THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KÊ BIÊN TÀI SẢN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo luật thi hành án dân sự năm 2014 từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 38)

2.1.1. Thực trạng pháp luật về thẩm quyền kê biên tài sản trong thi hànhán dân sự án dân sự

Như đã phân tích ở chương 1, pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam có quy định rõ ràng và khác biệt hơn so với một số nước trên thế giới, đó là Việt Nam có cơ quan thi hành án dân sự riêng biệt, tách khỏi cơ quan tiến hành tố tụng là Tịa án.

Theo đó, khi bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật sẽ được chuyển sang cho cơ quan thi hành án dân sự tiến hành các thủ tục thực hiện việc thi hành án. Khi người được thi hành án có đơn đề nghị thi hành án và hồn thiện tất cả hồ sơ, giấy tờ có liên quan gửi tới cơ quan THADS thì cơ quan THADS sẽ tiếp nhận và phân công CHV tiến hành thụ lý, giải quyết. CHV là người có thẩm quyền cao nhất trong quá trình tiến hành kê biên tài sản.

Sau khi CHV tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để xác minh điều kiện thi hành án của người phải THA, đồng thời đối chiếu với thời hạn tự nguyện THA mà có căn cứ cho rằng đã hết thời hạn THA tự nguyện nhưng người phải THA khơng tự nguyện THA thì chấp hành viên trực tiếp phụ trách hồ sơ vụ án ra quyết định kê biên tài sản.

Quyết định kê biên tài sản là một loại quyết định cưỡng chế thi hành án, chính vì vậy người ký quyết định là CHV cơ quan THADS quy định tại khoản 5 Điêu 20 Luật THADS sửa đổi. Trong trường hợp người trực tiếp tổ chức THA là thủ trường cơ quan THA thì ký quyết định kê biên, xử lý tài sản phải nhân danh CHV chứ khơng phải Thủ trưởng lấy danh nghĩa mình để ký quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo luật thi hành án dân sự năm 2014 từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)