Thực trạng pháp luật về tài sản kê biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo luật thi hành án dân sự năm 2014 từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 48)

2.1.3.1. Kê biên tài sản đối với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ

Việc kê biên tài sản là quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án là một trong những điểm mới của Luật thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung, quy định tại Điều 84. Do đó, khi thực hiện việc kê biên loại tài sản này buộc người phải thi hành án, CHV và những cơ quan liên quan phải tìm hiểu thật kỹ những đặc thù của loại tài sản này. Đây là loại tài sản vơ hình, con người khơng hề cầm nắm được nên rất khó để định giá loại tài sản này. Quyền sở hữu trí tuệ có tính đặc thù cao, hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn chi tiết việc kê biên tài sản đối với loại tài sản này. Do đó, để đảm bảo kê biên được tài sản này thì CHV phải thực hiện theo các quy định chặt chẽ sau:

- Chỉ quyết định kê biên quyền SHTT khi đã xác định được quyền sở hữu trí tuệ đó thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án. Trong trường hợp người phải thi hành án là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyền quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan khác thì quyền sở hữu trí tuệ vẫn bị kê biên để thi hành án. Vì việc chuyển giao đó chỉ là chuyển giao quyền khai thác, cịn chủ sở hữu trên thực tế vẫn là tác giả của quyền SHTT đó. Loại trừ trường hợp quyền SHTT đó được chuyển giao cho cơ quan tổ chức khác trong một thời

gian nhất định để khai thác nhằm đảm bảo mục đích quốc phịng an ninh của nhà nước, xã hội thì khơng được quyền kê biên tài sản đó.

- Về thủ tục kê biên: Khi tiến hành kê biên quyền SHTT, tùy từng đối tượng của quyền SHTT, CHV phải tiến hành thu giữ những giấy tờ liên quan đến quyền SHTT đó như: bằng sáng chế, giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu; văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp; giấy chứng nhận quyền tác giả. Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn chi tiết việc định giá quyền SHTT, vì vậy trên thực tiễn rất ít trường hợp CHV kê biên quyền SHTT.

2.1.3.2. Kê biên tài sản là quyền sử dụng, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm

Như đã phân tích ở trên việc kê biên tài sản là quyền sử dụng đất hay tài sản là các tài sản đảm bảo khác thì người kê biên phải xác minh thơng tin của tài sản cần thi hành, tiến hành gửi các thủ tục cần thiết và sau khi kết thúc việc kê biên tài sản thì tiến hành thơng báo cho cơ quan đăng ký tài sản bảo đảm biết được về tình trạng của tài sản sau khi đã kê biên.

2.1.3.3. Đối với tài sản đang cầm cố, thế chấp

Theo quy định tại Điều 90 Luật thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014, CHV có quyền kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp.

Việc kê biên tài sản này cần phải đảm bảo điều kiện: Người phải thi hành án trên thực tế khơng cịn bất cứ tài sản nào để thi hành án, hoặc có nhưng khơng đủ để thi hành án; đặc biệt giá trị tài sản đảm bảo phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.

Trong vấn đề kê biên tài sản đang cầm cố thế chấp đó, cần xác minh những vấn đề liên quan trực tiếp như việc cầm cố, thế chấp tài sản đó có hợp pháp khơng;

Giá trị của tài sản cầm cố thế chấp có cao hơn giá trị của nghĩa vụ phải thi hành án hay không? Chỉ khi nào xác minh được thực tế người phải thi hành án không cịn tài sản nào khác ngồi tài sản đang cầm cố thế chấp và giá

trị của tài sản đang cầm cố thế chấp phải đảm bảo lớn hơn nghĩa vụ phải thi hành thì mới tiến hành kê biên tài sản. Điều này đảm bảo được quyền lợi cho đương sự, đồng thời tránh việc tốn kém chi phí kê biên tài sản khơng đạt được mục đích.

Khi tiến hành kê biên tài sản, CHV phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, thế chấp và khi xử lý tài sản đó thì CHV phải ưu tiên thanh tốn cho nghĩa vụ được đảm bảo sau khi đã trừ đi chi phí về thi hành án.

