Về phối hợp trong công tác kê biên tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo luật thi hành án dân sự năm 2014 từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 69 - 71)

Như đã biết cơng tác kê biên tài sản là biện pháp có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều cơ quan với nhau nhằm đảm bả hiệu quả công việc tốt nhất. Tuy nhiên do hiện nay sự phối kết hợp này chưa đồng đều, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh việc phối hợp chỉ dừng lại trên giấy tờ, điều đó gây nhiều khó khăn cho cơng tác kê biên tài sản thi hành án.Ví dụ trong cơng tác cưỡng chế kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án, pháp luật hiện nay quy định ngoài cơ quan thi hành án là cơ quan chủ yếu thực hiện nhiệm vụ thi hành án, thì cịn có sự phối hợp với các cơ quan khác như Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban mặt trận tổ quốc, Cơng an, đia chính. Những cơ quan này sẽ giúp việc xác minh điều kiện thi hành án được chính xác; hoặc phối hợp trong cơng tác đảm bảo an ninh trật tự nơi có tài sản thi hành án. Do vậy, nếu sự phối hợp này khơng tốt thì việc kê biên tài sản khơng thể đạt được kết quả cao nhất.

Để đảm bảo phối hợp được tốt thì ngay chính tự các cơ quan phải ý thức được vai trị của mình, tầm quan trọng của chính cơ quan mình đối với việc phối hợp kê biên tài sản thi hành án. Các cơ quan liên quan phải xây dựng quy chế phối hợp với cơ quan thi hành án trong đó nêu rõ vai trị cũng như trách nhiệm của mình, cũng như phải chịu trách nhiệm trong trường hợp không thực hiện đúng yêu cầu phối hợp giữa các bên dẫn đến việc thi hành án gặp nhiều khó khăn, kéo dài tốn kém kinh phí, và khơng đảm bảo quyền lợi cho người được thi hành án.

Một điểm quan trọng nữa đó là yêu cầu phải đảm bảo sự gắn kết giữa hoạt động xét xử và thi hành án dân sự, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức và quy định rõ hơn vai trị, trách nhiệm của Tồ án, Viện kiểm sát và Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động thi hành án dân sự để bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật được thi hành có hiệu quả, thực chất, bền vững.

Hiện nay, pháp luật THADS chưa quy định theo hướng xác định THADS là khâu thực hiện kết quả của hoạt động tư pháp, do đó, có sự tách

rời giữa hoạt động xét xử với hoạt động THADS. Vì thế khơng gắn trách nhiệm, quyền hạn của tòa án, trọng tài thương mại, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đối với việc thi hành các bản án, quyết định của mình, trong đó có trách nhiệm, quyền hạn của tịa án trong cưỡng chế THADS còn hạn chế. Tòa án mới chỉ tham gia phối hợp mà chưa có vai trị cụ thể và quan trọng trong cưỡng chế THADS. Bởi thế, việc xử lý tài sản cưỡng chế THADS là tài sản chung hoặc tài sản có tranh chấp khó thực hiện. Mặc dù, Bộ luật Tố tụng dân sự đã có quy định về việc giải quyết hậu quả của việc thi hành án khi hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm hủy án hoặc sửa án tại các điều từ Điều 344 đến Điều 357.

Tuy nhiên, việc giải quyết những hệ quả, vướng mắc trong trường hợp kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của tòa án hoặc của viện kiểm sát dẫn đến thay đổi nội dung các bản án đã có hiệu lực đang được cưỡng chế thi hành hoặc đã cưỡng chế thi hành xong rất khó khăn, phức tạp.

Bên cạnh việc kiện toàn bộ máy thực hiện kê biên tài sản thi hành án thì một vấn đề quan trọng nữa không thể thiếu là tuyên truyền pháp luật, giải thích pháp luật để người dân hiểu rõ được quy định của pháp luật trong việc thi hành án, cưỡng chế kê biên tài sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án. Nội dung này thể hiện việc phối hợp thực hiện thi hành án ở chỗ khi bản án, quyết định được ban hành đồng nghĩa với việc nó sẽ được thực thi. Nhưng nếu khơng có sự phối hợp để giải thích tuyên truyền, vận động thi hành án thì liệu việc thi hành án có đạt được kết quả nhanh chóng và như mong muốn hay khơng? Việc chỉ rõ cho người dân biết trường hợp tự nguyện thi hành án thì có lợi gì và để xảy ra kê biên cưỡng chế thi hành án thì hậu quả như thế nào.

Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự bảo đảm được quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng đất là nội dung quan trọng; Góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Để hoàn thiện, cần phải tuân thủ những nguyên tắc hiến định về quyền

con người, quyền công dân theo đúng tinh thần của Hiến pháp năm 2013 và các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập, từ đó nhận thức và quán triệt đầy đủ các quy định của Hiến pháp và Công ước về quyền con người trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật thi hành án dân sự tương thích với Hiến pháp 2013 và các cam kết của Việt Nam trong các Công ước về quyền con người mà đã tham gia; bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của công dân trong lĩnh vực thi hành án dân sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo luật thi hành án dân sự năm 2014 từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)