòa án không hòa giải lại vì cho rằng tổ chức hòa giải không hiệu quả, khi vụ án kéo dài như vậy thường mâu thuẫn giữa các bên rất trầm trọng và họ không chấp nhận hòa giải với nhau. Do đó, hòa giải chỉ làm kéo dài thời gian, gây tốn kém kinh phí của Nhà nước và các bên. Do vậy, cần có nhận thức thống nhất về vấn đề này.

Năm là, quy định về nguyên tắc tiến hành hòa giải còn chưa đầy đủ, toàn diện. Khoản 2 Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định hòa giải được tiến hành theo nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các đương sự, nội dung thỏa thuận không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Quy định này cần bổ sung thêm nguyên tắc bình đẳng và trung thực. Vì: Trong đời sống xã hội, thỏa thuận về giải quyết tranh chấp trong hòa giải, đặc biệt là trong hòa giải tranh chấp đất đai thì không phải lúc nào cũng được phân định một cách rõ ràng như luật định mà còn có sự nhường nhịn, bao dung, có lý, có tình. Do đó cần có sự bình đẳng.

Mặt khác, sự trung thực trong quá trình hòa giải cũng hết sức cần thiết để bảo đảm mọi thỏa thuận đúng bản chất của tranh chấp, chống sự thông đồng, lừa dối của các đương sự khi thỏa thuận.

Sáu là, quy định về thành phần phiên hòa giải chưa đầy đủ, toàn diện

Thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp,tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, theo quy định tại Điều 209 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 bao gồm: thẩm phán, thư ký phiên tòa, các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Tuy nhiên, khoản 3 Điều 76 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền “tham gia việc hòa giải”. Việc quy định như vậy đã dẫn tới nhiều ý kiến chưa thống nhất liên quan đến phiên hòa giải.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và được tòa án chấp nhận để tham gia tố tụng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hòa giải trong các vụ án tranh chấp đất đai từ thực tiễn xét xử sơ thẩm tại tòa án nhân dân huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)