có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động hòa giải tại Tòa án trong tranh chấp đất đai.
Định Hoá là huyện miền núi, nằm ở phía tây bắc của tỉnh Thái Nguyên, có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn và huyện Phú Lương; Phía tây giáp huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; Phía nam giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương; Phía bắc giáp huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.; huyện lỵ là thị trấn Chợ Chu. Định Hóa cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía tây bắc. Huyện Định Hóa có 23 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Chợ Chu (huyện lỵ) và 22 xã: Bảo Cường, Bảo Linh, Bình Thành, Bình Yên, Bộc Nhiêu, Điềm Mặc, Định Biên, Đồng Thịnh, Kim Phượng, Lam Vỹ, Linh Thông, Phú Đình, Phú Tiến, Phúc Chu, Phượng Tiến, Quy Kỳ, Sơn Phú, Tân Dương, Tân Thịnh, Thanh Định, Trung Hội, Trung Lương.
Địa hình huyện Định Hoá khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núi thấp, đồi cao. Định Hoá có 51.352 ha đất tự nhiên (xếp thứ 2 tỉnh Thái Nguyên về
34.352 ha, đất chuyên dùng: 1.466 ha, đất ở: 1.135 ha. Về cơ cấu sử dụng đất, đất nông nghiệp chiếm 23,55% diện tích tự nhiên của huyện, đất lâm nghiệp chiếm 66,89%, đất chuyên dùng chiếm: 2,85%, đất ở chiếm 2,21%. Đáng chú ý là diện tích đất lâm nghiệp huyện Định Hóa khá lớn, xếp thứ 2 tỉnh Thái Nguyên, chiếm tỷ lệ 18,40 diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh.
Dân số huyện Định Hóa có 26.206 hộ với 89.288 nhân khẩu, trong đó, dân số nông thôn, miền núi chiếm 92,7%. Đồng bào dân tộc thiểu số của huyện chiếm 73,6%, trong đó đa số là người dân tộc Tày: 49.879 người (chiếm gần 50%), dân tộc Sán Chay: 9.160 người, dân tộc Nùng: 3.897 người, dân tộc Dao: 2.295 người. Dân tộc Kinh có 23.589 người (chiếm 26,41%). Số người dân huyện Định Hóa 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết đạt tỷ lệ 97,7%, trong đó, trình độ dưới tiểu học: 6,04%, trình độ tiểu học: 22,14%, trình độ trung học cơ sở: 41,96%, tốt nghiệp trung học phổ thông: 16,3%, tốt nghiệp sơ cấp: 1,61%, trung cấp: 3,63%, cao đẳng: 3,88%, đại học: 5,01%, Thạc sỹ: 0,14%, Tiến sỹ: 0.
Số người trong độ tuổi lao động của huyện Định Hóa là: 55.285 người. Trong đó, số người có việc làm: 47.998 người (chiếm tỷ lệ: 96,84%), số người thất nghiệp: 457 người (chiếm 0,8%), số người không hoạt động kinh tế: 6.135 người (chiếm 11,1%), số người ở nước ngoài: 695 người (chiếm: 1,3%). Lao động trên địa bàn huyện có trình độ kỹ thuật thấp, tỷ lệ người lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 86,53%, có trình độ sơ cấp chiếm 1,61%, trình độ trung cấp chiếm 3,33%, có trình độ cao đẳng chiếm 3,08%, có trình độ đại học chiếm 5,01% và trình độ chuyên môn kỹ thuất sau đại học chiếm 0,14%.
Kinh tế của huyện Định Hóa chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp. Người dân chủ yếu trồng cây lấy gỗ, trồng lúa và một số cây lương thực khác, trồng chè, nuôi trồng thủy sản. Năm 2019, diện tích đất trồng rừng của huyện là 35.898 ha với giá trị sản xuất là 47,44 tỷ đồng, diện tích đất trồng cây lương thực có hạt là 9,734 ha với sản lượng 51.537 tấn, (trong đó, diện tích lúa là 8.780 ha với sản lượng 47.403 tấn), diện tích đất trồng cây chè là 2.647 ha với sản lượng chè búp tươi là 25.775 tấn, đất nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là nuôi cá) với diện tích là 570 ha với sản lượng là 1.110 tấn.