Trường hợp xác minh tài sản cầm cố, thế chấp mà tài sản đó giá trị thấp hơn nghĩa vụ phải thi hành thì CHV khơng tiến hành kê biên tài sản đó mà chỉ thơng báo cho người đang cầm cố, thế chấp biết về nghĩa vụ người phải thi hành án đang phải thi hành.

2.1.3.4. Kê biên tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ Theo quy định tại Điều 91 Luật thi hành án dân sự năm 2014 thì CHV có quyền kê biên tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba nắm giữ. Trong trường hợp này, CHV ra quyết định kê biên tài sản đó khi tài sản đó có giá trị tương đương với nghĩa vụ của người phải thi hành án cộng với các chi phí cần thiết để thi hành án. Nếu người đang trực tiếp giữ tài sản không tự nguyện giao nộp tài sản đó thì CHV cưỡng chế buộc họ phải giao tài sản đó.

2.1.3.5. Kê biên vốn góp của người phải thi hành án

Đây là một nội dung rất mới trong Luật THADS sửa đổi bổ sung năm 2014. Mặc dù vấn đề xác định vốn góp khơng phải là dễ tuy nhiên buộc phải xác minh để kê biên đảm bảo quyền lợi cho người được thi hành án.

Điều 92 quy định cụ thể: “Điều 92. Kê biên vốn góp

1. Chấp hành viên yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án có vốn góp cung cấp thơng tin về phần vốn góp của người phải thi hành án để kê biên phần vốn góp đó. Trong trường hợp cần thiết, Chấp hành viên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định phần vốn góp của người phải

thi hành án; trưng cầu tổ chức, cá nhân có chun mơn xác định phần giá trị vốn góp của người phải thi hành án để cưỡng chế thi hành án.

2. Đương sự có quyền u cầu Tịa án xác định phần vốn góp của người phải thi hành án.”

Để xác minh được nội dung trên, CHV có quyền sử dụng những quyền hạn của mình để xác minh phần vốn góp của người phải thi hành án trong tổ chức mà người đó góp vốn thành lập. Trong trường hợp CHV khơng tự mình xác minh được thì có quyền u cầu tổ chức đó cung cấp thơng tin về giá trị vốn góp xác định tỷ lệ góp vốn của người phải thi hành án.

2.1.3.6. Kê biên đối với đồ vật bị khóa, đóng gói

Đối với tài sản là đồ vật bị khóa, đóng gói, thì khi tiến hành kê biên tài sản, trường hợp người phải thi hành án tự nguyện mở khóa đồ vật, mở đóng gói thì CHV để cho họ tự mở. Trường hợp khơng tự nguyện mở thì CHV tiến hành mở đóng gói, mở khóa. Việc mở đó phải được lập thành biên bản,có sự chứng kiến của tất cả mọi người tham gia cùng ký tên.

2.1.3.7. Kê biên tài sản gắn liền với đất

Điều 94 Luật THADS sửa đổi năm 2019 quy định khi kê biên tài sản gắn liền với đất là cơng trình xây dựng thì phải kê biên cả quyền sử dụng đất (QSDĐ). Như vậy, chỉ trừ trường hợp pháp luật hiện hành khơng cho phép kê biên QSDĐ đó ví dụ như đó là đất lấn chiếm, hoặc đất khơng phải của người phải thi hành án thì các trường hợp cịn lại nếu kê biên tài sản gắn liên với đất, CHV có quyền kê biên cả QSDĐ đó.

Một số trường hợp ngoại lệ mà không thể kê biên được đất thì CHV có thể lựa chọn việc kê biên theo hình thức khai thác hoa lợi lợi tức từ tài sản đó. Tuy nhiên việc này gặp phải rủi ro cao ví dụ như sự tăng giảm của lợi tức từ tài sản đó khơng cố định, thời gian thi hành án khơng đảm bảo được quyền cho người được thi hành án.