Công nghiệp của huyện Định Hóa không phát triển, số sơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện ít, giá trị sản xuất công nghiệp của huyện năm 2019 chỉ
có 239,2 tỷ đồng. Thương mại, dịch vụ của huyện chưa phát triển với tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2019 là 809,3 tỷ đồng. Các cơ sở kinh doanh trên đia bàn huyện khá ít, năm 2019 toàn huyện có 87 doanh nghiệp và hợp tác xã (trong đó, doanh nghiệp: 81 đơn vị, hợp tác xã: 06 đơn vị) với doanh thu 1.284,4 tỷ đồng, thu hút tạo việc làm cho 1.749 lao động với thu nhập bình quân 5.030.000đ/người/tháng (thấp nhất tỉnh Thái Nguyên). Số cơ sở kinh tế cá thể phi nông lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn huyện năm 2019 là 5.253 đơn vị với 7.878 người, trong đó, tiểu thủ công nghiệp là 1.023 cơ sở, xây dựng là 183 cơ sở, thương nghiệp là 2.787 cơ sở, dịch vụ lưu trú, ăn uống là 597 cơ sở, vận tải kho bãi là 282 cơ sở, dịch vụ khác là 381 cơ sở.
Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, huyện Định Hóa nhận được đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau. Ở bậc học mầm non, huyện có tổng số 24 trường (đều là trường công lập), với 229 lớp, 507 giáo viên, 6240 trẻ. Ở bậc học phổ thông, huyện có tổng cộng 50 trường (trong đó, trường tiểu học: 24, trung học cơ sở: 24 trường, trung học phổ thông: 02 trường) với tổng số 983 giáo viên và 15.448 họ sinh ở các bậc học phổ thông.
Tỷ lệ số lượng nhà ở kiên cố và bán kiên cố trên địa bàn huyện chiếm 81,36%, nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ chiếm 18,64%. Số hộ nghèo trên địa bàn huyện năm 2019 là 2570 hộ, chiếm tỷ lệ 9,70%. Số hộ cận nghèo là: 3226 hộ, chiếm 12,56%. Mật độ dân cư trên địa bàn huyện không đông, các vấn đề về môi trường, vệ sinh, nước sạch... được giải quyết tốt. Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện được đông đảo các lớp nhân dân ủng hộ, đến nay huyện có 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới, mục tiêu phấn đấu của Đảng bộ huyện đến năm 2025 có thêm 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được đảm bảo và giữ vững. Các vụ phạm pháp hình sự xảy ra ít, năm 2020 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện đã khởi tố 57 vụ/84 bị can, chủ yếu là các tội xâm phạm sở hữu và tội phạm ma túy. Tình hình tranh chấp, khiếu kiện trong nhân dân không có chiều hướng gia tăng, tuy nhiên, một số tranh chấp trong nhân dân có chiều hướng đa dạng, phức tạp, nhất là các tranh chấp đất đai. Năm 2020 Tòa án thụ lý 213 vụ án, chủ yếu là tranh chấp dân sự.
Huyện Định Hóa là huyện ATK của tỉnh Thái Nguyên. Trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta, Thái Nguyên được chọn làm an toàn khu Trung ương - Thủ đô kháng chiến của cả nước. Ngày 20/5/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến ATK Định Hóa ở và làm việc tại đồi Khau Tý, xã Điềm Mặc (Định Hóa), sau đó nơi đây và các xã lân cận đều gắn liền với các hoạt động của Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng trong việc chỉ đạo và đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn bằng chiến thắng Điện Biên Phủ. Hiện nay, trên địa bàn huyện Định Hóa có 128 điểm di tích lịch sử cách mạng được xếp hạng, ghi đậm dấu ấn một thời của Chiến khu Việt Bắc anh hùng. Trong quá khứ và trong hiện tại, nhân dân các dân tộc huyện Định Hóa luôn luôn ủng hộ cách mạng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hiện tại, huyện Định Hóa là một huyện khó khăn của tỉnh Thái Nguyên với 18/23 xã, thị trấn thuộc vùng khó khăn theo quyết định 1010/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Kinh tế chủ yếu của huyện là lĩnh vực nông nghiệp. Đất đai của huyện chủ yếu được sử dụng vào mục đích nông nghiệp, gắn liền với các hoạt động trồng rừng và trồng cây lương thực. Mặc dù vậy, Định Hóa là huyện giàu truyền thống cách mạng, người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, người dân trong huyện luôn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và ủng hộ chính quyền các cấp trong mọi hoạt động.
Trong những năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Định Hóa luôn tích cực phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 xác định mục tiêu tổng quát "...tập trung huy động, thu hút các nguồn lực đầu tư để phát triển các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp, dịch vụ, du lịch; đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; ... nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; xây dựng huyện Định Hóa phát triển nhanh, bền vững".
Công tác quản lý nhà nước trong tất cả các lĩnh vực đều được Đảng bộ và chính quyền huyện Định Hóa quan tâm, thực hiện. Trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 đã được Ủy ban nhân dân huyện xây dựng xong, hiện đang đưa ra xin ý kiến nhân dân trên địa bàn huyện theo chỉ đạo, hướng