2.1.3.8. Kê biên tài sản là nhà ở

Khắc phục những bất cập trong quy định tại Luật thi hành án dân sự trước đây, Luật THADS sửa đổi bổ sung năm 2014 đã chỉ rõ tại khoản 1 Điều 95: “1. Việc kê biên nhà ở là nơi ở duy nhất của người phải thi hành án và gia đình chỉ được thực hiện sau khi xác định người đó khơng có các tài sản khác hoặc có nhưng khơng đủ để thi hành án, trừ trường hợp người phải thi hành án đồng ý kê biên nhà ở để thi hành án.”

Ở đây chỉ áp dụng cho trường hợp kê biên nhà ở là nơi ở duy nhất của người phải thi hành án chứ không quy định cho việc kê biên nhà ở của người phải thi hành án. Như vậy nếu người phải thi hành án có nhiều nhà ở khác nhau thì CHV được lựa chọn kê biên một trong những nhà ở đó. CHV phải đánh giá xem nhà nào có giá trị tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án cùng các chi phí phát sinh trong q trình THA. Đây là một điểm vơ cùng tích cực và mới tại pháp luật hiện hành. Từ đó CHV khơng bị vướng vào vịng quay phải cưỡng chế nhiều lần như luật cũ.

Cũng như việc kê biên tài sản gắn liền với đất thì về nguyên tắc chung, CHV phải tiến hành kê biên cả quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở đó.

2.1.3.9. Kê biên tài sản là phương tiện giao thông

Phương tiện giao thông là những tài sản dùng để đi lại, vận chuyển hàng hóa, hành khách, tài sản trong q trình lưu thơng, khi kê biên phương tiện giao thông của người phải THA thì CHV phải yêu cầu người phải thi hành án cung cấp giấy đăng ký phương tiện đó. Nếu người đó khơng chịu giao giấy tờ hoặc kể cả trường hợp mất thì CHV vẫn tiến hành kê biên tài sản và giải thích rõ cho người phải THA được biết về hậu quả của việc gây khó dễ của họ, hướng dẫn cho họ về quyền khiếu nại, quyền khỏi kiện ra TAND các cấp.

Đối với phương tiện giao thông đang được khai thác, sử dụng thì sau khi kê biên, CHV có thể thu giữ hoặc giao cho người phải thi hành án tiếp tục khai thác nhưng tuyệt đối không được sử dụng quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó.

Sau khi kê biên, CHV yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấm để cho phương tiện đó lđược chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, cho thuê và lưu thông hạn chế.

2.1.4.Thực trạng pháp luật về giải tỏa kê biên tài sản

Theo quy định tại khoản 1 Điều 105 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì việc giải tỏa kê biên được hiểu như sau: “1. Việc giải tỏa kê biên tài

sản được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Đương sự thỏa thuận về việc giải tỏa kê biên tài sản mà khơng ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba;

b) Đương sự đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án và các chi phí thi hành án theo quy định của Luật này;

c) Có quyết định của người có thẩm quyền hủy bỏ quyết định kê biên tài sản;”

Như vậy, nếu trong quá trình xử lý tài sản kê biên mà đương sự thỏa thuận được về việc giải tỏa kê biên, mà việc thỏa thuận này không làm ảnh hưởng tới nghĩa vụ của người phải thi hành án đối với việc thực hiện nghĩa vụ của họ, không làm ảnh hưởng tới người được thi hành án thì việc giải tỏa kê biên được áp dụng; Hoặc trong trường hợp người có tài sản kê biên để thi hành án, tuy nhiên người đó đã dùng cách khác để hồn thành nghĩa vụ thi hành án và các chi phí THA phát sinh thì việc giải tỏa kê biên cũng được áp dụng.

Trong những trường hợp nói trên, khi CHV đồng ý cho biệc giải tỏa kê biên thì điều kiện để thực thi được thì CHV phải ra quyết định giải tỏa kê biên, sau khi có quyết định trong thời hạn 05 ngày cơ quan THA phải trả lại tài sản kê biên cho chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo luật thi hành án dân sự năm 2014 từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)